2 .Tình hình nghiên cứu đề tài
7. Kết cấu của luận văn
1.2. Nội dung tƣ tƣởng đạo đức Hồ Chí Minh
1.2.3. Những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới
Để xây dựng một nền đạo đức mới, Hồ Chí Minh đã nêu ra những nguyên tắc cơ bản để định hướng cho sự lãnh đạo của Đảng cũng như cho việc rèn luyện của mỗi người. Có ba nguyên tắc chính:
1.2.3.1. Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức
Nói đi đôi với làm, điều này đã được Hồ Chí Minh đề cập ngay trong tác phẩm Đường Kách mệnh khi đề cập tư cách của một người cách mệnh. Đó là: “Nói thì phải làm”. Trong suốt cuộc đời mình, Người đã giáo dục mọi người và chính bản thân Người đã thực hiện điều đó một cách đầy đủ và nghiêm túc nhất. Hơn nữa chúng ta còn thấy Người nói ít nhưng làm nhiều.
Có những vấn đề đạo đức Người làm mà không nói. Phải đi sâu vào hành vi đạo đức của Người chúng ta mới khám phá ra được những tầng bản chất sâu xa của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.
Nói đi đôi với làm có nghĩa là lý luận đi đôi với thực tiễn. Đây cũng là một quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin - nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Hồ Chí Minh cho rằng lý luận mà không có thực tiễn thì chỉ là lý luận suông. Thực tiễn mà không có lý luận là thực tiễn mù quáng. Vì vậy, giữa lý luận và thực tiễn luôn phải thống nhất với nhau.
Đối với mỗi người, lời nói phải đi đôi với việc làm thì mới đem lại hiệu quả thiết thực cho bản thân mình và có tác dụng đối với người khác. Trong các xã hội trước, giai cấp thống trị chỉ nói mà không làm, hoặc nói một đằng làm một nẻo, đó chỉ là thứ đạo đức giả. Nó hoàn toàn xa lạ với đạo đức cách mạng, với nền đạo đức mới mà chúng ta xây dựng. Chúng ta phải phấn đấu để làm sao trong xã hội không còn những kẻ đạo đức giả. Lòng tin của nhân dân đối với Đảng, với chủ nghĩa xã hội một phần phụ thuộc vào vấn đề này.
Nêu gương là một biện pháp có tác dụng rất lớn trong việc giáo dục đạo đức. Theo Hồ Chí Minh, một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền.
Trong gia đình thì đó là tấm gương của bố mẹ đối với con cái, của anh chị đối với những người em. Trong nhà trường thì đó là tấm gương của các thầy cô giáo, đối với học sinh. Trong tổ chức, tập thể, Đảng, Nhà nước là tấm gương của những người phụ trách, lãnh đạo, của cấp trên đối với cấp dưới. Trong xã hội, tấm gương của các thế hệ trước đối với các thế hệ sau là đặc biệt quan trọng. Thế hệ trước có trách nhiệm rất nặng nề đối với thế hệ sau trong việc giáo dưỡng, nhất là giáo dục về đạo đức. Tuy nhiên, cuộc sống không phải bao giờ cũng diễn ra một chiều ảnh hưởng. Do đó, Hồ Chí Minh cũng đã nói đến việc người già có thể học tập người trẻ để không ngừng hoàn thiện bản thân mình.
Đối với cán bộ, đảng viên, Hồ Chí Minh nêu ra một luận điểm quan trọng: “Trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán chữ cộng sản
mà ta được họ yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước” [40, tr.552]. Luận điểm ấy đã khẳng định rất rõ vấn đề nêu gương có tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống đạo đức, nhất là đối với trách nhiệm của cán bộ, đảng viên.
Đối với các thầy cô giáo, Bác nói:. “Trẻ em như cái gương sáng, thấy tốt thì ảnh hưởng tốt, thấy xấu thì ảnh hưởng xấu, cho nên phải chú ý giáo dục về chính trị tư tưởng trước, chính các thầy cô giáo cũng phải tiến bộ về tư tưởng ” [44, tr.492]. Đặc biệt đối với các em nhỏ, tấm gương của các thầy cô giáo là vô cùng quan trọng. Trong bài nói chuyện tại Hội nghị cán bộ phụ trách thiếu nhi, Bác Hồ nói: “Trẻ em hay bắt chước nên thầy giáo, cán bộ phụ trách phải gương mẫu từ lời nói đến việc làm…Dạy các cháu thì nói với các cháu chỉ là một phần, cái chính là phải cho các cháu nhìn thấy, cho nên những tấm gương thực tế là rất quan trọng. Muốn dạy cho trẻ em thành người tốt thì trước hết các cô, các chú phải là người tốt” [44, tr.331].
