Tình hình phát triển nơng nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nà Lữ (Hòa An - Cao Bằng) từ thế kỷ IX đến nửa đầu thế kỷ XIX (Trang 60 - 65)

- Cầu Thơi nằ mở phía Tây Bắc thành Nà Lữ thuộc làng Đền, cầu đƣợc bắc

3.1.2. Tình hình phát triển nơng nghiệp

Nghề nơng lúa nƣớc ở Nà Lữ nói riêng và Cao Bằng nói chung ra đời từ rất sớm. Truyền thuyết “Pú Luông Quân” kể rằng, Sao Cải là thủy tổ của ngƣời Tày, thấy bên bờ suối có thứ cỏ xanh, nhân trắng ăn đƣợc liền đem về cấy xuống bãi bùn. Sau đó, Báo Lng nghĩ ra cách khuấy đất với nƣớc, rồi gieo hạt đó xuống thành mạ, nhổ mạ đem cấy. Những hoạt động đó cịn lƣu lại trong nhiều địa danh của khu vực Hòa An nhƣ Nà Niền, Nà Vài, Nà Mò, Nà Loòng, Vỏ Má, Nà Lữ… Theo GS. Trần Quốc Vƣợng “nghề nông trồng lúa nƣớc ta ra đời ở vùng thung lũng từ Vân Nam – Quý Châu đến Tây Bắc, Việt Bắc, vùng “cái nơi” của các dân tộc nói tiếng Tày - Thái” [34, tr.55].

Nà Lữ là một trong những cánh đồng lớn ở trung tâm Hòa An, lại gần sông Bằng nên rất thuận lợi cho nghề nông lúa nƣớc phát triển. Cƣ dân Nà Lữ từ đời này sang đời khác đã biết khai phá những đám ruộng ven sông Bằng và ven các con suối để cày cấy. Vì thế, diện tích ruộng đất ngày càng mở rộng, nhất là vào thời nhà Mạc đóng đô ở đây. Nhằm giải quyết lƣơng thực cho một đội quân đông đảo trong thời kỳ chiến tranh, nhà Mạc đã không ngừng phát triển kinh tế, nhất là nơng nghiệp. Hiện nay chƣa tìm thấy tài liệu thành văn nói về chính sách phát triển nơng nghiệp của nhà Mạc thời kỳ ở Cao Bằng. Nhƣng qua tài liệu điền dã cho thấy, nhà Mạc khuyến khích khai hoang, mở rộng diện tích canh tác lên tận đỉnh đồi, núi đất, canh tác dựa hồn tồn vào nƣớc mƣa. Hiện nay cịn nhiều dấu tích ruộng lƣu hoang trên núi đất thuộc Hịa An, Ngun Bình (Cao Bằng), Ngân Sơn (Bắc Kạn)… Ở xã Minh Tâm huyện Ngun Bình có khu ruộng bậc thang Nà Gà (xóm Thơm Phát) bị bỏ hoang, ngƣời dân xƣa gọi là “Nà xả keo” (ruộng ngƣời Kinh), có đƣờng dẫn nƣớc từ con suối cạnh đó vào ruộng. Vết tích ruộng nhƣ thế tồn tại nhiều trên các núi đất ở khu vực này, kể cả dọc khu Hoà An sang Thạch An. Các cụ già cho biết, từ hơn một trăm năm nay, ngƣời địa phƣơng không bao giờ canh tác trên những ruộng này vì dân ít, ruộng và rẫy gần nhà nhiều nên họ không cần vỡ ruộng trên sƣờn núi. Điều đó cho phép ta đốn định

