MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CHƢƠNG TRÌNH
3.2.3. Cải tiến về công tác tổ chức quản lý nhân sự, đào tạo đội ngũ phóng viên, biên tập viên
người yêu nghề, tâm huyết với nghề, khơng ngại khó, ngại khổ. Có như vậy mới có thể đem đến cho thính giả những tác phẩm báo chí Phát thanh hồn thiện, tạo cảm giác phấn khởi, hứng thú đối với người nghe...
Với phát thanh, lời nói phải đi kèm với âm thanh, chính vì vậy mà tiếng động ln được xem là yếu tố cực kỳ quan trọng (khơng kém gì nội dung bài viết). Bài viết hay, người đọc tốt, nhưng tiếng động (băng) trong chương trình cũng phải đạt chất lượng thì đó mới được coi là một tác phẩm báo chí phát thanh hồn chỉnh. Phải cố gắng làm sao để băng tiếng động không bị xấu, bị rè, bị lệch tông (nhất là khi đặt bên cạnh giọng đọc trong trẻo của phóng viên khi đọc trong phịng thu). Nếu như giọng phóng viên đọc bài quá trong, mà băng ghi âm tiếng nói của nhân vật trong bài viết (hoặc băng phỏng vấn, phát biểu...) lại quá xấu thì nghe sẽ rất phản cảm, người nghe có cảm giác như bài viết khơng thật, thiếu sự gần gũi, thân thiết cần phải có giữa thính giả với chương trình và ngược lại...
Một vấn đề nữa cũng hết sức quan trọng, đó là mỗi phóng viên, biên tập viên đều phải cố gắng tạo được cho mình một phong cách riêng. Điều này vừa mang ý nghĩa về khía cạnh báo chí nói chung, vừa có giá trị thực tế... Chính điều này sẽ góp phần tạo ra sự đa dạng, phong phú cho chương trình, có tác dụng làm giảm sự nhàm chán, tẻ nhạt của chương trình trong quan niệm, suy nghĩ của người nghe...
3.2.3. Cải tiến về công tác tổ chức quản lý nhân sự, đào tạo đội ngũ phóng viên, biên tập viên phóng viên, biên tập viên
Hiện nay, hầu hết các Ban biên tập đều được tăng sóng, tăng chương trình phát thanh... Có thể nói đây là một chủ trương đúng đắn của Lãnh đạo Đài Tiếng nói Việt Nam- nhằm đáp ứng nhu cầu cập nhật thông tin ngày
càng cao của đông đảo bạn nghe đài. Hơn thế nữa, có thêm chương trình, thêm giờ phát sóng cũng là một trong những tiêu chí để đánh giá sự lớn mạnh của Đài. Tuy nhiên, cũng cần phải cân đối giữa yêu cầu và điều kiện, khả năng thực hiện; giữa số lượng và chất lượng... Nhưng thực tế hiện nay ở Đài Tiếng nói Việt Nam, q trình triển khai lại chưa được tiến hành một cách đồng bộ, các điều kiện cần thiết (về con người, kỹ thuật...) hầu như khơng có sự thay đổi. Hầu hết các Phịng đều rơi vào tình trạng thiếu nhân lực (và tất nhiên Phịng Giáo dục đào tạo cũng khơng nằm ngồi tình trạng chung đó)...
Đây được xem là một khó khăn lớn cho các Ban biên tập và cho từng chương trình phát thanh trong quá trình đổi mới, nâng cao chất lượng các chương trình phát sóng (kể cả về nội dung cũng như hình thức). Cụ thể, với chương trình Phát thanh Giáo dục và đào tạo (được thành lập từ năm 1996- tức là cách đây đã 10 năm) nhưng thường xuyên chỉ có 3 phóng viên (trong đó có 1 người là cán bộ quản lý Phịng). Nói như vậy để thấy rằng, tình hình tổ chức nhân sự của Phịng hiện giờ là rất thiếu, mỗi người đều phải đảm nhiệm từ 2 đến 3 chương trình phát thanh trong một tuần (15 phút/chương trình). Theo ý kiến của cá nhân người viết, thì với một khối lượng cơng việc như vậy, phải có ít nhất là 6 người cho chương trình (trong đó 1 hoặc 2 người vừa làm cán bộ quản lý vừa tham gia trực tiếp vào những vấn đề quan trọng của Phịng). Có như vậy các phóng viên mới có điều kiện để đầu tư cho chương trình do mình đảm nhiệm, từ đó xây dựng phong cách cá nhân, tạo dấu ấn đối với người nghe...
