Thực trạng đời sống đạo đức thế hệ trẻ hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ theo tư tưởng hồ chí minh (qua thực tế tại trường đại học ngoại thương) (Trang 48 - 61)

2 .Tình hình nghiên cứu đề tài

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Sự cần thiết phải giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ theo tƣ tƣởng Hồ

2.1.2. Thực trạng đời sống đạo đức thế hệ trẻ hiện nay

Thế hệ trẻ Việt Nam vốn có khí phách anh hùng, họ là hình ảnh của một dân tộc luôn phải đấu tranh với thiên nhiên và kẻ thù xâm lược nhưng vẫn đứng vững, hiên ngang. Trong kháng chiến, thế hệ trẻ nước ta đã khẳng định được vai trò to lớn của mình trong việc chống kẻ thù xâm lược. Trong công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước hiện nay, họ thực sự là “đội quân xung kích”, sẵn sàng đón nhận những việc mới, việc khó theo tiếng gọi của Tổ quốc. Bước vào thời kỳ đổi mới, cùng với những biến đổi chung của xã hội, đời sống thế hệ trẻ cũng có nhiều biến đổi, đặc biệt là sự biến đổi về đời sống đạo đức.

Mặt tích cực trong đời sống đạo đức của thế hệ trẻ hiện nay

Thứ nhất, các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc tiếp tục được

thế hệ trẻ khẳng định và phát triển trong điều kiện mới

Yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc là giá trị đạo đức hàng đầu xuyên suốt quá trình lịch sử dân tộc Việt Nam. Yêu nước của thế hệ trẻ ngày nay là yêu chủ nghĩa xã hội, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, ra sức cống hiến nhằm xây dựng nước Việt Nam trở thành một nước “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Yêu nước không chỉ là yêu nhân dân nước mình mà còn quý trọng, yêu mến nhân dân nước khác. Yêu nước phải gắn với ý chí tự lực, tự cường, sáng tạo trong lao động, học tập và nghiên cứu, khai thác mọi tiềm năng của đất nước, chiến thắng nghèo đói, lạc hậu, đưa đất nước phát triển ngang tầm thời đại. Yêu nước của thế hệ trẻ ngày nay đã được cụ thể hoá bằng nhiều phong trào hoạt động của thanh niên, sinh viên như phong trào thanh niên lập nghiệp, tuổi trẻ giữ nước…

Lòng yêu nước và tự hào dân tộc của thế hệ trẻ còn biểu hiện ở sự quan tâm đến tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Cũng chính lòng yêu nước và tự hào dân tộc đã làm cho đại bộ phận thanh niên, sinh viên lo âu, trăn trở trước thực trạng đất nước

hiện nay. Điều này chứng tỏ thế hệ trẻ không chỉ biết lo cho tương lai của bản thân mà còn rất quan tâm đến các vấn đề chính trị, xã hội, vận mệnh của dân tộc.

Lòng nhân ái, yêu thương con người, đoàn kết cũng là những giá trị truyền thống quý báu của dân tộc ta. Những truyền thống này đang được thế hệ trẻ vận dụng vào bối cảnh xã hội mới. Đoàn kết và nhân nghĩa được biểu hiện rõ nhất qua các phong trào hành động của tuổi trẻ, đặc biệt là phong trào tình nguyện vì cộng đồng. Thế hệ trẻ ngày nay luôn biết quan tâm và chia sẻ những khó khăn với cộng đồng, xã hội. Nhiều phong trào có ý nghĩa nhân đạo sâu sắc đã được thanh niên, sinh viên thực hiện như hiến máu nhân đạo,

mùa hè xanh, cứu trợ đồng bào lũ lụt, tiếp sức mùa thi… Trên tất cả các lĩnh

vực của đời sống xã hội đã xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến, nhiều tấm gương tiêu biểu cho trí tuệ, tài năng của tuổi trẻ.

Có thể nói, các giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam đã và đang được kế thừa, phát huy và bổ sung những nội dung mới. Các giá trị ấy tiếp tục được biểu hiện một cách sinh động qua những phong trào hành động của tuổi trẻ. Thế hệ trẻ ngày nay vẫn xứng đáng với niềm tin yêu, sự khen ngợi và kỳ vọng của Hồ Chí Minh: “Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ” [46, tr.498]. Có thể nói, thế hệ trẻ ngày nay đã và đang chứng tỏ bản lĩnh, sức trẻ, sự sáng tạo và tinh thần dám nghĩ, dám làm của mình. Họ đang ra sức tu dưỡng, học tập và rèn luyện để cùng với toàn Đảng, toàn dân thực hiện công cuộc đổi mới đất nước.