66

rằng vào thời điểm nào đó, số lƣợng dân cƣ ở đây tập trung rất đông, buộc họ phải mở rộng cả diện tích canh tác lên các sƣờn núi đất. Đó chỉ có thể là thời nhà Mạc với đội quân hùng hậu từ dƣới xuôi lên. Điều này phù hợp với truyền thuyết về địa danh Khau Khẩu (núi thóc) – một trong tứ trụ của Cao Bằng. Nơi đây có nhiều ruộng bậc thang hiện nay cịn bỏ hoang nhƣng thời Mạc là cánh đồng lúa tƣơi tốt mà dân ví nhƣ kho thóc. Hiện nay ở vùng Bằng Khẩu (Ngân Sơn - Bắc Kạn) cịn có bia đá ghi cơng của những quan lại có thành tích khẩn hoang thời nhà Mạc. Với chính sách ấy, ở Nà Lữ, nhà Mạc cho quân lính và dân cƣ khai khẩn hầu hết ruộng nƣớc ở gần sông Bằng và ven các con suối để cầy cấy, tiêu biểu nhất là Tổng Vùa. Tổng Vùa (cánh đồng Vua), nay thuộc địa phận Bản Giài và xóm Bến Đị, rất rộng, màu mỡ và bằng phẳng. Theo dân địa phƣơng, cánh đồng này đƣợc khai phá từ thời nhà Mạc, sản phẩm làm ra để cung cấp cho hồng cung. Cùng với cơng tác khai hoang, nhà Mạc đã mang theo những kinh nghiệm, kỹ thuật canh tác nông nghiệp của ngƣời Việt ở đồng bằng lên. Vì thế, cƣ dân ở đây đã có lịch canh tác chặt chẽ, biết cách bón phân, chăm sóc lúa và các cây hoa màu khác, mang lại năng suất cao hơn.

Sau nhà Mạc, một bộ phận quan quân nhà Lê – Trịnh định cƣ ở Nà Lữ, tiếp tục khai hoang, phát triển kinh tế nông nghiệp. Về cơ bản, đến thế kỷ XIX, diện tích đất nơng nghiệp của phƣờng Nà Lữ đã ổn định. Theo Ngơ Thì Sĩ, đến thế kỷ XVIII, ruộng đất ở Cao Bằng về cơ bản đã đƣợc khai khẩn hết [16, tr. 177].

Vào thời Lê – Trịnh, khi khảo về các giống cây, Lê Q Đơn khẳng định nƣớc ta đã có hàng trăm loại lúa đƣợc trồng, trong đó có nhiều giống lúa ngon của đồng bào Tày – Nùng thuộc khu vực Đông Bắc nhƣ lúa chiêm hom, lúa Lạo (khẩu lộc mào), lúa cẩm (khẩu cắm), lúa đâu (khẩu đâu), nếp vãi (nua pài) …, nhất là loại lúa nếp hƣơng sản xuất nhiều ở phủ Cao Bằng, “cây lúa trung thƣờng, bông to mà dé thƣa, hạt tròn to, gạo trắng mà thơm dẻo”. “Lúa Mộ sản xuất ở Thái Nguyên, nên trồng ở đồi núi, đốt rẫy lấy tro bón, tháng hai trồng, tháng sáu gặt, cây tốt, bông to, hạt nhỏ, gạo đỏ” [28, tr.424 - 425].

Việc tái hiện tình hình sản xuất nơng nghiệp ở phƣờng Nà Lữ từ thế kỷ XVI – XIX là rất khó khăn vì nguồn tƣ liệu hạn hẹp. Tuy nhiên, bằng những cứ liệu thông qua khảo sát dân tộc học tại địa phƣơng, chúng tơi xin chấm phá vài nét cơ bản về tình hình nơng nghiệp lúc bấy giờ. Cũng giống nhƣ những địa phƣơng khác trong vùng, nông nghiệp của Nà Lữ rất đa dạng, khơng chỉ có cây lúa mà cịn các loại cây hoa màu khác nhƣ ngô, sắn, đỗ và các loại rau.