Bên cạnh đó, việc xây dựng và phát huy hiệu quả đội ngũ cộng tác
viên cũng là một việc làm hết sức cần thiết. Bởi nếu làm tốt việc này, thì sẽ
lợi dụng được nhân lực và chất xám của người khác vào mục đích của chương trình. Hiện nay, cộng tác viên chương trình chỉ gồm một vài người quen thuộc ngoài cơ quan; một số khác là phóng viên báo bạn, phóng viên
các cơ quan thường trú khu vực (thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam)... Các cộng tác viên này thường cộng tác với chương trình ở mấy dạng như: mối quan hệ thân tình sẵn có; phóng viên chương trình tự tìm đến đặt bài hoặc phỏng vấn, thu ý kiến; cũng có khi là do những thính giả vì bức xúc, muốn tham gia diễn đàn mà tự tìm đến chương trình với mong muốn là được bộc lộ quan điểm, chính kiến của mình... Chính vì thế, lượng tin, bài của cộng tác viên không phải lúc nào cũng dồi dào, đã thế nhiều khi có rồi nhưng lại khơng sử dụng được (vì chất lượng thấp, trùng lặp, nội dung khơng đúng với mục đích, u cầu của chương trình...).
Có một vấn đề khơng thể khơng nhắc đến- đó chính là quy chế quản lý tin, bài của các phóng viên thuộc các cơ quan thường trú của Đài Tiếng nói Việt Nam. Hiện nay, mối quan hệ giữa các cơ quan này với các Ban biên tập (trong đó có Ban biên tập Văn hố xã hội) là khơng rõ ràng và thiếu tính khoa học, nên đã xảy ra tình trạng khi có những sự kiện gì đó (thuộc lĩnh vực Giáo dục và đào tạo) thì hầu hết tin, bài của các cơ quan thường trú đều đổ dồn về Ban Thời sự (nhiều khi sử dụng không hết, phải bỏ đi), trong khi như chương trình Giáo dục và đào tạo rất cần tiếng nói từ cơ sở thì lại khơng có. (Hầu hết các cơ quan thường trú đều có quan niệm là họ chỉ có trách nhiệm cung cấp tin, bài cho Ban biên tập Thời sự mà thôi)...
Cải tiến công tác cộng tác viên trước hết phải bắt đầu từ nhu cầu nâng cao chất lượng chương trình. Những người làm chương trình cần phải coi việc sử dụng tin, bài cộng tác viên như là một cách khai thác chất xám và đa dạng hố các chương trình phát thanh. Kế đó là xây dựng đội ngũ cộng
tác “ruột” am hiểu và tâm huyết với sự nghiệp Giáo dục- đào tạo... (Phóng viên các cơ quan thường trú, phóng viên chuyên theo dõi mảng giáo dục- đào tạo của báo bạn, các nhà nghiên cứu giáo dục- đào tạo, các cán bộ hiện đang công tác trong ngành, những người hiểu biết và tâm huyết với với sự nghiệp giáo dục đào tạo nước nhà...). Muốn vậy, cần phải có chế độ ưu đãi
nhất định với đối tượng này, ràng buộc họ bằng cơ chế tài chính- trách nhiệm. Có kế hoạch đặt bài theo yêu cầu của chương trình, sử dụng một
cách hợp lý và hiệu quả những tin, bài đó...
Một vấn đến nữa cũng cần được những người làm công tác quản lý quan tâm, cải tiến- đó là việc đào tạo và đào tạo lại đội ngũ phóng viên, biên tập viên. (Vừa có nghiệp vụ báo chí, vừa phải am hiểu về lĩnh vực
khoa học giáo dục và phải có nền tảng văn hố vững chắc, có trình độ chính trị nhất định...).
