Phân tích tương quan chức năng động từ giới từ của nhóm động từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ngữ pháp hóa các phụ từ đứng sau trung tâm động ngữ (Trang 57 - 61)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

2.2. Khảo sát định lượng hoạt động của nhóm động từ chuyển động có hướng

2.2.3. Phân tích tương quan chức năng động từ giới từ của nhóm động từ

chuyển động có hướng trong các nguồn ngữ liệu được khảo sát

Sau khi phân tích khả năng hoạt động với tư cách là động từ và giới từ của các từ trong nhóm động từ chuyển động có hướng như trên. Tổng hợp lại chúng tôi có được một bản tương quan về mặt định lượng, nói về tần suất xuất hiện của những từ nêu trên với tư cách là động từ và giới từ trong từng nguồn ngữ liệu một. Kết quả được ghi lại cụ thể trong bảng tổng hợp sau:

Chức năng PT KHL TT LS NAN TK BK TLP ALĐ MCT Ra Động từ 14 3 1 15 80 39 15 69 44 Giới từ 4 16 0 1 21 13 18 79 50 Vào Động từ 6 19 1 12 24 17 0 28 22 Giới từ 1 21 0 8 34 3 3 35 7 Lên Động từ 0 10 2 30 18 44 13 70 43 Giới từ 0 12 0 8 7 23 9 37 41 Xuống Động từ 0 3 0 1 5 31 19 34 19 Giới từ 0 12 0 4 14 16 19 33 44 Về Động từ 10 16 19 24 50 43 18 228 155 Giới từ 1 12 4 12 9 13 10 63 20 Lại Động từ 9 2 0 0 10 5 5 41 23 Giới từ 0 13 0 0 3 9 10 19 17 Sang Động từ 1 1 5 10 14 1 0 0 2 Giới từ 0 0 0 0 6 0 0 0 0 Qua Động từ 7 0 31 0 11 20 10 71 20 Giới từ 0 2 5 1 1 8 6 30 23

Nhìn vào bảng số liệu trên đây chúng tôi thấy tình hình phân bố về mặt chức năng đứng trong các cấu trúc khác nhau của nhóm động từ chuyển động có hướng thì đã có sự diễn ra song song nhưng không đồng đều.

Qua số liệu thống kê tổng các nguồn ngữ liệu được khảo sát thì chúng tôi thấy “ra”, “vào”, “lên”, “về”, “lại” và “qua” hoạt động với chức năng động từ mạnh hơn giới từ. Chỉ duy có có “xuống” là ngược lại, chức năng giới từ mạnh hơn động từ. Tỷ lệ chức năng giới từ/ động từ của từng từ như sau: “ra”

(212/280), “vào” (112/129), “lên” (137/230), “về” (144/563), “lại” (71/95), “sang” (6/34), “qua” (76/170) và “xuống” (142/112).

Có thể thấy, trong tổng các nguồn ngữ liệu được khảo sát thì xu thế chung của các từ đều có chức năng động từ mạnh hơn giới từ (trừ “xuống”). Tuy nhiên liệu xu thế này có đúng hoàn toàn với các từ trong nội bộ của từng tác phẩm hay không? Dựa trên bảng thống kê thì chúng ta có thể thấy câu trả lời là “không”. Bởi trong từng nguồn ngữ liệu thì xu thế này lại có sự thay đổi, khi thì năng lực hoạt động của động từ mạnh hơn, khi thì lại yếu hơn và năng lực hoạt động của giới từ cũng tương tự như vậy. Cụ thể xu hướng của từng từ trong mỗi nguồn ngữ liệu như sau:

“Ra” hoạt động với chức năng động từ mạnh hơn chức năng giới từ “ra” (212/280: gấp 1,3 lần). Cụ thể trong các tác phẩm: “Phật thuyết phụ mẫu đại báo ân trọng kinh” (4/14), “Quốc âm thi tập” (0/1), “Lịch sử nước An Nam” (11/15), “Truyện Kiều” (21/80), “Chuyến đi Bắc kỳ năm Ất hợi” (13/39); các tác phẩm còn lại thì chức năng giới từ lại mạnh hơn: “Khóa hư lục” (16/3), “Thầy Lazalo Phiền” (18/15), “Ai làm được” (79/69), “Một chữ tình” (50/44).

“Vào” có chức năng động từ mạnh hơn giới từ (112/129), trong các tác phẩm: “Phật thuyết phụ mẫu đại báo ân trọng kinh” (1/6), “Quốc âm thi tập” (0/1), “Lịch sử nước An Nam” (8/12), “Chuyến đi Bắc kỳ năm Ất hợi” (3/17), “Một chữ tình” (7/22); ở các tác phẩm còn lại thì xu hướng ngược lại, chức năng giới từ mạnh hơn: “Khóa hư lục” (21/19), “Truyện Kiều” (34/24), “Thầy Lazalo Phiền” (3/0), “Ai làm được” (35/28).

