Tần số tuyên truyền về các ngành học, bậc học Hình 1: Tần số tuyên truyền về các ngành học, bậc học

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao chất lượng chương trình phát thanh Giáo dục và đào tạo trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam (2005-2006) (Trang 36 - 38)

Hình 1: Tần số tuyên truyền về các ngành học, bậc học 0 5 10 15 20 25 30 35 Mầm non THCS THPT ĐH S a u Đ H CĐ TH C N Dạ y nghề - Mầm non: 17% - Trung học cơ sở: 33% - Trung học phổ thông: 18% - Đại học: 31% - Sau Đại học: 0,3% - Cao đẳng: 0,5%

- Trung học chuyên nghiệp: 0,1% - Dạy nghề: 0,1%

Có thể thấy, tần số tuyên truyền về các ngành học, bậc học trên chương trình phát thanh Giáo dục và đào tạo thời gian qua không đồng đều (mất cân đối). Bậc trung học cơ sở và bậc đại học được chú ý tuyên truyền

nhiều hơn cả (33% và 31%). Trong khi đó, ở các bậc học, ngành học khác thì tỷ lệ này lại quá thấp (chỉ khoảng vài %). Điều này cũng là do chương trình ln đặt mục tiêu: hướng vào nhóm đối tượng thính giả chính của chương trình- đó là các bậc phụ huynh, các thày cô giáo, các em học sinh... Như đã trình bày ở trên, những vấn đề liên quan đến thi cử, tuyển sinh... (nhất là ở bậc đại học) luôn phức tạp, rắc rối... chính vì vậy các bài viết tuyên truyền về nội dung này thường xuyên thu hút được sự quan tâm, theo dõi của đông đảo bạn nghe đài trong cả nước (nhất là những thính giả thuộc khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số...). Với bậc trung học cơ sở cũng vậy, những vấn đề phức tạp về chương trình học, sách giáo khoa... đã khiến cho lượng thính giả thuộc nhóm đối tượng này tăng lên đáng kể. Và cũng chính vì lý do đó mà tần số tun truyền về 2 bậc học này trên chương trình Giáo dục và đào tạo thời gian qua chiếm một tỷ lệ khá lớn...

Tuy nhiên, nói như thế cũng khơng có nghĩa rằng đây đã là một tỷ lệ hồn tồn hợp lý. Vì trên thực tế, ở những bậc học khác (như mầm non, trung học phổ thông...) cũng nổi cộm với hàng loạt những vấn đề cần được tuyên truyền. Rồi sau đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề- đặc biệt là trung học chuyên nghiệp và dạy nghề... Tỷ lệ tun truyền q ít như vậy (chỉ có khoảng 1%), phải chăng là do xã hội chưa thực sự coi trọng tới 2 bậc học này? Rõ ràng, những người làm chương trình dường như đã khơng mấy quan tâm đến những nội dung này, mặc dù nhu cầu tiếp nhận thông tin của thính giả khơng phải là khơng có (điều này được thể hiện thơng qua lượng thư từ của thính giả gửi về chương trình thời gian qua).

Sự mất cân đối này có lẽ cũng là điều mà những người làm chương trình cần phải lưu ý, vì nếu khơng, tự bản thân chương trình sẽ dần mất đi những thính giả của mình- nếu như các thính giả cảm thấy mình khơng được tiếp nhận thơng tin một cách đầy đủ, đa dạng, đa chiều; và nhất là khi họ

cảm thấy mình là người ngồi cuộc- khi mà chương trình chỉ nhắm đến một số đối tượng nhất định nào đó...

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao chất lượng chương trình phát thanh Giáo dục và đào tạo trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam (2005-2006) (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)