Ở đâu, ngành nào Hồ Chí Minh cũng yêu cầu mọi người phải gương mẫu. Đối với quân đội, công an Người cũng căn dặn: “Để lãnh đạo quân đội tiến bộ không ngừng, các đồng chí phải trau dồi đạo đức cách mạng…và gương mẫu về mọi mặt” [44, tr.496], “Mỗi cán bộ công an phải cố gắng, gương mẫu trong học tập, trong công tác, gương mẫu về đạo đức cách mạng ”[44, tr.32].
Trong Thư gửi thanh niên, Hồ Chí Minh căn dặn: “Thanh niên phải xung phong làm gương mẫu trong công tác, trong học hỏi, trong tiến bộ, trong đạo đức cách mạng ” [39, tr.101], “Luôn luôn chú ý dìu dắt và giáo dục thiếu niên nhi đồng, làm gương tốt về mọi mặt cho các em noi theo” [46, tr.505].
Trong xã hội, chúng ta phải nêu những tấm gương người tốt, việc tốt. Hồ Chí Minh đã nói: “Từng giọt nước nhỏ thấm vào lòng đất chảy về một hướng mới thành suối, thành sông. Biết bao giọt nước nhỏ hợp lại mới thành biển cả. Một pho tượng hay một lâu đài cũng phải có cái nền rất vững chắc mới đứng vững được. Người ta thường nhìn thấy pho tưọng và lâu đài mà không chú ý đến cái nền. Như thế là chỉ thấy ngọn mà quên mất gốc.
Người tốt, việc tốt nhiều lắm. Ở đâu cũng có, ngành, giới nào, địa phương nào, lứa tuổi nào cũng có” [47, tr.549].
Như vậy tấm gương đạo đức đã được hiểu theo nghĩa rộng. Có những tấm gương chung và riêng, lớn và nhỏ, xa và gần. Một nền đạo đức mới chỉ được xây dựng trên cái nền rộng lớn, vững chắc. Bản thân Hồ Chí Minh, trong suốt cuộc đời, Người đã học tập theo tấm gương đạo đức trong sáng của V.I. Lênin. Cũng như V.I. Lênin, tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh có sức hấp dẫn, cảm hoá vô cùng mạnh mẽ với toàn thể nhân dân Việt Nam chúng ta.
1.2.3.2. Xây đi đôi với chống, phải tạo thành phong trào quần chúng rộng rãi rãi
Muốn xây dựng đạo đức mới, muốn bồi dưõng những phẩm chất đạo đức cách mạng cho hàng triệu, hàng triệu con người thì cùng với việc xây dựng, bồi dưõng những phẩm chất tốt đẹp, nhất thiết phải chống lại những biểu hiện sai trái, xấu xa, trái với những yêu cầu của đạo đức mới, những hiện tượng vẫn gọi là tệ nạn, tiêu cực, thoái hoá biến chất. Trong đời sống hàng ngày, những hiện tượng tốt - xấu, đúng - sai, cái đạo đức và vô đạo đức vẫn thường đan xen nhau, đối chọi nhau thông qua những hành vi của các con người khác nhau. Hơn nữa những hiện tượng ấy còn diễn ra ngay trong chính bản thân mỗi người. Chính vì vậy, việc xây và chống trong lĩnh vực đạo đức hoàn toàn không đơn giản. Xây phải đi đôi với chống, chống nhằm mục đích xây.
Việc xây dựng đạo đức trước hết phải được tiến hành bằng việc giáo dục những phẩm chất, những chuẩn mực đạo đức mới từ trong gia đình đến nhà trường và ngoài xã hội. Những phẩm chất chung nhất, cơ bản nhất lại
phải được cụ thể hoá cho sát hợp với từng giai tầng, từng lớp đối tượng khác nhau. Đó là điều Hồ Chí Minh đã làm trong việc giáo dục đạo đức cho cán bộ, đảng viên, công nhân, nông dân, trí thức, bộ đội, công an, thanh thiếu niên nhi đồng…
Trong khi xây dựng, bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức mới phải đồng thời chống lại cái xấu, cái sai, cái vô đạo đức vẫn thường diễn ra. Điều quan trọng là phải phát hiện sớm, hướng mọi người vào cuộc đấu tranh cho sự trong sạch, lành mạnh về đạo đức. Hơn nữa còn phải thấy trước những gì để đề phòng, ngăn chặn.