Xu thế chức năng động từ lấn át giới từ của “lên” là 137/230, gấp gần 1,5 lần) thể hiện trong các tác phẩm: “Quốc âm thi tập” (0/2), “Lịch sử nước An Nam” (8/30), “Truyện Kiều” (7/18), “Chuyến đi Bắc kỳ năm Ất hợi” (23/44), “Thầy Lazalo Phiền” (9/13), “Ai làm được” (37/70), “Một chữ tình” (41/43). Duy chỉ có trong “Khóa hư lục” thì xu thế ngược lại (12/10).

Ở “lại”, trong tổng nguồn ngữ liệu thì chức năng động từ mạnh hơn chức năng giới từ là 71/95 gấp 1,3 lần. Sự phân bố về 2 chức năng trong các văn bản tương đương nhau: “Phật thuyết phụ mẫu đại báo ân trọng kinh” (0/9), “Ai làm được” (19/41) và “Một chữ tình” (17/23) chức năng động từ mạnh hơn. Còn ở “Khóa hư lục” (13/2), “Truyện Kiều” (13/10), “Chuyến đi Bắc kỳ năm Ất hợi” (9/5) và “Thầy Lazalo Phiền” (10/5) thì chức năng giới từ lại mạnh hơn.

“Qua” cũng có xu thế như “lại”, có chức năng động từ mạnh hơn chức năng giới từ là 76/170 gấp hơn 2 lần. Cụ thể trong các tác phẩm như sau: “Phật thuyết phụ mẫu đại báo ân trọng kinh” (0/7), “Quốc âm thi tập” (5/31), “Truyện Kiều” (1/11), “Chuyến đi Bắc kỳ năm Ất hợi” (8/20), “Thầy Lazalo Phiền” (6/10) và “Ai làm được” (30/71) năng lực hoạt động của động từ mạnh hơn. Còn trong “Khóa hư lục” (2/0), “Lịch sử nước An Nam” (1/0) và “Một chữ tình” (23/20) thì năng lực hoạt động của giới từ mạnh hơn.

“Xuống” có chức năng động từ mạnh hơn giới từ là 142/112 gấp hơn 1 lần, trong các tác phẩm: “Chuyến đi Bắc kỳ năm Ất hợi” (16/31) và “Ai làm được” (33-34). Ở các tác phẩm còn lại thì chức năng giới từ lại mạnh hơn: “Khóa hư lục” (12/3), “Lịch sử nước An Nam” (4/1), “Truyện Kiều” (14/5), “Một chữ tình” (44/19).

“Về” và “sang” là hai từ có xu thế đặc biệt nhất trong nhóm. Trong tổng các nguồn ngữ liệu thì 2 từ này đều có chức năng động từ lất lướt chức năng giới từ. “Về” là 144/563 gấp 4 lần); “Sang” là 6/34 gấp hơn 5 lần. Trong tất cả tác phẩm, năng lực hoạt động của động từ đều mạnh hơn giới từ. “Về” trong “Phật thuyết phụ mẫu đại báo ân trọng kinh” (1/10), “Khóa hư lục” (12/16), “Quốc âm thi tập” (4/19), “Lịch sử nước An Nam” (12/24), “Truyện Kiều” (9/50), “Chuyến đi Bắc kỳ năm Ất hợi” (13/43),

“Thầy Lazalo Phiền” (10/18), “Ai làm được” (63/228), “Một chữ tình” (20/155); “Sang” trong “Phật thuyết phụ mẫu đại báo ân trọng kinh” (0/1), “Khóa hư lục” (0/1), “Quốc âm thi tập” (0/5), “Lịch sử nước An Nam” (0/10), “Truyện Kiều” (6/14), “Chuyến đi Bắc kỳ năm Ất hợi” (0/1), “Một chữ tình” (0/2).

Đến đây có thể kết luận rằng, xu thế chuyển từ động từ sang giới từ là có thật, tuy nhiên xu thế này của các từ trong tổng nguồn ngữ liệu và trong từng nguồn ngữ liệu được khảo sát là không giống nhau. Trong các tác phẩm, khi thì từ có năng lực hoạt động của động từ mạnh hơn, khi thì lại có năng lực hoạt động của giới từ mạnh hơn. Chỉ có “về” và “sang” là hai từ có xu hướng nhất quán trong các tác phẩm, năng lực hoạt động của động từ đều mạnh hơn giới từ. Trong tất cả các từ trong nhóm, “xuống” là từ có xu thế chuyển mạnh nhất và cũng là từ duy nhất có năng lực hoạt động của giới từ mạnh hơn động từ, với tỷ lệ 142/112.

Trên đây là những phân tích sơ lược của chúng tôi. Chúng tôi không đi vào phân tích cụ thể xu hướng không đồng đều vì trong khuôn khổ của luận văn chỉ khảo được một số ít tư liệu, nên chưa dám nói là tất cả. Số liệu trên đây chỉ đủ tin cậy để chúng tôi phác thảo ra một bức tranh định lượng chức năng hoạt động của nhóm động từ chuyển động có hướng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ngữ pháp hóa các phụ từ đứng sau trung tâm động ngữ (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)