67

Cây trồng chủ yếu là cây lúa. Ngƣời dân Nà Lữ từ thế kỷ XVI mà chủ yếu là ngƣời Kinh vùng xuôi lên, họ đã mang theo kỹ thuật canh tác tiến bộ kết hợp với kinh nghiệm canh tác của ngƣời địa phƣơng để phát triển sản xuất. Công cụ lao động chủ yếu vẫn là cày, bừa, cuốc, thuổng, mai, dao … Cƣ dân cày ruộng vào tháng 11, 12 âm lịch vì “Nà thây bƣơn lạp, tháp khẩu tắc gàn” (Ruộng cày tháng chạp, thóc gánh gẫy địn). Đây là khoảng thời gian từ vụ mùa sang chiêm nên cày ải rất quan trọng “Nhất cày ải, nhì vãi phân”. Cày ải để đất “nghỉ ngơi”, thực chất là phơi đất khô cho hết mầm bệnh và cỏ, đến khi gặp trời mƣa, đất sẽ tự rã ra, vừa đỡ công làm đất vừa làm cho đất màu mỡ hơn. Công đoạn làm đất rất mất cơng, vì có làm đất kỹ, lúa mới tốt “Nà lai phƣa muối mảo, khẩu lai sác khẩu khao” (Ruộng bừa nhiều lần hạt thóc sẽ chắc, gạo giã nhiều chày thì hạt gạo trắng ngần).

Làm nông nghiệp đƣợc hay mất chủ yếu lệ thuộc vào thời tiết. Vì thế, ngƣời dân thƣờng nhủ: “Ăn lúa sang năm trông trăng rằm tháng tám”. Nếu trăng rằm tháng tám trong và sáng thì năm sau sẽ đƣợc mùa và ngƣợc lại. Ngày xƣa, khi trình độ kỹ thuật cịn hạn chế nên cƣ dân ở Nà Lữ nói riêng và Cao Bằng nói chung chỉ cấy mỗi năm một vụ. Do đó, tính thời vụ trong nơng nghiệp càng quan trọng, đòi hỏi ngƣời nông dân phải tuân thủ hết sức nghiêm ngặt, bởi “Rƣờn cheng gà, nà cheng oằn” (Nhà hơn nhau cái mái, ruộng cấy hơn nhau cái ngày), hay “Slip co lả, bấu táy hả co thua” (Mƣời cây cấy muộn khơng bằng năm cây cấy sớm). Do đó, họ khuyên nhau:

“Mác vầy ốt rù đăng oán hả Mác vầy cắm thăm mạ đăm nà”

Dịch là: Quả dâu da lọt lỗ mũi thì gieo mạ

Quả dâu da thâm nhƣ dái con ngựa thì cấy ruộng

Hoặc: “Tiểu thử bấu đăm nà

Đại thử bấu gà thúa”

Dịch là: Tiểu thử không cấy lúa

Đại thử không gieo đỗ

Ngƣời dân Nà Lữ thƣờng gieo mạ vào tháng 3 và tháng 5 xuống cấy (Bƣơn sam oán chả, bƣơn hả đăm nà). Điều này đƣợc xác nhận lại trong Đồng Khánh dƣ địa chí nhƣ sau: “Nơng vụ tháng 5, 6 xuống cấy, tháng 9, 10 thu hoạch, đại khái cũng nhƣ ở trung châu” [89, tr.657]. Thóc đƣợc chọn làm giống phải là những hạt thóc mẩy, đẹp đƣợc phơi khơ và mang cất riêng. Họ quan niệm rằng:

