MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CHƢƠNG TRÌNH
3.1.1. Về chất lượng đào tạo
Quy mô giáo dục ngày càng được mở rộng. (Số học sinh, sinh viên ở tất cả các ngành học, bậc học... tăng đáng kể). Cụ thể, năm học 2006- 2007, tổng số học sinh, sinh viên trong cả nước là trên 22 triệu. Ở tiểu học, do kết quả thực hiện chủ trương kế hoạch hoá dân số và học sinh đi học đúng độ tuổi, nên quy mơ học sinh tiểu học đang có xu hướng giảm dần và đi vào ổn định, với tỷ lệ trẻ trong độ tuổi phổ cập tiểu học được đến trường là khá cao. Số lượng học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông đều tăng nhanh...
Nhiều loại hình đào tạo được mở rộng, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân (cơng lập, ngồi cơng lập, dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, các trung tâm đào tạo quốc tế...). Hệ thống các trường đại học, cao đẳng cũng phát triển mạnh. Số trường đại học ngồi cơng lập tăng đáng kể, đã mở ra một số trung tâm quốc tế đào tạo đại học, sau đại học... với hình thức liên kết 100% vốn nước ngồi. Từ năm 1996 đến nay, mỗi năm, quy mơ tuyển sinh đại học, cao đẳng đều tăng, nhằm thực hiện mục tiêu nâng tỷ lệ sinh viên trên một vạn dân từ 118 (năm học 1996- 1997) lên 200 (vào năm 2010).
Các cơ sở pháp lý về giáo dục cũng đã từng bước được tăng cường và hồn chỉnh. Quốc hội khố X đã thông qua Luật Giáo dục tại kỳ họp thứ 4 (tháng 12/1998), sau đó đã thơng qua hai Nghị quyết số 40 và 41 về giáo dục tại kỳ họp lần thứ 8 (tháng 12/2000). Cũng trong năm 2000, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 43/2000/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Giáo dục; và Nghị định số 02/2000/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Giáo dục và Bộ Luật lao động về dạy nghề năm 2001... Chính phủ đã ban hành hàng chục văn bản (Nghị định, Nghị quyết, Chỉ thị...) về giáo dục, Bộ Giáo dục và đào tạo cũng đã ban hành hàng trăm văn bản. Đồng thời, các Bộ Lao động Thương binh và xã hội, Bộ Tài chính, Ban Tổ chức- Cán bộ Chính phủ... cũng đã ban hành các văn bản pháp quy theo thẩm quyền nhằm phục vụ phát triển giáo dục. Các địa phương đã tích cực tham gia vào quá trình soạn thảo, chỉ đạo và tổ chức cho cán bộ giáo vieê, học sinh, sinh viên trên địa bàn... học tập, quán triệt và thi hành Luật Giáo dục và các văn bản quy phạm pháp luật, từng bước đưa Luật Giáo dục vào cuộc sống...
Ngành giáo dục và các ngành địa phương cũng đã cố gắng tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật trường học. Việc xây dựng trường chuẩn quốc gia đã có nội dung thiết thực trong việc tăng cường các điều kiện dạy và học, đảm bảo nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Trong những năm gần đây, cùng với việc Nhà nước tăng ngân sách giáo dục, thì điều kiện giáo dục và đời sống giáo viên ở nhiều địa phương cũng đã được cải thiện đáng kể, số lượng- chất lượng giáo viên, giảng viên đều tăng. Việc thực hiện xã hội hoá giáo dục tiếp tục được đẩy mạnh và huy động được sự tham gia ngày càng tích cực của nhân dân, của các tổ chức kinh tế- xã hội. Chương trình kiên cố hố trường lớp (theo Quyết định 159 của Thủ tướng Chính phủ) đã và đang được nhân dân cả nước hưởng ứng tích cực...