Những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người Việt Nam trong thờ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ theo tư tưởng hồ chí minh (qua thực tế tại trường đại học ngoại thương) (Trang 27)

2 .Tình hình nghiên cứu đề tài

7. Kết cấu của luận văn

1.2. Nội dung tƣ tƣởng đạo đức Hồ Chí Minh

1.2.2. Những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người Việt Nam trong thờ

đại mới

Trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, những phẩm chất đạo đức được nêu ra là phù hợp với từng đối tượng; Người nhấn mạnh phẩm chất này hay phẩm chất khác là nhằm đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng trong từng thời kỳ nhất định. Từ đó, Người đã khái quát thành những phẩm chất chung, cơ bản nhất của con người Việt Nam trong thời đại mới. Nói cách khác, đó là những chuẩn mực chung nhất của nền đạo đức mới, đạo đức cách mạng Việt Nam. Sau đây là bốn phẩm chất chung, cơ bản nhất:

1.2.2.1. Trung với nước, hiếu với dân

Trung, hiếu là những khái niệm đã có trong tư tưởng đạo đức truyền thống Việt Nam và phương Đông đã được Hồ Chí Minh sử dụng và đưa vào những nội dung mới.

Trong quan niệm của Nho giáo, trung là trung quân, trung với vua. Cá nhân nào thể hiện tinh thần yêu nước thì phải trung với vua. Trung với vua cũng có nghĩa là trung thành với nước, vì vua với nước là một. Với truyền thống yêu nước sẵn có, dân tộc Việt Nam cũng đã tiếp nhận tư tưởng trung, hiếu của đạo đức Nho giáo một cách có chọn lọc. Trung, hiếu đã trở thành

một phần tài sản của văn hoá dân tộc, góp phần củng cố và xây dựng nền độc lập dân tộc.

Hồ Chí Minh không gạt bỏ từ trung, hiếu đã ăn sâu bám rễ trong con người Việt Nam với ý nghĩa trách nhiệm, bổn phận của người dân, con người. Với khái niệm cũ, Người đưa vào đó một nội dung mới, phản ánh đạo đức cao rộng hơn, không phải chỉ trung với vua và hiếu với cha mẹ mà là: “trung với nước, hiếu với dân”.

Theo Hồ Chí Minh, trung với nước là trung thành với sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Nước ở đây là nước của dân, còn dân lại là chủ đất nước. Bằng việc chuyển khái niệm trung với vua thành trung với nước, Hồ Chí Minh đã loại bỏ công cụ thống trị đắc lực của bọn vua chúa phong kiến. Đây là một sự độc đáo của Hồ Chí Minh trong việc sử dụng khái niệm đạo đức cũ để nói lên đạo đức mới.

Khái niệm hiếu cũng được bắt nguồn từ đạo đức Nho giáo. Theo Nho giáo, chữ hiếu áp dụng trong quan hệ gia đình, theo đó con cái phải tôn kính, thờ phụng cha mẹ, mới là làm tròn đạo hiếu.

Hồ Chí Minh nói: “Đạo đức ngày nay cao rộng hơn, không phải chỉ có hiếu với cha mẹ, mà trung với nước, hiếu với dân” [47, tr.558], “Người kiên quyết cách mạng nhất lại là người đa tình, chí hiếu nhất. Vì sao? Nếu không làm cách mạng thì chẳng những bố mẹ mình mà hàng chục triệu bố mẹ người khác cũng bị đế quốc phong kiến giày vò. Mình không những cứu bố mẹ mình mà còn cứu bố mẹ người khác, bố mẹ của cả nước nữa. Phải hiểu chữ hiếu của cách mạng rộng rãi như vậy” [42, tr.60].

Muốn trung với nước phải hiếu với dân, trung và hiếu gắn bó hữu cơ với nhau. Vì thương dân, thông cảm với nỗi đau mất nước của dân, Hồ Chí Minh đã phải xa những người thân của mình để ra đi tìm đường cứu nước. Điều này nói lên rằng, ngay từ đầu Hồ Chí Minh đã có quan niệm mới về đạo hiếu.

Theo Hồ Chí Minh, hiếu với dân là phải lấy dân làm gốc, phải thực hiện dân chủ cho người dân. Người đã đặt vấn đề: “bao nhiêu quyền hạn đều của dân”, “bao nhiêu lợi ích đều vì dân”, “Đảng, Chính phủ là “đầy tớ” của dân”.

Tuỳ theo từng đối tượng mà Hồ Chí Minh xác định nội dung trung, hiếu cho phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp cách mạng.