Hiện nay, các phóng viên, biên tập viên của chương trình phát thanh Giáo dục và đào tạo đều có trình độ từ Đại học trở lên, tuy nhiên, được đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau, và ở những thời điểm khác nhau. Phần lớn các phóng viên đều là “làm lâu- quen việc”. Tất nhiên để có thể quen được việc và đáp ứng được yêu cầu tuyên truyền đối với lĩnh vực hết sức nhạy cảm này, các phóng viên đều phải tự học, tự nghiên cứu để từng bước nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, nhất là sự am hiểu về giáo dục- đào tạo của nước ta cũng như các nước trong khu vực và trên thế giới. Song sẽ thật khiếm khuyết và thiếu sót nếu những người làm công tác quản lý, lãnh đạo không quan tâm, tạo điều kiện tốt hơn cho họ được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ báo chí, chính trị, ngoại ngữ, tin học, khoa học giáo dục... một cách đều đặn và có hệ thống (có thể miễn hoặc hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo). Chẳng hạn như: mở các lớp đào tạo ngắn hạn theo từng thể loại báo chí, do các giảng viên, các nhà báo có kinh nghiệm, hoặc các chuyên gia trong và ngoài nước giảng dạy... Ngoài ra, Đài Tiếng nói Việt Nam cũng có thể phối hợp với Bộ Giáo dục đào tạo thường xuyên mở các lớp tập huấn, cập nhật thông tin, kiến thức cho các phóng viên chun theo dõi mảng này (vì đây là một lĩnh vực vơ cùng nhạy cảm đối với xã hội). Tuy nhiên, về lâu dài, cũng cần chọn lựa các phóng viên (những người chuyên viết về lĩnh vực
này) tham gia các khoá học dài hạn (về báo chí, chính trị...); và nếu có điều kiện thì khuyến khích họ học nâng cao (thạc sỹ, tiến sỹ...).
Để có được đội ngũ phóng viên, biên tập viên vừa có nghiệp vụ báo chí, vừa am hiểu lĩnh vực khoa học giáo dục, có nền tảng văn hố vững chắc, có trình độ chính trị nhất định... như đã nói ở trên, thì cần phải chú ý
tăng cường hơn nữa mối quan hệ giữa Đài Tiếng nói Việt Nam với ngành Giáo dục đào tạo. Lẽ dĩ nhiên, chương trình phát thanh Giáo dục và đào tạo
không thể tách rời, độc lập với hệ thống giáo dục quốc dân (mà ở đây cơ quan chủ quản của nó là Bộ Giáo dục và đào tạo- với chức năng quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này). Tuy nhiên, chương trình Phát thanh Giáo dục và đào tạo lại là một bộ phận của Đài Tiếng nói Việt Nam (cơ quan ngơn luận của Chính phủ) nên nó là một kênh thơng tin riêng về lĩnh vực giáo dục- đào tạo. Đồng thời, đây còn được coi như là một diễn đàn của mọi tầng lớp nhân dân, của tồn xã hội về lĩnh vực này. Vì vậy có thể nói, chương trình phát thanh Giáo dục và đào tạo (mà cao hơn là Ban biên tập Văn hoá xã hội- Đài Tiếng nói Việt Nam) và ngành giáo dục- đào tạo có mối quan hệ hữu cơ, khăng khít. Quan hệ chặt chẽ này trên tinh thần chung là hợp tác nhằm thúc đẩy công cuộc giáo dục đào tạo nước nhà phát triển ngang tầm với thời đại. (Tất nhiên ở đây khơng hề có sự lệ thuộc, mà chỉ là hợp tác- khác hẳn với hệ thống báo chí trực thuộc Bộ Giáo dục và đào tạo như hiện nay)...
Để làm được điều này, địi hỏi cả hai bên: Đài Tiếng nói Việt Nam (mà cụ thể ở đây là chương trình phát thanh Giáo dục và đào tạo) và Bộ Giáo dục đào tạo cùng phải chủ động, cầu thị, hiểu biết và trách nhiệm trong hoạt động hợp tác. Cũng có thể ký Hợp đồng trách nhiệm giữa hai bên nhằm đảm bảo nguồn thơng tin chính xác, kịp thời và có tính định hướng (theo đúng chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước). Cần có cơ chế thích hợp để Bộ Giáo dục và đào tạo có thể tiếp nhận đầy đủ
các thông tin (nhất là những thơng tin phản ánh những mặt thiếu sót, những biểu hiện sai lệch trong ngành) để từ đó tìm ra những giải pháp phù hợp và hiệu quả, thúc đẩy sự nghiệp giáo dục đào tạo phát triển lành mạnh, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước trong thời kỳ đổi mới...