68

“Tốt giống tốt mã, tốt mạ tốt lúa”. Trƣớc khi gieo mạ, họ thƣờng mang thóc ngâm vào nƣớc cho nảy mầm theo cách pha chế 2 gáo nƣớc sôi và 3 gáo nƣớc lạnh. Ruộng gieo mạ phải là ruộng trũng, đƣợc cày bừa kỹ càng, bón phân cẩn thận. Khi hạt đã nảy mầm, họ chang phẳng ruộng mạ và bắt đầu gieo hạt. Do thời tiết tháng 3 vẫn còn lạnh nên ruộng mạ phải có nƣớc để giữ ấm cho cây. Khi hạt thóc giống đã bén rễ, mọc đƣợc khoảng một đốt ngón tay thì họ tháo nƣớc đi. Cây mạ đƣợc khoảng 30 ngày tuổi thì có thể nhổ mang đi cấy. Công đoạn chăm mạ rất quan trọng bởi “Quai chƣớng chả, gỏa chƣớng nà” (Khôn chăm mạ, dại chăm lúa).

Đồng bào Nà Lữ biết ủ phân súc vật, phân bắc và dùng phân xanh để bón lúa. Cơng đoạn bón phân đƣợc chia làm 2 giai đoạn là bón lót trƣớc khi cấy, bón thúc khi làm cỏ. Vì đất cằn nên phải bón nhiều phân để cây lúa mang lại năng suất cao.

Cùng với việc bón phân, đồng bào còn đúc kết kinh nghiệm thời gian làm cỏ, sục bùn để cây lúa phát triển tốt.

“Rẩy bƣơn nƣng gòa, nà bƣơn nƣng quát”

(Rẫy sau một tháng thì làm cỏ, ruộng sau một tháng thì sục bùn) Là một vùng ven sông, lại có nhiều sơng suối nên nguồn nƣớc tƣới cho nông nghiệp của ngƣời dân Nà Lữ tƣơng đối đầy đủ. Ở Nà Lữ không dùng cọn nƣớc nhƣ các vùng xung quanh mà chủ yếu là đắp phai, đƣa nƣớc vào ruộng “Bƣơn chiêng xa mạy rị, bƣơn nhì xa mạy phai” (Tháng giêng tìm cây rào vƣờn, tháng hai tìm cây để đắp phai). Tuy nhiên, theo các cụ kể lại thì ngày xƣa, nguồn nƣớc tƣới chủ yếu vẫn dựa vào nƣớc trời (nƣớc mƣa).

Ngoài việc canh tác ruộng nƣớc, ngƣời dân Nà Lữ còn tận dụng sƣờn đồi, sƣờn núi để làm rẫy trồng ngô, khoai, đỗ… và trồng cây ăn quả nhƣ quýt, nhãn, hồng, na… Dọc theo bờ sơng Bằng có những bãi bồi, nhân dân tận dụng trồng bông dệt vải.

3.2 Chăn nuôi

Cƣ dân Nà Lữ chăn nuôi nhiều loại gia súc và gia cầm nhƣ trâu, bò, lợn, gà, vịt… để phục vụ cho sản xuất hoặc cải thiện bữa ăn hàng ngày.

Trâu, bị đƣợc đồng bào ni nhiều để cày bừa, kéo xe. Theo kinh nghiệm, trâu để cày bừa phải chọn con có dáng đẹp, chân trƣớc phải cao, đuôi dài vừa

69

phải, sừng to, mập. Để xem con trâu đó ngoan hay nghịch ngợm thì phải dắt cho nó ăn cỏ, nếu thấy nó liếm bảy lần mới nhấc chân là tốt, nếu liếm cỏ ít hơn ba lần đã nhấc chân bƣớc là trâu hƣ, sẽ không chịu cày ruộng. Chọn trâu nái thì phải chú ý đến khốy: “khoảy tốc áng, lảng hồi têm” (nghĩa là con trâu nái có khốy ở xƣơng chậu thì trâu sẽ ln đầy chuồng).

Trâu đƣợc nuôi tƣơng đối đơn giản: ban ngày ngƣời già hoặc trẻ nhỏ lùa trâu đi ăn, chiều tối lại xua về chuồng. Nếu nhƣ ở các vùng khác, đồng bào thƣờng nhốt trâu dƣới gầm sàn nhà thì ở Nà Lữ, đồng bào ở nhà đất nên thƣờng làm chuồng trâu riêng. Vì chăn thả nên ngƣời ta thƣờng buộc vào cổ con trâu đầu đàn một cái mõ để dễ tìm. Trung bình mỗi gia đình cũng có vài ba con.