Đối với cán bộ, đảng viên, Hồ Chí Minh yêu cầu người đảng viên truớc hết phải có lòng trung thành với Tổ quốc, hết lòng phục vụ nhân dân: “Chính phủ là công bộc của dân, chính phủ bao giờ cũng phải đặt quyền lợi của dân lên trên hết thảy. Việc gì có lợi cho dân thì hết sức làm, việc gì có hại cho dân thì hết sức tránh” [39, tr.22].

Đối với lực lượng quân đội, Hồ Chí Minh cho rằng, “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội” [46, tr.350]. Theo Người, quân đội ta là của nhân dân, bộ đội ta là con em của nhân dân, từ nhân dân mà ra, cho nên phải chiến đấu hy sinh quên mình vì nhân dân. Trung với nước, hiếu với dân đã tạo nên sức mạnh vô địch của quân đội ta nên khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng.

Đối với công an nhân dân, Hồ Chí Minh đã khẳng định : “Phải nâng cao lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, luôn cảnh giác, dũng cảm chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chủ nghĩa xã hội. Tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân” [39, tr.145]. Trong sáu điều dạy công an nhân dân, có hai điều rất quan trọng đó là: “Đối với Chính phủ, phải tuyệt đối trung thành. Với với nhân dân, phải kính trọng lễ phép” [40, tr.406].

Đối với thanh niên, Hồ Chí Minh yêu cầu: Điều gì phải thì làm cho kỳ được, dù là việc nhỏ. Điều gì trái thì hết sức tránh, dù là một điều trái nhỏ. Trong thư gửi thanh niên ngày 2-9-1965, Bác căn dặn: “Phải luôn nâng cao chí khí cách mạng, trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng” [46, tr.504].

Đối với các thầy cô giáo, “Dạy cũng như học, phải chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng … Nếu không có đạo đức cách mạng thì có tài cũng vô dụng. Đạo đức cách mạng là triệt để trung thành với cách mạng, một lòng phục vụ nhân dân” [46, tr.329], “Thầy và trò luôn phải nâng cao tinh thần yêu Tổ quốc, yêu chủ nghĩa xã hội…tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng… sẵn sàng nhận bất cứ nhiệm vụ nào mà mà Đảng và nhân dân giao cho”[47, tr.403].

Như vậy, với luận điểm: trung với nước, hiếu với dân, Hồ Chí Minh đã làm một cuộc cách mạng trên lĩnh vực đạo đức. Người đã gạt bỏ cái cốt lõi nhất trong Nho giáo là lòng trung thành tuyệt đối với ông vua phong kiến. Hồ Chí Minh đã lật ngược triết lý đạo đức Nho giáo như C. Mác đã làm với học thuyết của Hêghen.

1.2.2.2. Yêu thương con người

Kế thừa truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, kết hợp với chủ nghĩa nhân đạo cộng sản, tiếp thu tinh thần nhân văn của nhân loại qua nhiều thế kỷ, cùng với việc thể nghiệm của chính bản thân mình qua hoạt động thực tiễn, Hồ Chí Minh xác định tình yêu thương con người là một trong những phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất.

Tình yêu thương là tình cảm rộng lớn ở Hồ Chí Minh. Tình yêu thương đó trước hết dành cho những người cùng khổ, những người lao động bị áp bức, bóc lột. Tình yêu thương đó đã được thể hiện ở Hồ Chí Minh bằng ham muốn tột bậc là làm cho nước được độc lập, dân được tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Tình yêu thương đó không dừng lại ở trong nước mà Hồ Chí Minh còn dành cho cả những người cùng khổ trên thế giới. Người thông cảm và đau xót trước cảnh nhân dân các nước thuộc địa bị bóc lột và đàn áp dã man. Trong tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”, Hồ Chí Minh đã lên án những tội ác của chủ nghĩa thực dân đối với các nước thuộc địa. Từ đó, Người kêu gọi tất cả những ngưòi cùng khổ trên thế giới đoàn kết lại để chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc.

Tình yêu thương con người, theo Hồ Chí Minh còn phải được thể hiện trong mối quan hệ bạn bè, đồng chí, với mọi ngưòi xung quanh. Nó đòi hỏi phải tôn trọng con người, phải biết nâng con người lên chứ không phải hạ thấp, càng không phải vùi dập con người. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người ở cương vị lãnh đạo, ở bất cứ cấp nào.

