Thực trạng của việc giáo dục đạo đức ở Trường Đại học Ngoại thương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ theo tư tưởng hồ chí minh (qua thực tế tại trường đại học ngoại thương) (Trang 73)

2 .Tình hình nghiên cứu đề tài

7. Kết cấu của luận văn

2.3.2. Thực trạng của việc giáo dục đạo đức ở Trường Đại học Ngoại thương

Những mặt đã làm được, những ưu điểm cơ bản trong công tác giáo dục đạo đức tại Trường Đại học Ngoại thương có thể khái quát lại ở những điểm chính sau :

Thứ nhất, nhìn chung công tác giáo dục chính trị, tư tưởng và đạo đức

cho sinh viên luôn được Nhà trường quan tâm và xác định là nhiệm vụ quan trọng trong mọi giai đoạn.

Sinh viên của trường luôn được tham gia các hoạt động nhằm giáo dục chính trị, tư tưởng như việc học tập các nghị quyết của Đảng, của Đoàn, các lớp nhận thức về Đảng cộng sản Việt Nam; các buổi “Hành trình về nguồn”; tham gia tìm hiểu hệ thống bảo tàng, di tích lịch sử và các danh lam thắng cảnh xung quanh Hà Nội. Hàng năm, Nhà trường thường tổ chức các buổi hội thảo khoa học nhằm nâng cao chất luợng học tập và rèn luyện của sinh viên. Những buổi tọa đàm, hội thảo với chủ đề gắn “dạy chữ” với “dạy người” cũng đã được diễn ra. Cuối mỗi năm học, các giáo viên chủ nhiệm

lớp có trách nhiệm tổng kết không chỉ kết quả học tập mà cả kết quả rèn luyện đạo đức của sinh viên. Nhà trường đã hưởng ứng rất tích cực cuộc vận động nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục. Tất cả các giáo viên, cán bộ và sinh viên của trường đều ký cam kết thực hiện cuộc vận động này. Vào dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn, nhà trường thường mời các chuyên gia nói chuyện về truyền thống, đặc biệt là nói chuyện về tấm gương đạo đức Bác Hồ để hưởng ứng phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tất cả những việc làm đó đã có tác động rất tốt đến việc tu dưỡng và rèn luyện đạo đức của sinh viên.

Thứ hai, Khoa Lý luận Mác - Lênin giữ vai trò quan trọng trong việc

giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cho sinh viên.

Với đội ngũ giáo viên có kiến thức chuyên môn tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, tâm huyết với nghề nghiệp, Khoa Lý luận Mác- lênin nhiều năm liền là đơn vị xuất sắc, được Chủ tịch nước tặng Huân chương lao động, được Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thương mại tặng nhiều bằng khen, trong đó có 3 nhà giáo được tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú. Các giáo viên trong khoa đã thường xuyên cập nhật thông tin, học hỏi để nâng cao kiến thức, tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy. Đồng thời gắn giảng dạy chuyên môn với việc liên hệ, vận dụng vào đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, gắn lý luận với thực tiễn, gắn dạy chữ với dạy người trong quá trình giảng dạy. Vì vậy, đã khơi dậy được tính sáng tạo và ham học của sinh viên, góp phần hình thành ở họ những phẩm chất chính trị, đạo đức cần thiết. Không như một số trường khác, sinh viên Đại học Ngoại thương tuyệt đại đa số nghiêm túc (thậm chí một số em hào hứng) học tập các môn khoa học Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Với sự say mê và tích cực của cả thầy và trò, năm 2000, sinh viên ngoại thương đã đạt giải nhì trong cuộc thi Olympic các môn khoa học Mác- Lênin do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức; Khoa Lý luận Mác- Lênin được Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng bằng khen: “Đơn vị có thành tích xuất sắc trong tổ chức cuộc thi Olympic các

môn khoa học Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh lần thứ nhất”. Trong các cuộc thi lý luận chính trị do Đoàn thanh niên hay Công đoàn tổ chức, khoa Lý Luận Mác- Lênin luôn đóng vai trò cố vấn chuyên môn; đồng thời phối hợp chặt chẽ với Phòng Công tác chính trị và sinh viên và Đoàn trường trong công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cho sinh viên.

