Thủ công nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nà Lữ (Hòa An - Cao Bằng) từ thế kỷ IX đến nửa đầu thế kỷ XIX (Trang 66 - 68)

- Cầu Thơi nằ mở phía Tây Bắc thành Nà Lữ thuộc làng Đền, cầu đƣợc bắc

3.4.1 Thủ công nghiệp

Nà Lữ có một số nghề thủ cơng nhằm phục vụ nhu cầu hằng ngày của ngƣời dân nhƣng điển hình nhất là nghề dệt vải, đan lát … Các nghề thủ công này đƣợc ngƣời địa phƣơng coi là nghề phụ, thƣờng tranh thủ làm lúc nông nhàn. Sản xuất chủ yếu mang tính tự cung tự cấp. Do đó, ở Nà Lữ khơng hình thành các làng nghề thủ công giống nhƣ một số làng khác trong vùng.

- Dệt vải:

+ Nghề trồng bông, dệt vải, nhuộm chàm:

Đồng bào thƣờng trồng bông để thu lấy quả. Quả bơng đƣợc bóc núm, mang về phơi nắng rồi tách ra để lấy bông nõn. Sau khi bật bông nõn thành bông tơi xốp, ngƣời ta vê thành từng con rồi kéo thành sợi. Mỗi con sợi đƣợc hồ cứng bằng nƣớc cháo bột gạo để làm sợi dọc. Sau đó ngƣời ta dùng guồng sợi (Cọn lót) tạo sợi thành các con sợi để đƣa vào khung dệt. Con sợi to dùng để mắc sợi dọc, con sợi nhỏ để dệt chỉ ngang. Bộ khung dệt bao gồm thoi dệt, ống chỉ, lƣợc ném sợi, cần tách sợi, trục cuộn và thả sợi. Khi dệt trƣớc hết dùng khung thả chỉ giăng sợi thành thảm sợi và dàn đều trên khung dệt. Ngƣời thợ dệt ngồi thẳng trên ghế, buộc vào lƣng một cái đai nối với thành tre quấn vải đã dệt vào bụng làm căng mặt vải, rồi dùng chân phải điều khiển đầu dây nối cần sợi để tách sợi ra, đƣa go vào dập cho xít sợi, rồi lại dùng lƣợc ném tiếp, khi thả chân mặt vải chùng các tách sợi trƣợt về phía trên để trở về phía ban đầu.

Sau khi có vải mộc, đồng bào mang nhuộm chàm. Khi chàm đƣợc thu hoạch, ngƣời ta cắt cành lá chàm về ngâm vào thùng gỗ lớn. Sau 2 ngày đêm thì vớt xác cành lá ra và cho nƣớc vôi trong vào ngâm thêm 1 ngày đêm nữa. Cao chàm sẽ lắng xuống đáy, họ chắt nƣớc đi, đem cao chàm phơi khô làm thuốc nhuộm. Thuốc nhuộm đƣợc pha với nƣớc theo tỷ lệ 1:3. Để màu chàm đẹp ngƣời ta thƣờng lấy lá cây sâm trâu “nhả roong” nấu sôi để nguội, khuấy với thuốc

72

nhuộm cho đều rồi cho thêm 1 chén rƣợu vào ủ. Mỗi ngày khuấy từ 2 -3 lần thật đều tay cho đến khi thấy nƣớc có màu vàng và mùi thơm thì cho vải vào ngâm. Tùy theo nhu cầu của từng gia đình mà có thể ngâm vải trong 3 nƣớc, 5 nƣớc hay nhiều hơn nữa để có màu chàm đậm hơn. Vải càng ngâm lâu qua nhiều nƣớc nhuộm càng đẹp. Sau khi ngâm xong, họ mang phơi khô rồi dùng để cắt quần áo, làm chăn…

+ Nghề trồng dâu, nuôi tằm, ƣơm tơ, dệt lụa: Đây là nghề truyền thống của ngƣời Kinh ở vùng xuôi và cũng đƣợc phát triển mạnh ở vùng Tày nhƣng hiện nay đã bị mai một. Ngƣời dân Nà Lữ thƣờng trồng dâu ở vƣờn và các bãi soi dọc sông Bằng. Cứ đến cuối mùa đơng thì cây dâu già đƣợc chặt sát gốc để sang xuân có chồi lá tốt hơn.