Hồ Chí Minh đã từng chỉ rõ: Đối với người cán bộ, đảng viên cần phải có năm điều: nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm. Trong đó chữ nhân được Người đặt lên hàng đầu và được Người giải thích: “Nhân là thật thà yêu thương, hết lòng giúp đỡ đồng chí và đồng bào” [40, tr.251]. Trong Di chúc Người căn dặn Đảng phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau. Đối với cán bộ quân đội Người yêu cầu phải yêu thương các chiến sĩ như anh em ruột thịt.

Suốt cuộc đời mình, Hồ Chí Minh đã dành tình yêu thương cho tất cả mọi người, từ các cụ già đến các cháu nhỏ, từ cán bộ đến công nhân viên, chiến sĩ… Đối với chiến sĩ - những ngưòi hy sinh nhiều nhất cho dân tộc - Người thường dành cho anh em sự chăm lo, săn sóc ân tình, chu đáo nhất. Mùa đông thương anh em chiến sĩ rét mướt ở rừng núi hay bưng biền, Người đem tấm áo lụa của mình được đồng bào tặng, bán đấu giá để lấy tiền mua áo ấm gửi cho các chiến sĩ.

Phụ nữ và trẻ em cũng là một trong những đối tượng mà Người dành những tình cảm thương quý đặc biệt. Trong tác phẩm “Bản án chế độ thực

dân Pháp”, Hồ Chí Minh đã dành một chương để nói về nỗi khổ nhục của

người phụ nữ ở thuộc địa. Đọc lại những dòng mô tả của Nguyễn Ái Quốc mà ta như thấy những giọt nước mắt của Người rơi trên từng trang viết: “Khi bọn thực dân Pháp đến một làng, tất cả dân chúng chạy trốn cả, chỉ còn hai cụ già, một thiếu nữ và một thiếu phụ đang cho đứa con mới đẻ bú và tay dắt một em gái lên tám…những tên khác thay phiên nhau hiếp cô thiếu nữ, người mẹ và đứa con gái nhỏ của bà. Xong chúng vật ngửa cô thiếu nữ ra, trói lại nhét giẻ

vào miệng, rồi một tên cầm lưỡi lê đâm vào bụng cô, chặt ngón tay cô để lấy chiếc nhẫn và cắt đầu cô để lột cái vòng cổ…” [37, tr. 109,110].

Nỗi khổ đau như thế cứ chất chồng, đè nặng lên những người dân lương thiện mà không giấy mực nào kể xiết. Từ sự cảm thông với những nỗi đau ấy, tình yêu thương con người ở Hồ Chí Minh đã biến thành hành động. Người quyết đi tìm một con đường để cứu nước, cứu dân.

Tình yêu thương con người, theo Hồ Chí Minh còn được thể hiện đối với những người có sai lầm, khuyết điểm nhưng đã biết nhận rõ những sai lầm khuyết điểm và cố gắng sửa chữa, kể cả đối với kẻ thù bị thương, bị bắt hoặc đã quy hàng. Chính tình yêu thương đó đã đánh thức những gì tốt đẹp ở trong mỗi con người.

1.2.2.3. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư

Đây là phẩm chất đạo đức gắn liền với hoạt động hàng ngày của con người. Vì vậy, Hồ Chí Minh đã đề cập phẩm chất này nhiều nhất, thường xuyên nhất, từ Đường cách mệnh đến bản Di chúc cuối cùng.

Hồ Chí Minh cho rằng, người cách mạng phải có đạo đức cách mạng đó là cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư. Vì sao lại như vậy? Vì cần, kiệm, liêm, chính là nền tảng của đời sống mới, nền tảng của thi đua ái quốc. Người cho rằng, cần, kiệm, liêm, chính, cũng cần như bốn mùa của trời, bốn phương của đất: “Trời có bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Đất có bốn phương Đông, Tây, Nam, Bắc. Người có bốn đức Cần, Kiệm, Liêm, Chính. Thiếu một mùa thì không thành trời. Thiếu một phương thì không thành đất. Thiếu một đức thì không thành người ” [40, tr.631].

Mỗi chữ cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư đã được Hồ Chí Minh giải thích rất rõ, rất cụ thể, dễ hiểu với mọi người. Theo Hồ Chí Minh, thì:

Cần tức là lao động siêng năng, chăm chỉ, cố gắng dẻo dai. Cần có nghĩa là lao động phải có kế hoạch, sáng tạo, có năng suất cao trong công việc, lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không ỷ lại, không dựa dẫm.