Trong các môn học của khoa Lý luận Mác- Lênin, môn Tư tưởng Hồ Chí minh giữ vai trò quan trọng và có tác động trực tiếp đến việc giáo dục đạo đức cho sinh viên. Cuộc đời và sự nghiệp Hồ Chí Minh là tài sản vô giá cho chúng ta học tập và noi theo. Một trong những nội dung khá hay và bổ ích của môn học này đó là tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức. Nội dung của tư tưởng Hồ Chí minh về đạo đức đã được phân tích ở chương 1. Tấm gương đạo đức vĩ đại của Người đã có tác động sâu sắc đến việc rèn luyện và tu dưỡng đạo đức của sinh viên.

Có thể nói thông qua các môn khoa học Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, sinh viên được trang bị thế giới quan và phương pháp luận khoa học để nhìn nhận và giải quyết đúng đắn, hợp quy luật các vấn đề lý luận và thực tiễn. Từ đó, góp phần hình thành nhân sinh quan đúng đắn, củng cố niềm tin, niềm lạc quan cách mạng, tạo bản lĩnh chính trị vững vàng trước mọi tình huống cuộc sống đặt ra.

Thứ ba, việc giáo dục đạo đức được thực hiện thông qua các phong

trào hoạt động của Đoàn thanh niên. Đoàn thanh niên Trường Đại học Ngoại thương là cơ sở Đoàn xuất sắc, có những đóng góp to lớn đối với công tác giáo dục chính trị, tư tưởng và đạo đức cho thế hệ trẻ. Hoạt động của Đoàn thanh niên được thể hiện qua một số nội dung cụ thể sau đây:

- Hưởng ứng một cách tích cực, lôi cuốn được nhiều đoàn viên tham gia và đã đạt giải cao trong các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử, về truyền thống anh hùng của dân tộc. Đó là giải đặc biệt cuộc thi Tìm hiểu 75 năm lịch sử vẻ vang của Đảng cộng sản Việt Nam do Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam phối hợp với Trung ương Đoàn thanh niên tổ chức; giải nhất cuộc thi 60 năm

nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam… Những hoạt động đó đã góp phần nâng cao nhận thức chính trị và đạo đức của sinh viên.

- Thông qua công tác văn thể. Trên cơ sở nhận thức rõ vai trò, tác dụng của hoạt động văn nghệ, thể thao đối với sự nghiệp giáo dục toàn diện của Nhà trường, Đoàn thanh niên đã có những hoạt động văn thể hết sức phong phú, quy mô và có hiệu quả dành cho sinh viên. Đó là cuộc thi “Giọng hát vàng Đại học Ngoại thương” diễn ra hàng năm, thu hút đông đảo sinh viên tham gia với chất lượng nghệ thuật rất cao. Sinh viên Ngoại thương thường xuyên tham gia các cuộc thi tiếng hát sinh viên toàn quốc và đạt những giải cao… Đó là những buổi dạ hội đón năm mới, vui Trung thu, những giải bóng đá, cầu lông, cờ vua, những cuộc thi thể thao mang tính chất sôi nổi và vui vẻ như thi kéo co, kéo xà, vật tay. Các khoa trong trường thường xuyên tổ chức những buổi dạ hội như: Dạ hội tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Nga…

Những hoạt động văn thể sôi nổi đã làm cho đời sống tinh thần của sinh viên phong phú hơn, trong sáng và hướng thiện hơn, hạn chế được các tệ nạn xã hội, góp phần xây dựng một cuộc sống vui tươi, lành mạnh.

- Thông qua phong trào Sinh viên tình nguyện

Phong trào sinh viên tình nguyện của sinh viên Ngoại thương đã không ngừng lớn mạnh, luôn mang tính sáng tạo, chủ động và thiết thực. Các hoạt động chính trong phong trào sinh viên tình nguyện đó là: Tình nguyện

phấn đấu vươn lên trong học tập và rèn luyện, Tình nguyện chung sức với

cộng đồng. Sinh viên Ngoại thương luôn dành những tình cảm tốt đẹp cho

đồng bào, nhân dân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, các gia đình chính sách, họ đã tham gia những phong trào chung của xã hội như ủng hộ người nghèo, nạn nhân chất độc da cam, hiến máu nhân đạo, v.v.. Ngoài ra, sinh viên còn tình nguyện tham gia đấu tranh phòng chống các tệ nạn xã hội, những hiện tượng xấu trong đời sống học đường, xây dựng nếp sống văn minh, thanh lịch và hiện đại.