Lợn là con vật đƣợc nuôi phổ biến trong các gia đình. Đồng bào thƣờng ni giống lợn đen của địa phƣơng, đầy năm trọng lƣợng đạt khoảng 60kg một con. Việc lấy giống và để giống đƣợc tiến hành chủ yếu bằng phƣơng pháp tạp giao trong đàn. Khi mới đẻ, lợn mẹ và lợn con đều đƣợc ăn cháo, sau đó thức ăn tinh giảm dần, chất thô tăng lên. Khi lợn con đƣợc hai tháng tuổi, đồng bào thƣờng mang bán ở chợ phiên. Theo kinh nghiệm, đồng bào thƣờng chọn những con lợn chân cao, to, vai nở, mõm ngắn, to, đi dài, mập, lơng thƣa, da bóng mỡ. Đó là những con hay ăn, chóng lớn. Xƣa kia, cách ni lợn phổ biến của đồng bào là thả rơng, sau đó chuyển dần sang ni nhốt chuồng, vừa để tiện vỗ béo, vừa để khai thác nguồn phân bón. Thức ăn cho lợn rất dễ kiếm, chủ yếu là rau rừng, cây chuối trộn với cám ngô, gạo, hoặc khoai, sắn nấu chín. Lợn đƣợc ni nhiều để dùng trong các nghi lễ phong tục, để bán. Nó trở thành nguồn hàng hóa quan trọng trong mỗi gia đình.

Đồng bào thƣờng ni rất nhiều gà, vịt để có thịt và trứng cải thiện bữa ăn, phục vụ nhu cầu thực phẩm của gia đình mỗi khi có khách, đám cƣới, đám ma, giỗ tết, thăm hỏi ngƣời ốm … đặc biệt là các dịp lễ tết nhƣ mồng 5 tháng 5, rằm tháng 7… Thỉnh thoảng, gà, vịt cũng trở thành nguồn hàng để các gia đình mang bán trong các phiên chợ vùng. Theo phong tục địa phƣơng, ngƣời dân thƣờng nuôi gà sống thiến để phục vụ nghi lễ thờ cúng, để ăn Tết âm lịch, xêu tết bố mẹ… Khi gà trống vừa tập gáy thì bắt đầu thiến và ni thêm khoảng 6 tháng trở lên mới thịt. Gà thiến thƣờng đƣợc nuôi theo kiểu nhốt lồng.

70

Nuôi vịt đã phổ biến ở Nà Lữ từ rất lâu đời. Những gia đình khó khăn, neo đơn cũng ni ít nhất 5 – 10 con vịt để đón tết rằm tháng 7. Theo phong tục địa phƣơng, rằm tháng 7 chỉ ăn thịt vịt, không ăn thịt gà. Họ thƣờng nuôi vịt đàn thả rông quanh vƣờn ao, suối và sông gần nhà.

Ngựa cũng là con vật đƣợc nhân dân trong vùng nuôi nhiều dùng để đi lại và chuyên chở hàng hóa. “Cao Bình sản nhiều ngựa hay, khách buôn thƣờng cƣỡi ngựa hoặc dùng ngựa thồ hàng hóa” [67, tr.430]. Muốn chọn ngựa tốt thì phải chọn con bụng dài, thót bụng, chân dài, cao, tai vểnh, khốy cân đối.

Hầu hết các gia đình ở Nà Lữ đều chú trọng việc nuôi tằm lấy tơ để dệt vải làm màn tơ, váy, áo cho cả gia đình.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nà Lữ (Hòa An - Cao Bằng) từ thế kỷ IX đến nửa đầu thế kỷ XIX (Trang 60 - 65)