Người viết: “Muốn cho chữ cần có kết quả nhiều hơn thì phải có kế hoạch cho mọi công việc. Nghĩa là phải tính toán cẩn thận, sắp đặt gọn gàng” [40, tr.632] Người cũng cho rằng, lười biếng là kẻ địch của chữ cần.

Kiệm tức là “tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi” [40, tr.636]. Kiệm là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của dân, của nước, của bản thân mình. Người cũng nêu rõ: “tiết kiệm không phải là bủn xỉn. Khi không nên tiêu xài thì một đồng xu cũng không nên tiêu. Khi có việc đáng làm… thì dù bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của, cũng vui lòng. Như thế mới đúng là kiệm” [40, tr.637].

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, cần và kiệm phải đi đôi với nhau: “Cần mà không kiệm,“thì làm chừng nào xào chừng ấy” cũng như một cái thùng không có đáy; đổ nước vào chừng nào, chảy ra hết chừng ấy, không lại hoàn không” [40, tr.636].

Liêm là trong sạch, không tham lam, là “không tham địa vị, không tham tiền tài. Không tham sung sướng, không ham người tâng bốc mình. Vì vậy mà quang minh chính đại, không bao giờ hủ hoá. Chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ” [40, tr.251-253].

Người đã chỉ ra những hành vi trái với chữ liêm như: “cậy quyền thế mà đục khoét dân, ăn của đút, hoặc trộm của công làm của tư…Dìm người giỏi để giữ địa vị và danh tiếng của mình…gặp việc phải mà sự khó nhọc nguy hiểm không dám làm…” [40, tr.460, 461]. Người cũng đã nhắc lại một số ý hay của Khổng Tử, Mạnh Tử: Cụ khổng Tử nói: “người mà không liêm, không bằng súc vật”. Cụ Mạnh Tử nói “Ai cũng tham lợi, thì nước sẽ nguy”

Chính nghĩa là không tà, thẳng thắn, đứng đắn. Đối với mình: không tự

cao tự đại, luôn chịu khó học tập cầu tiến bộ, luôn tự kiểm điểm để phát triển điều hay, sửa đổi điều dở của bản thân. Đối với người: không nịnh hót người trên, không xem khinh người dưới, luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết thật thà, không dối trá, lừa lọc. Đối với việc: để việc công lên trên,

lên trước việc tư, việc nhà. Đã phụ trách việc gì thì làm cho kỳ được. Việc thiện dù nhỏ mấy cũng làm, việc ác dù nhỏ mấy cũng tránh.

Về chí công vô tư, Người nói: “Đem lòng chí công vô tư mà đối với

người, với việc” [40, tr.186], “Khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước… khi hưởng thụ thì mình nên đi sau” [44, tr.172]. Chí công vô tư là không nghĩ đến mình trước, là lòng mình chỉ biết vì Tổ quốc, vì đồng bào.

Chí công vô tư thực chất là tiếp nối cần, kiệm, liêm, chính. Cần, kiệm, liêm, chính sẽ dẫn đến chí công vô tư. Ngược lại đã chí công vô tư một lòng vì nước, vì dân thì nhất định sẽ thực hiện được cần, kiêm, liêm, chính .

Căn cứ vào yêu cầu của thực tiễn và đặc điểm của từng ngành, từng lĩnh vực công tác, các khái niệm cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư được Hồ Chí Minh sử dụng một cách phù hợp.

Đối với người cán bộ, đảng viên, cần, kiệm, liêm, chính là vô cùng cần thiết bởi vì: “Cán bộ muốn cho xứng đáng, phải làm được việc. Muốn làm được việc, thì phải được dân tin, dân phục, dân yêu. Muốn được dân tin, dân phục, dân yêu, cán bộ phải tự mình làm đúng đời sống mới. Nghĩa là phải siêng năng, tiết kiệm, trong sạch, chính đáng” [40, tr.208] .

Đối với những người làm việc ở các công sở, Hồ Chí Minh yêu cầu phải giữ đúng cần, kiêm, liêm, chính. Nếu không dễ biến thành sâu mọt của nhân dân: “Cần - làm việc phải đến đúng giờ, chớ đến trễ, về sớm… Kiệm - giâý bút, vật liệu đều tốn tiền của Chính phủ, tức là của dân, ta cần phải tiết kiệm… Liêm - những người ở các công sở…phải lấy chữ liêm làm đầu…Chính - mình là người làm việc công, phải có công tâm, công đức. Chớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ theo tư tưởng hồ chí minh (qua thực tế tại trường đại học ngoại thương) (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)