Ngay trong thời kỳ 1925-1927, khi bồi dưỡng những lớp cán bộ cách mạng đầu tiên, Hồ Chí Minh đã nhắc nhở mọi người không được hiếu danh, kiêu ngạo, ít lòng ham muốn về vật chất. Chỉ hai tháng sau cách mạng Tháng Tám năm 1945, trong thư gửi nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng, Người đã phát hiện thấy nhiều loại lỗi lầm rất nặng nề của nhiều cán bộ, đảng viên như: trái phép, cậy thế, hủ hoá, tư túng, chia rẽ, kiêu ngạo. Đến tháng 3- 1947, trong thư gửi các đồng chí Bắc bộ, Người đã chỉ ra hàng chục thứ khuyết điểm phải tẩy sạch, đó là: địa phương chủ nghĩa, bè phái, quân phiệt, quan liêu, hách dịch, hẹp hòi, ham chuộng hình thức…Trong tác phẩm “Sửa
đổi lối làm việc”, viết tháng 10-1947 Người lại vạch ra nhiều sai lầm, khuyết
điểm cụ thể hơn như bệnh lười biếng, lười suy nghĩ, bệnh thích người khác tâng bốc, khen ngợi mình, bệnh tham lam, sinh hoạt xa hoa, tiêu xài bừa bãi, buôn lậu, ba hoa nói suông, bênh “cá nhân” với biết bao nhiêu biểu hiện tệ hại. Đến năm 1952, Người đã quy tụ những tệ nạn cần phải chống vào ba loại chính là: tham ô, lãng phí và quan liêu. Người coi đó là những tội ác, là kẻ thù nguy hiểm của nhân dân, là thứ “giặc nội xâm” phá từ trong phá ra. Phải kiên quyết chống lại những tệ nạn đó, vừa bằng giáo dục, vừa bằng xử phạt với mức độ nặng, nhẹ khác nhau.
Đến năm 1958, Người vạch rõ nguồn gốc của mọi thứ tệ nạn, đó là chủ nghĩa cá nhân. Chủ nghĩa cá nhân đẻ ra trăm thứ tệ nạn. Muốn xây dựng đạo
đức, chung quy lại là phải chống cho được chủ nghĩa cá nhân. Một bài báo gần cuối cùng Người để lại là bài: Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch
chủ nghĩa cá nhân được công bố vào ngày 3-2-1969 nhân kỷ niệm lần thứ 39
ngày thành lập Đảng đã mang ý nghĩa xây phải đi đôi với chống, muốn nâng cao đạo đức cách mạng thì phải quét sạch chủ nghĩa cá nhân.
Để xây và chống có kết quả, phải tạo thành phong trào quần chúng rộng rãi. Hồ Chí Minh đã phát động nhiều phong trào như vậy. Đó là năm 1952 phong trào thi đua thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu. Năm 1963 cuộc vận động: “nâng cao ý thức trách nhiệm, tăng cường quản lý kinh tế - tài chính, cải tiến kỹ thuật, chống tham ô - lãng phí - quan liêu”, gọi tắt là cuộc vận động 3 xây, 3 chống. Có phong trào, có cuộc vận động chung cho toàn Đảng, toàn dân, cũng có phong trào, có cuộc vận động riêng cho từng ngành. Qua đó lôi cuốn mọi người vào cuộc đấu tranh nhằm xây gì, chống gì rất cụ thể, rõ ràng. Thực tiễn chứng minh những cuộc vận động đó đã mang lại kết quả rất lớn.
1.2.3.3. Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời
Hồ Chí Minh đã nhiều lần chỉ rõ: mỗi người phải thường xuyên chăm lo tu dưỡng đạo đức như việc rửa mặt hàng ngày, đấy cũng là công việc phải làm kiên trì, bền bỉ suốt đời, không người nào có thể chủ quan, tự mãn. Người thường nhắc lại luận điểm “chính tâm, tu thân ” của Khổng Tử từ đó rút ra ý nghĩa tích cực để vận dụng vào việc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cách mạng của mỗi người. Trong “Nhật ký trong tù”, Người cũng khẳng định điều này. Mặc dù ở trong tù cơm không no, áo không thay… làm cho răng rụng, tóc bạc… nhưng Người vẫn “ Kiên trì và nhẫn nại. Không chịu lùi một phân. Vật chất tuy đau khổ. Không nao núng tinh thần” [38, tr.387].