Thứ hai, thế hệ trẻ nhận rõ vai trò của học vấn, kiến thức chuyên môn

nên ngày càng tích cực, chủ động trong học tập và nghiên cứu khoa học, tính ham học hỏi của thế hệ trẻ được tăng lên

Có thể nói, chưa bao giờ yêu cầu về mặt tri thức, học vấn lại quan trọng và có ý nghĩa cấp bách như giai đoạn hiện nay. Bởi lẽ, sự phát triển như vũ bão của khoa học - công nghệ đang tác động vào mọi lĩnh vực đời

sống xã hội. Đặc biệt, ngày nay khoa học - công nghệ đang thực sự trở thành một lực lượng sản xuất trực tiếp và nòng cốt, là động lực cơ bản của sự phát triển kinh tế- xã hội. Nhận thức rõ điều này, thế hệ trẻ rất tích cực học tập, trau dồi kiến thức để lập thân, lập nghiệp và cống hiến nhiều hơn cho đất nước.

Như chúng ta biết, cơ chế kinh tế bao cấp trước đây đã vô tình làm cho thanh niên, sinh viên ỷ nại, trông chờ, vô tình làm thui chột khả năng sáng tạo của thanh niên, sinh viên. Mỗi thanh niên, sinh viên trong cơ chế cũ chỉ được thể hiện mình trong sự hoà đồng với tập thể và hình như bị hoà tan vào tập thể. Những người có cá tính độc đáo, mạnh mẽ nhiều khi làm cho tập thể khó chịu. Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay đòi hỏi người sinh viên phải từ bỏ quan niệm cũ là khi học xong, nhà nước sẽ phân công, sắp xếp việc làm cho họ. Ngày nay, sinh viên phải tự tìm việc làm, tự thích ứng với môi trường xã hội. Thế hệ trẻ hiện nay phải sớm chuẩn bị cho mình tính động cơ cao và rõ ràng về nghề nghiệp: giỏi một nghề, biết nhiều nghề. Điều đó khiến cho sinh viên phải tích cực học tập, nâng cao tính tự học, khắc phục được tâm lý thụ động, ỷ lại của sinh viên, thay vào đó là sự nhanh nhạy, năng động, tự chủ, tự lập.

Những yêu cầu của sự phát triển xã hội mới đòi hỏi thế hệ trẻ phải có trình độ học vấn, chuyên môn phù hợp với từng ngành nghề. Vì vậy, nhu cầu học tập tăng cao. Gia đình nào cũng muốn con em mình được đi học. Nhà nước cũng quan tâm đến ngành giáo dục nhiều hơn, coi giáo dục đào tạo là “quốc sách hàng đầu”. Đối với học sinh, sinh viên, ngoài thời gian học trên lớp, họ còn dành một thời gian thoả đáng cho việc tự học và tự nghiên cứu. Sinh viên cũng rất tích cực tham gia nghiên cứu khoa học từ cấp khoa đến cấp trường và cấp Bộ. Chất lượng nghiên cứu khoa học của sinh viên cũng từng bước được nâng cao. Nhiều giải thưởng của sinh viên nghiên cứu khoa học cấp Bộ, giải thưởng khoa học EUREKA, giải thưởng các cuộc thi Thắp

được các doanh nghiệp ứng dụng đưa vào sản xuất và có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của đất nước. Có thể nói, phong trào nghiên cứu khoa học trong sinh viên mấy năm gần đây diễn ra rất sôi nổi, nhiều đề tài nghiên cứu độc lập của sinh viên hoặc cộng tác với các nhà khoa học đã có giá trị về lý luận và thực tiễn khá tốt. Tất cả những hoạt động đó đã góp phần phát huy truyền thống hiếu học của ông cha ta. Bên cạnh việc trau dồi kiến thức chuyên môn, thế hệ trẻ ngày nay còn tự bổ sung những tri thức cần thiết khác như tin học, ngoại ngữ, văn hoá, chính trị. Có thể thấy, thế hệ trẻ ngày nay đã ý thức rõ trách nhiệm của mình đối với gia đình, quê hương, đất nước. Từ đó họ tích cực, chủ động phấn đấu vươn lên với mục tiêu rèn đức, luyện tài vì ngày mai lập nghiệp, vì tương lai của Tổ quốc.