Tằm đƣợc nuôi ở những chỗ khơ ráo, thống mát, phải tránh ruồi, muỗi, kiến đốt và cho ăn bằng lá dâu khô. Công việc chăn tằm rất vất vả, luôn phải theo sát nong tằm để đảm bảo thu đƣợc những kén tơ tốt nhất. Trong quá trình chăn tằm, theo tập quán, đồng bào phải kiêng rất nhiều nhƣ ngƣời đang chăn tằm không đƣợc xem ngƣời và vật đẻ, đƣa ma về phải qua vài ngày mới đƣợc vào nong tằm … Khi tằm chuẩn bị lột da kéo kén thì khơng đƣợc ăn khoai nƣớc, măng, hành, củ kiệu … Họ tin rằng nếu khơng tn theo kiêng cữ thì tằm sẽ bị hỏng.

Sau khi tằm làm kén đƣợc 2-3 ngày, ngƣời ta lấy để kéo tơ. Để chuẩn bị kéo tơ, họ thƣờng chuẩn bị một nồi nƣớc sôi, một cột tre nhỏ buộc bên cạnh nồi nƣớc rồi buộc vào cột tre đó một thanh tre nhỏ bằng cái đũa nằm ngang miệng nồi để làm trục. Một ống trúc nhỏ đƣợc lồng vào trục quay để thu sợi tơ. Sau khi chuẩn bị xong, ngƣời ta thả 15 – 20 kén vào nồi nƣớc sơi, sau đó tay phải dùng đũa quấy, tay trái kéo từng sợi tơ quấn quanh ống trúc. Nồi nƣớc phải ln sơi thì tơ kéo đƣợc mới có màu vàng ƣơm. Cứ kéo đƣợc 1 nén tơ, họ lại gói vào lá chuối rồi dùng cối đá ép cho hết nƣớc rồi mang phơi chỗ râm mát. Đến khi tơ khô, họ mang vào kéo thành các con sợi dùng để dệt vải.

Tơ thu đƣợc thƣờng có 3 loại: loại ở ngoài vỏ kén sợi thƣờng to và thô, ngƣời dân gọi là “tơ rổm” để dệt vải sồi, may quần áo ở nhà, đi làm; loại tơ đẹp ở giữa sợi mảnh, dai dùng để dệt màn, quần áo đẹp đi lễ hội …; lớp tơ nƣớc ở trong cùng có đặc tính dai, khơng ngấm nƣớc đƣợc dùng để đan lƣới đánh cá.

Công việc trồng dâu, nuôi tằm, ƣơm tơ, dệt lụa là công việc của phụ nữ. họ tranh thủ làm vào buổi nông nhàn nên hầu nhƣ ở Nà Lữ khơng có thợ chuyên nghiệp.

73

- Đan lát: là một nghề thủ cơng phổ biến ở hầu hết gia đình. Sau tết đơng chí, đồng bào thƣờng chặt tre, nứa về làm nan gác lên sàn bếp để tránh mọt. Những khi rảnh việc, nhất là vào tháng nông nhàn, họ thƣờng đan những đồ vật dụng trong gia đình nhƣ thúng, sọt, dần, sàng, rổ, bồ, phên… và các dụng cụ để đánh bắt cá nhƣ hom giỏ, giậm, đó … cơng việc đan lát có thể tiến hành quanh năm và đây chỉ là nghề phụ trong gia đình, sản xuất mang tính tự cung tự cấp.

Ngồi ra, ở Nà Lữ còn một vài nghề khác nhƣ làm mộc, làm gạch ngói, đục đá …Nhƣng nhìn chung, thủ cơng nghiệp của đồng bào ở Nà Lữ chƣa tách khỏi nơng nghiệp, nó vẫn đƣợc coi là nghề phụ và làm vào lúc nông nhàn. Sản phẩm làm ra chủ yếu phục vụ nhu cầu của gia đình, hầu nhƣ khơng có tính chất thƣơng phẩm. Do đó, đồng bào vẫn coi nơng nghiệp là nguồn sống chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nà Lữ (Hòa An - Cao Bằng) từ thế kỷ IX đến nửa đầu thế kỷ XIX (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)