Thể loại Hình 4: Thể loạ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao chất lượng chương trình phát thanh Giáo dục và đào tạo trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam (2005-2006) (Trang 44 - 47)

Hình 4: Thể loại 0 10 20 30 40 50 60 70

- Tin: 2%

- Bài (phóng sự, phản ánh, ghi chép, câu chuyện...): 62% - Phỏng vấn, phát biểu: 33%

- Giao lưu, toạ đàm (trực tiếp, gián tiếp...): 3%

Từ những số liệu thống kê trên cho thấy, đối với chương trình phát thanh Giáo dục và đào tạo, thể loại bài viết (phóng sự, phản ánh, ghi chép, câu chuyện...) ln chiếm ưu thế so với các thể loại khác. Tiếp sau đó là thể loại phỏng vấn (phát biểu), rồi mới đến giao lưu, toạ đàm (chủ yếu là gián tiếp), rồi cuối cùng mới đến tin. Điều này cũng hồn tồn dễ hiểu, bởi đặc thù của chương trình (15 phút/chương trình) bao giờ cũng bố trí một bài viết được coi là “bài đinh” (thường là bài viết của phóng viên chương trình),

cùng với đó là một phỏng vấn (hoặc phát biểu), còn lại tuỳ thuộc vào thời lượng của chương trình mà bố trí từ 1 đến 2 bài viết với dung lượng ít hơn.

33% cho thể loại phỏng vấn, phát biểu... theo tôi là một tỷ lệ hợp lý đối với người nghe- vì đặc thù của phát thanh đó chính là tiếng động. Đối với mỗi một vấn đề (nhất là những vấn đề gây tranh cãi), thì việc tìm cho được một đối tượng thích hợp để thực hiện phỏng vấn sẽ là điều khiến cho người nghe cảm thấy hài lòng. Họ sẽ thấy tin cậy hơn và gần gũi hơn với những gì mà họ đang được nghe trên đài, có cảm giác giống như hai người đang trò chuyện mặt đối mặt với nhau. Và như vậy, chắc chắn người nghe sẽ cảm thấy thích thú và khơng thể bỏ qua... (Tỷ lệ này theo tơi có thể giữ ngun hoặc tăng lên chứ khơng nên giảm).

Riêng đối với thể loại giao lưu, toạ đàm, thường chỉ xuất hiện vào những chương trình cuối tuần (trong chuyên mục: Gặp gỡ và trao đổi- phát

vào chủ nhật). Những chương trình toạ đàm như thế này không nhiều và thường là gián tiếp (do các yếu tố về thời gian, nhân lực, cơ sở vật chất... mà những người làm chương trình khơng có điều kiện để làm trực tiếp- mỗi

năm thường chỉ thực hiện khoảng 1 hoặc 2 buổi giao lưu, toạ đàm trực tiếp). Do vậy có thể nói, tính diễn đàn trong chương trình tuy đã có nhưng tỷ lệ thấp (3%), đặc biệt là tính trực tiếp gần như khơng có. Đây có thể được xem là một trong những hạn chế của chương trình- nhất là trong xu thế phát thanh hiện đại như hiện nay...

Với thể loại tin, con số 2% cũng là điều hồn tồn có thể lý giải được. Bởi chương trình Phát thanh Giáo dục và đào tạo là một chương trình mang tính chất chun đề, do đó thể loại tin tức khơng mấy phù hợp. (Ở Đài Tiếng nói Việt Nam, tin tức hầu như chỉ được sử dụng ở Ban Thời sự là chủ yếu). Nếu có sử dụng ở các chương trình chun đề như Giáo dục và đào tạo thì cũng thường là những tin sâu, tin bình (có tiếng động...)- tuy nhiên rất ít. Trong trường hợp nếu như phóng viên chương trình có được một thơng tin nóng, hay... thì tin đó sẽ được chuyển lên phát ở Hệ Thời sự- chính trị- tổng hợp (trong các bản tin 5 phút). Sau đó, phóng viên sẽ tiếp tục triển khai thông tin bằng các bài viết, hoặc phỏng vấn (phát biểu), toạ đàm... trên chương trình chun đề của mình. Đó chính là lý do mà tại sao chỉ có 2% thuộc thể loại tin tức được sử dụng trong chương trình phát thanh Giáo dục và đào tạo (mặc dù tin luôn được coi là thể loại xung kích, mũi nhọn)...

Có thể nói, mặc dù tỷ lệ giữa các thể loại trong chương trình rất khơng cân đối (bài quá nhiều so với tin...), nhưng điều này là hồn tồn hợp lý và có thể chấp nhận được (vì đây là chương trình mang tính chun đề chứ khơng phải là chương trình thời sự). Tuy nhiên, với tỷ lệ 3% cho thể loại giao lưu, toạ đàm thì cũng cần phải xem lại. Tính diễn đàn (đặc biệt là tính trực tiếp) của chương trình khơng cao sẽ dễ gây nhàm chán đối với thính giả, khơng tạo được sự lôi cuốn để thính giả cùng tham gia vào chương trình, vào vấn đề mà chương trình đang bàn luận đến...

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao chất lượng chương trình phát thanh Giáo dục và đào tạo trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam (2005-2006) (Trang 44 - 47)