Thứ ba, thế hệ trẻ thích nghi nhanh với những chuyển đổi về kinh tế,

văn hoá, xã hội của đất nước, năng động, nhạy bén trước cái mới, xu hướng gắn học với hành tăng lên

Đây là một xu hướng tiến bộ của thế hệ trẻ trong giai đoạn hiện nay. Trong bối cảnh kinh tế thị trường với sự phát triển như vũ bão của khoa học - công nghệ, đòi hỏi con người phải làm được việc, phải năng động, sáng tạo, phải tự khẳng định mình. Trong việc học, nếu chỉ dừng lại ở lý thuyết thì chưa đủ, những kiến thức mà sinh viên tiếp thu được qua sách vở là những kiến thức cơ bản, khuôn mẫu, trong khi đó, thực tế công việc thì lại muôn màu muôn vẻ. Vì vậy, thanh niên, sinh viên thường thích đi tìm hiểu thực tế, thể hiện mình trong thực tế. Sinh viên các trường sư phạm thì đi dạy thêm, sinh viên các trường kinh tế thì thể hiện những kiến thức học được qua môi trường kinh doanh... Có thể nói, thế hệ trẻ hôm nay sống thực tế hơn thế hệ trẻ trong nền kinh tế bao cấp.

Với việc đề cao giá trị thực tiễn, một bộ phận thanh niên, sinh viên đã nhanh chóng thích nghi với cuộc sống và trở nên thành đạt. Những khái niệm chung chung, xa rời thực tiễn không còn phù hợp với họ nữa. Có thể nói đây

là một giá trị mới mang tính thời đại, giúp thế hệ trẻ định hướng phấn đấu và phát triển theo xu hướng tiến bộ.

Thứ tư, thế hệ trẻ chấp nhận cạnh tranh để tồn tại và phát triển

Nếu như cơ chế kinh tế bao cấp tạo ra phần lớn những sinh viên thụ động, ngại đổi mới, thì cơ chế thị trường lại tạo ra phần đông những sinh viên dám nghĩ, dám làm, chấp nhận cạnh tranh để vươn lên thành công trong công việc và học tập. Đó là sự cạnh tranh lành mạnh, làm giàu thêm cho trí tuệ, làm đẹp thêm cho những giá trị đạo đức.

Thế hệ trẻ cạnh tranh trên cơ sở khẳng định tài năng, cống hiến của mình cho xã hội, để phá vỡ sự cân bằng giả tạo trong cơ chế bao cấp. Cạnh tranh của sinh viên ngày nay không phải là sự thi đua có tính chất chung chung, nặng về hình thức mà là sự cạnh tranh đầy sinh khí với sự quyết tâm cao độ của chủ thể. Đó là sự cạnh tranh bằng trí tuệ, sức lực và phẩm giá con người. Bản chất cạnh tranh cao độ của kinh tế thị trường đề cao các phẩm chất linh hoạt, chính xác, do đó đòi hỏi sự gia tăng trí thông minh, trí tuệ trong lĩnh vực hoạt động sống của từng người lao động. Và như một hệ quả tất yếu, sự cạnh tranh đó giúp cho thế hệ trẻ hoàn thiện về năng lực và phẩm chất. Đó là một dấu hiệu đáng phấn khởi, chứng tỏ cạnh tranh là một xu hướng hợp quy luật trong xã hội hiện nay.

Có thể nói, bước vào thời kỳ đổi mới, dưới sự tác động của nhiều yếu tố, trong đó có sự quan tâm giáo dục và lãnh đạo của Đảng, thế hệ trẻ Việt Nam với những phẩm chất và năng lực mới đang hình thành và phát triển đã góp phần làm nên sự phát triển phong phú trong đời sống tinh thần của xã hội Việt Nam hiện nay. Những giá trị mới đó đã và đang là một động lực to lớn thúc đẩy sự nghiệp xây dựng đất nước.

Những biểu hiện tích cực trong đời sống đạo đức của thế hệ trẻ hiện nay là kết quả của những nguyên nhân chủ yếu sau:

Một là, thế hệ trẻ Việt Nam được sinh ra và được nuôi dưỡng trong

sáng tạo… Bản thân họ từ khi sinh ra đã mang trong mình những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Trên nền tảng ấy, các giá trị truyền thống dân tộc luôn được thế hệ trẻ trân trọng, giữ gìn và phát huy.