Thứ tư, giáo dục đạo đức còn được thể hiện thông qua hoạt động của Phòng Công tác chính trị và sinh viên. Phòng Công tác chính trị và sinh viên có chức năng giúp Ban Giám hiệu làm tốt công tác sinh viên và công tác giáo dục chính trị, tư tưởng trong cán bộ, giáo viên cũng như sinh viên của trường. Trong nhiều năm qua, ngoài việc thực hiện chức năng độc lập của mình, Phòng đã phối hợp với các Phòng, Khoa, các Đơn vị, Đoàn thể trong trường tổ chức tốt các hoạt động văn nghệ, thể thao, hội trại trong trường cũng như tham gia vào các hoạt động chung của sinh viên, thanh niên các Trường đại học và Thành đoàn Hà Nội. Các hoạt động nói trên đã góp phần thiết thực vào việc giáo dục ý thức chính trị, đạo đức, thẩm mỹ, niềm tự hào truyền thống cho sinh viên.

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm cơ bản nói trên, vấn đề giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ ở Trường Đại học Ngoại thương vẫn còn những hạn chế và khó khăn nhất định. Nổi bật là những vấn đề sau:

Thứ nhất, Trường Đại học Ngoại thương chưa có môn đạo đức học.

Giáo dục đạo đức chủ yếu được thông qua các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đây không chỉ là vấn đề riêng của Trường Đại học Ngoại thương mà là tình trạng chung của nhiều trường đại học. Theo Giáo sư Trần Văn Giàu: “Trong một thời gian dài, hệ thống trường học của ta hoặc bỏ quên, hoặc xem nhẹ bộ môn đạo đức… ta thay bộ môn đạo đức bằng bộ môn Chính trị. Ở đại học, bộ môn đạo đức học biến đi đâu mất” [54, tr.8]. Có lẽ đã đến lúc đòi hỏi chúng ta phải có thái độ nghiêm túc, sáng suốt để đánh giá đúng vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội và thực trạng của việc giảng dạy, học tập đạo đức trong các nhà trường ở nước ta hiện nay.

Thứ hai, sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu cùng

với âm mưu diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch đã làm cho một bộ phận nhỏ sinh viên bị dao động về lập trường, quan điểm, mờ nhạt về lý tưởng. Một số sinh viên không hào hứng, say mê khi học các môn học Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Họ thấy như bị bắt buộc phải học nên có tình

trạng học qua loa, chiếu lệ, đối phó. Họ coi nhẹ các môn lý luận chính trị mà chỉ chú ý tới học văn hoá và chuyên môn. Khi được hỏi về con đường xây dựng đất nước Việt Nam, một số ít sinh viên muốn Việt Nam tiến lên theo con đường tư bản chủ nghĩa, một số sinh viên khác tỏ ra thờ ơ với việc này, cho rằng Việt Nam đi theo con đưòng nào cũng được. Điều đó chứng tỏ họ chưa hiểu đúng về bản chất của chủ nghĩa xã hội. Một số khác thì hiểu rất lơ mơ về các phạm trù: đạo đức cách mạng, lý tưởng cách mạng. Mặt khác, cũng giống như sinh viên các trường đại học khác, do tác động của kinh tế thị trường và quá trình toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế, không ít sinh viên đại học Ngoại thương cũng rơi vào lối sống thực dụng, quá đề cao yếu tố vật chất. Mặc dù họ học giỏi, năng động, sáng tạo nhưng lại chỉ quan tâm nhiều đến lĩnh vực kinh tế mà chưa quan tâm đúng mức đến các vấn đề xã hội, chính trị, đạo đức. Ngoài ra, một số sinh viên mải mê làm thêm, say sưa kiếm tiền nên dành ít thời gian cho việc học tập và rèn luyện mọi mặt trong đó có đạo đức, một số khác thì ăn chơi, tiêu xài hoang phí, không biết tiết kiệm. Những điều nói trên thực sự là những khó khăn, làm hạn chế đến kết quả giáo dục chính trị, tư tưởng và đạo đức cho sinh viên tại Trường Đại học Ngoại thương.

