Phong tục tập quán

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nà Lữ (Hòa An - Cao Bằng) từ thế kỷ IX đến nửa đầu thế kỷ XIX (Trang 87 - 89)

- Cầu Thơi nằ mở phía Tây Bắc thành Nà Lữ thuộc làng Đền, cầu đƣợc bắc

4.2.3. Phong tục tập quán

Cƣ dân phƣờng Nà Lữ thƣờng có tục kết nghĩa với bốn hình thức chủ yếu là hội ƣớc, hữu ƣớc, bản đạo và hƣơng ƣớc, trong đó “hƣơng ƣớc” từ cổ xƣa đã có cịn ba loại hội ƣớc, hữu ƣớc, bản đạo thì mới xuất hiện vào thế kỷ XIX [36, tr.20]. Các hội này đều lấy việc qua lại giúp nhau trong khi ma chay, cƣới xin làm cơ sở.

Hƣơng ƣớc (ngày nay gọi là hội hiếu) đã xuất hiện từ lâu đời ở Nà Lữ nhƣng không rõ thời gian cụ thể ra sao. Đây là hình thức tổ chức bản làng, kết nạp từ 50 – 70 ngƣời, tục gọi là “phe”. Cơng việc chính của phe là giúp đỡ các gia đình khi có đám hiếu. Phƣờng Nà Lữ có 4 phe, hầu hết các gia đình đều tham gia vào một trong 4 phe đó. Đứng đầu tổ chức này là túm trƣởng. Khi có ngƣời mất, tang chủ đến báo, túm trƣởng có trách nhiệm phân cơng các phe đến giúp đỡ. Tùy theo yêu cầu của tang chủ mà túm trƣởng cử một, hai hay ba, bốn phe đến giúp, thông thƣờng là hai phe. Đến đúng giờ quy định, tất cả hội viên trong phe (mỗi gia đình một ngƣời) phải có mặt tại nhà tang chủ. Khi đến, họ mang theo các thứ nhƣ tranh tre, gỗ, củi đuốc để giúp nhà chủ làm nhà tế, có khi lại là vài cân gạo, rƣợu, một ít tiền … để hỗ trợ tang chủ làm cơm. Khi đã tập trung đông đủ, túm trƣởng sẽ phân thành từng tốp, mỗi tốp đảm nhiệm một công việc cụ thể nhƣ đào huyệt, phát đƣờng, tổ làm nhà táng, tổ nấu bếp, tổ sắp lễ … Đến

93

ngày đƣa đám, toàn phe phải mặc áo mộc trắng, đội khăn trắng đứng trƣớc linh cữu để làm lễ tế của hàng phe. Chủ tế gõ 3 tiếng trống, tất cả mọi ngƣời phải hơ “Dạ”, sau đó làm lễ dâng hƣơng, trà, rƣợu rồi giúp gia đình khênh quan tài đi chơn.

Trong tồn phƣờng có một hội tế do các phe bầu ra khoảng 8 -12 ngƣời. Đó là những ngƣời giỏi thơ văn, chữ nghĩa. Đứng đầu hội tế là Tƣ văn. Hội này phụ trách những công việc liên quan đến cúng tế nhƣ viết sớ, thổi kèn, đánh trống,... Trong đám tang, hội tế của phƣờng phụ trách văn cúng tế của ngƣời sống với ngƣời chết, còn thầy Mo, thầy Tào phụ trách những lễ cúng tế liên quan đến việc mời hồn vía ngƣời chết, trừ ma tà … Các gia đình phải góp tiền để mua đồ dùng cho tổ tế lễ.

Phe cũng có quy định rất chặt chẽ nhƣ khi làm giúp không ai đƣợc đến muộn hay vắng mặt, không uống rƣợu say, chửi bậy, đánh nhau, khơng hồn thành công việc. Khi đƣợc báo tin, các gia đình dù bận đến đâu cũng phải cử một ngƣời đi giúp, hoặc đổi công cho nhà khác. Nếu vi phạm tùy theo mức nặng nhẹ mà bị phạt (thƣờng là 5 ống gạo và một chút tiền), mức nặng nhất là bị đuổi ra khỏi hàng phe. Khi đã bị đuổi khỏi phe thì việc trở lại là rất khó khăn, phải nộp phạt tiền và gạo, sung vào quỹ của phe. Phe nào cũng có quỹ riêng, có ruộng riêng của mình mà đến nay vẫn cịn dấu tích nhƣ ruộng phe tam ở gần cầu Vệ. Ruộng này do trƣởng phe làm hoặc cho cấy rẽ thu tô, sung vào quỹ. Các phe thƣờng tổ chức làm lễ họp hàng phe vào cuối năm tại nhà trƣởng phe. Mỗi ngƣời góp một chút gạo tiền cùng với quỹ chung để liên hoan, tổng kết một năm làm việc, bầu trƣởng phe mới và thông qua hƣơng ƣớc. Song, hƣơng ƣớc ở đây chỉ đƣợc quy định bằng miệng.

Tổ chức “Hữu ƣớc” thƣờng kết nạp khoảng vài chục ngƣời, tục gọi là “họ bạn”. Mỗi họ bạn có khoảng 15 -30 gia đình, tự đặt ra quy định về việc giúp đỡ khi có việc hơn nhân, mừng thọ, nhà mới, việc tang… Thông thƣờng, họ giúp đỡ nhau về vật chất nhƣ rƣợu, gạo, thịt và giúp làm cỗ. Các tổ chức “bản đạo” và “hội ƣớc” cũng tƣơng tự nhƣ thế. Mức vật chất đóng góp để giúp đỡ là tùy theo từng hội.

Có thể thấy, các tổ chức hội, phe trong phƣờng Nà Lữ, hay nói cách khác là các hội tƣơng trợ không chỉ đem đến cho đồng bào quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ mà còn là chỗ dựa về tinh thần và vật chất mỗi khi gia đình có cơng việc quan trọng.

94

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nà Lữ (Hòa An - Cao Bằng) từ thế kỷ IX đến nửa đầu thế kỷ XIX (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)