Hai là, do sự thay đổi những điều kiện vật chất của xã hội, của tồn tại

xã hội. Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức cũng phản ánh tồn tại xã hội và bị quy định bởi tồn tại xã hội. Nội dung của các chuẩn mực đạo đức là biểu hiện của một trạng thái, một trình độ phát triển nhất định của những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội, của cơ sở kinh tế. Việc nước ta chuyển từ cơ chế kinh tế quan liêu, bao cấp sang cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã làm cho tồn tại xã hội thay đổi, vì vậy, đạo đức cũng có sự biến đổi theo. Sự phát triển của lực lượng sản xuất là cơ sở quyết định sự thay đổi của đời sống vật chất, sau đó là đời sống tinh thần. Đó là sự biến đổi khách quan mang tính quy luật. Từ cơ chế quan liêu, bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường thực sự đã làm thay đổi hiện thực khách quan, biến Việt Nam từ một xã hội nghèo nàn, trì trệ trở thành một xã hội hoạt động linh hoạt, năng động. Kinh tế thị trường chịu sự tác động của quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh… Kinh tế thị trường đảm bảo quyền tự do trong sản xuất, kinh doanh, cho phép cạnh tranh. Vì vậy, con người cũng phải năng động, sáng tạo, linh hoạt và nhanh chóng thích nghi trước điều kiện mới. Kinh tế thị trường tạo điều kiện cho con người phát huy được trí tuệ, khả năng của chính mình, kích thích được tư duy sáng tạo, khắc phục tính thụ động, ỷ nại - vốn là sản phẩm của thời bao cấp.

Ba là, do tác động của toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế. Toàn cầu hoá

và hội nhập quốc tế tạo cơ hội cho nước ta thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tiếp thu tiến bộ khoa học - công nghệ mới để thúc đẩy phát triển kinh tế. Đồng thời, thúc đẩy thương mại và tạo điều kiện cho nước ta tham gia sâu rộng hơn vào phân công lao động quốc tế nhằm phát huy tốt hơn lợi thế cạnh tranh của nền kinh tế. Như vậy, với những điều kiện phù hợp, toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế có thể đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế, góp

phần xoá đói giảm nghèo, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Mặt khác, toàn cầu hoá tạo ra sự giao lưu ngày dễ dàng giữa các quốc gia, tạo điều kiện mở rộng tầm hiểu biết của con người thông qua việc tiếp thu, học tập những tư tưởng tiến bộ, những giá trị văn hoá của các nước trên thế giới.

Bốn là, do sự tự giáo dục, rèn luyện của bản thân thanh niên, sinh viên.

Phải nói rằng, một bộ phận thế hệ trẻ đã nhận thức được sự cần thiết phải xây dựng và giữ gìn những phẩm chất đạo đức cần thiết nên họ đã có ý thức tự giác cao trong tu dưỡng và biết nghiêm khắc với bản thân mình.

Mặt hạn chế trong đời sống đạo đức của thế hệ trẻ hiện nay

Thứ nhất, một bộ phận thế hệ trẻ có động cơ, thái độ học tập không

đúng, vi phạm kỷ luật học tập, truyền thống tôn sư trọng đạo bị giảm sút Học tập là việc rất quan trọng đối với thế hệ trẻ. Thông qua học tập, chúng ta không chỉ đánh giá được năng lực mà còn thấy được cả phẩm chất, nhân cách của mỗi người. Đối với học sinh, sinh viên, việc lựa chọn ngành học đồng nghĩa với việc lựa chọn cho mình một ngành, nghề trong tương lai. Đã có không ít thanh niên, sinh viên có những biểu hiện lệch lạc trong việc lựa chọn ngành nghề theo học. Thay vì phải xuất phát từ năng lực bản thân và niềm say mê với công việc thì không ít thanh niên, sinh viên lại bị chi phối bởi những nguyên do hoặc động cơ khác. Một số sinh viên lựa chọn trường học và ngành học là do cha mẹ, người thân quyết định. Một số khác lại chọn những ngành mà sau này ra trường dễ có việc làm, thu nhập cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ theo tư tưởng hồ chí minh (qua thực tế tại trường đại học ngoại thương) (Trang 48 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)