Thứ ba, một số cán bộ, giáo viên trong trường chưa nhận thức đúng

tầm quan trọng của vấn đề giáo dục đạo đức cũng như vị trí của các môn khoa học Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Họ cho rằng chỉ cần tập trung vào dạy cái mà sinh viên cần - đó là kiến thức chuyên môn, nghề nghiệp; rằng trong thời đại kinh tế tri thức hiện nay, tài năng là điều quyết định nhất. Thậm chí có những ý kiến đề nghị cắt giảm một số môn học Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh… Có thể nói, đó là những nhận thức còn quá giản đơn và chưa đầy đủ về các môn khoa học Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chưa thấy được tầm quan trọng và sự đóng góp không nhỏ của các môn học này trong việc giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cho sinh viên. Sự nhận thức không đúng trên đã dẫn họ đến chỗ tách dạy chữ với dạy người trong

quá trình thực hiện các hoạt động giáo dục, đồng thời góp phần làm cho sinh viên xem nhẹ, thậm chí coi thường các môn học liên quan đến việc hình thành những phẩm chất chính trị, đạo đức đúng đắn cho sinh viên. Điều này đã tác động xấu, làm hạn chế đến công tác giáo dục chính trị, đạo đức trong sinh viên.

Chúng ta đều biết, nền kinh tế thị trường với những quy luật khắc nghiệt của nó đòi hỏi yếu tố tài năng trong con người rất cao. Việc coi trọng tài năng, tri thức là đúng. Tuy nhiên nếu chỉ coi trọng mặt tài mà coi nhẹ mặt đức thì sẽ dẫn đến tình trạng nhân cách trong mỗi cá nhân phát triển một cách phiến diện, lệch lạc và méo mó. Cần thấy rằng, tiến bộ đạo đức không tỉ lệ thuận với tiến bộ trí tuệ và vật chất. Xã hội giàu có, văn minh không đồng nhất với xã hội có đạo đức. Người giàu có, thông minh không có nghĩa là người tốt, người có đạo đức. Tất cả những điều đó cho thấy việc giáo dục đạo đức cần phải được nhận thức lại một cách đúng đắn và cần có sự quan tâm hơn nữa của lãnh đạo nhà trường đối với việc giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cho sinh viên hiện nay.

Từ thực trạng của việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ nói chung và ở Trường Đại học Ngoại thương nói riêng, đối chiếu với việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ theo tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng ta có thể rút ra một số nhận xét sau:

Một số nhận xét

Những ưu điểm

Thứ nhất, về cơ bản nội dung tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh đã được

giáo dục cho thế hệ trẻ thông qua môn học tư tưởng Hồ Chí Minh và môn học đạo đức

Môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh đã chính thức được đưa vào giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng từ năm học 2003 - 2004. Trong nội dung của môn học này, tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức là một trong những nội dung cơ bản và quan trọng. Thông qua môn học, sinh viên được trang bị một cách hệ thống về những nội dung tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cũng như

các chuẩn mực đạo đức: trung với nước, hiếu với dân; yêu thương, quý trọng con người; cần kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; tinh thần quốc tế trong sáng, thuỷ chung.

Đối với học sinh tiểu học và phổ thông, mặc dù trong chương trình học chưa có môn Tư tưởng Hồ Chí Minh một cách độc lập, nhưng nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung cũng như tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh nói riêng phần nào đã được lồng vào các môn học như đạo đức, văn học, tiếng Việt…

Ngay ở bậc tiểu học, học sinh đã được tiếp cận với tư tưởng và các chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh thông qua môn học đạo đức. Cách thể hiện thường dễ nhớ, dễ hiểu, đó là thông qua những câu chuyện kể, những tình huống trong cuộc sống phù hợp với khả năng nhận thức của các em. Qua môn học này, các chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh đã được nêu ra khá cụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ theo tư tưởng hồ chí minh (qua thực tế tại trường đại học ngoại thương) (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)