Những đề tài cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao chất lượng chương trình phát thanh Giáo dục và đào tạo trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam (2005-2006) (Trang 38 - 39)

Vì là chương trình phát sóng hàng ngày (với thời lượng 15 phút/ngày) nên chương trình phát thanh Giáo dục và đào tạo có điều kiện để đề cập đến nhiều nội dung, đề tài khác nhau của ngành. Ngoài việc tiếp tục nêu những điển hình tiên tiến, gương người tốt việc tốt... chương trình cịn có nhiều bài viết tuyên truyền về những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của ngành, những yêu cầu, kiến nghị, đề xuất do cơ sở giáo dục và cơ sở đào tạo nêu ra trong thực tiễn hoạt động của mình. Chương trình cũng đã có những phát hiện về các vấn đề còn tồn tại trong ngành giáo dục- đào tạo. Chẳng hạn như những bất cập trong việc triển khai thí điểm chương trình phân ban ở bậc trung học phổ thông, vấn đề đào tạo 2 giai đoạn ở bậc đại học, vấn đề cấp phát- sử dụng văn bằng, chứng chỉ, vấn đề dạy thêm học thêm tràn lan, vấn đề thương mại hoá giáo dục, rồi những yếu kém trong quản lý giáo dục, căn bệnh chạy theo thành tích trong giáo dục...

Có thể nói, cùng với chức năng thơng tin, tuyên truyền, phát hiện và biểu dương kịp thời những điển hình giáo dục (tập thể và cá nhân), chương trình cịn phát huy chức năng là diễn đàn của các nhà giáo, các cán bộ quản lý giáo dục và mọi tầng lớp nhân dân trong lĩnh vực này. Từ việc nắm đầy đủ, chính xác các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước (về giáo dục và đào tạo), từ những chuyến công tác thâm nhập cơ sở, lắng nghe tiếng nói từ cơ sở... các phóng viên chương trình đã có những bài viết, những cuộc phỏng vấn, toạ đàm... đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của đông đảo bạn nghe đài.

Chương trình khơng những cố gắng làm tốt nhiệm vụ tuyên truyền, giới thiệu chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, mà cịn

ln theo sát sự vận động và q trình thực hiện các chủ trương, chính sách đó trong cuộc sống, trong thực tiễn giáo dục... Kịp thời động viên những đơn vị, cá nhân làm tốt, góp phần uốn nắn, điều chỉnh những lệch lạc, sai trái trong q trình triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, chương trình cịn là cầu nối, phản ánh những tâm tư, nguyện vọng, những ý kiến của các nhà giáo, các cán bộ quản lý giáo dục cũng như ý kiến của quần chúng nhân dân đối với những vấn đề giáo dục đang đặt ra...

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao chất lượng chương trình phát thanh Giáo dục và đào tạo trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam (2005-2006) (Trang 38 - 39)