Vì sao phải tu dưỡng đạo đức suốt đời? Người đưa ra lời khuyên rất dễ hiểu: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong” [44, tr.293]. Do không chú ý
điều này cho nên có người lúc đấu tranh thì hăng hái, trung thành, không sợ nguy hiểm. Song đến khi có ít quyền hạn thì đâm ra kiêu ngạo, xa xỉ, phạm vào tham ô, lãng phí, quan liêu. Từ đó, Người đi đến một kết luận khái quát: “Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân” [37, tr.557,558].
Đó là điều chúng ta vẫn thường thấy trong cuộc sống hàng ngày. Có những người đã phấn đấu gần hết cuộc đời, có nhiều công lao, nhưng cuối đời lại không giữ được tấm lòng trong sáng nên sự nghiệp đã đổ vỡ. Điều này cũng đúng với sự đổ vỡ của một số Đảng ở cuối thế kỷ XX. Đúng như V.I. Lênin trước đây đã nhận định: cái chết về đạo đức nhất định sẽ dẫn đến cái chết về chính trị.
Theo Hồ Chí Minh, đã là người thì ai cũng có chỗ hay, chỗ dở, chỗ tốt, chỗ xấu, có thiện và ác ở trong lòng. Vấn đề là dám nhìn thẳng vào con người mình, thấy rõ cái hay, cái tốt, cái thiện để phát huy và thấy rõ cái dở, cái xấu, cái ác để khắc phục.
Đối với mỗi người, việc tu dưỡng đạo đức phải được thực hiện trong mọi hoạt động thực tiễn và trong cuộc sống hàng ngày. Có sự rèn luyện công phu, con người mới có được phẩm chất đạo đức tốt đẹp và những phẩm chất ấy ngày càng được bồi đắp, nâng cao.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức. Có thể nói, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm tương đối toàn diện và phong phú. Quan trọng hơn, Hồ Chí Minh đã làm một cuộc cách mạng trên lĩnh vực đạo đức ở Việt Nam. Từ đó, nền đạo đức Việt Nam mang bản chất mới. Đó là nền đạo đức vì dân tộc, vì loài người.
Đạo đức mới, đạo đức cách mạng do Hồ Chí Minh đề xướng và cùng với Đảng dày công xây dựng, bồi đắp là đạo đức mang bản chất giai cấp công nhân, kết hợp với những truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc và
những tinh hoa đạo đức của nhân loại. Nền đạo đức ấy ngày càng phát triển cùng với sự vận động của thực tiễn cách mạng Việt Nam, trở thành một bộ phận hết sức quan trọng khắc họa bộ mặt của nền văn hoá Việt Nam. Nó đã trở thành vũ khí mạnh mẽ của Đảng và dân tộc ta trong cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì hoà bình, hợp tác, hữu nghị với tất cả các dân tộc khác trên thế giới. Ngày nay, trong tình hình mới, đòi hỏi Đảng và nhân dân ta cần quán triệt tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, ra sức bồi dưỡng các phẩm chất đạo đức, vận dụng các nguyên tắc xây dựng đạo đức mà Người đã nêu ra. Thực tiễn cuộc sống đang đòi hỏi phải xây dựng nền đạo đức Việt Nam ngang tầm với những yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vẫn đang soi sáng cho Đảng và nhân dân ta hoàn thành sự nghiệp vẻ vang đó. Không những vậy, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh còn có ý nghĩa thiết thực trong việc giáo dục đạo đức cho nhân dân ta, nhất là đối với với thế hệ trẻ - thế hệ được sinh ra sau chiến tranh - những chủ nhân tương lai có trọng trách bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước.
Chƣơng 2
TẦM QUAN TRỌNG VÀ THỰC TRẠNG CỦA VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO THẾ HỆ TRẺ THEO TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH
2.1. Sự cần thiết phải giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh Chí Minh
2.1.1. Vai trò của thế hệ trẻ đối với sự phát triển của đất nước
Thế hệ trẻ là lực lượng quan trọng của mỗi dân tộc. Sự phát triển của