Vị thành niên 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động giáo dục hoà nhập cho trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật tại trường giáo dưỡng số 2 ninh bình (Trang 29 - 32)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1.2.Vị thành niên 2

1.1. Một số khái niệm có liên quan

1.1.2.Vị thành niên 2

Căn cứ vào độ tuổi để ch ng ta phân chia các giai đoạn phát triển của con ngƣời, trong đó có tuổi vị thành niên. Ở mỗi quốc gia, mỗi nền văn hóa, mỗi lĩnh

vực của xã hội lại có cách tiếp cận khác nhau về trẻ vị thành niên, cụ thể nhƣ sau:

1.1.2.1. Một số khái niệm trên thế giới

- Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), VTN là một giai đoạn chuyển tiếp của cuộc đời từng cá nhân, đó là giai đoạn mà:

+ Sự phát triển cá nhân kể từ khi những đặc tính giới bắt đầu xuất hiện cho đến khi những đặc tính đó hoàn toàn hoàn chỉnh.

+ Sự phát triển tâm lý và những đặc điểm cá nhân từ một đứa trẻ thành một ngƣời trƣởng thành.

+ Sự chuyển tiếp từ giai đoạn phụ thuộc đến giai đoan hoàn toàn độc lập về kinh tế và xã hội.

Cũng theo Tổ chức Y tế Thế giới, VTN là những ngƣời trong độ tuổi từ 10 đến 19 (WHO, 1975. Trích theo Bộ Y tế, Vụ Bảo vệ Bà mẹ Trẻ em và Kế hoạch hóa gia đình) [1, tr.35]

Ở Mỹ và một số nƣớc Tây Âu, thuật ngữ VTN trong tâm lý học dùng để chỉ trẻ em ở giai đoạn lứa tuổi từ 11, 12 tuổi đến khoảng 20 tuổi (Diane. Papalia, LauraE. Berk...) [8, tr.47]

1.1.2.2. Theo pháp luật Việt Nam

Trên thực tế, thuật ngữ “ngƣời chƣa thành niên” và thuật ngữ “vị thành niên” có sự khác biệt: Ngƣời chƣa thành niên là ngƣời chƣa đủ tuổi thành niên, mà theo Pháp luật Việt Nam thì 18 tuổi mới là tuổi thành niên. Vậy, theo quan niệm này thì ngƣời chƣa thành niên bao gồm những ngƣời từ sơ sinh đến dƣới 18 tuổi. Vì thế, ngƣời chƣa thành niên sẽ gồm hai nhóm là: nhóm trẻ em và nhóm vị

thành niên.

Ở Việt Nam cũng nhƣ trên thế giới, chƣa có sự thống nhất về độ tuổi VTN, tùy vào lĩnh vực hoạt động mà cách phân chia độ tuổi VTN khác nhau.

Bộ Y tế đề cập xếp VTN thành hai nhóm tuổi: - Nhóm 1: từ 10 đến 14 tuổi.

- Nhóm 2: từ 15 đến 19 tuổi (Bộ Y tế, Vụ Bảo vệ Bà mẹ Trẻ em và Kế hoạch hóa gia đình, 1997)

Bộ Luật Hình sự thì lại dùng khái niệm ngƣời chƣa thành niên và đƣợc hiểu là ngƣời từ đủ 14 đến dƣới 18 tuổi.

Điều 119 của Bộ Luật Lao động: “Ngƣời lao động chƣa thành niên là ngƣời dƣới 18 tuổi”.

Điều 20 của Bộ Luật Dân sự: “Ngƣời chƣa thành niên là ngƣời chƣa đủ 18 tuổi và ngƣời thành niên là ngƣời từ đủ 18 tuổi trở lên”.

Điều 58 Bộ Luật Hình sự quy định về ngƣời chƣa thành niên phạm tội: “1. Ngƣời từ đủ 14 tuổi trở lên nhƣng chƣa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về những tội phạm nghiệm trọng do cố ý.

2. Ngƣời từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm”. Các nhà tâm lý ở Việt Nam thƣờng quan niệm tuổi VTN là giai đoạn tuổi từ 12 đến 17 tuổi nhƣng các nhà y học lại gọi VTN là trẻ em từ 10, 11 tuổi đến 19 tuổi.

Nhƣ vậy, khi nói đến trẻ VTN, ở những nƣớc khác nhau hay các lĩnh vực khoa học khác nhau, đôi khi ch ng ta đ nói đến những đối tuƣợng hoàn toàn khác nhau. Hơn nữa, ngay trong giai đoạn VTN thì trẻ lứa tuổi 11, 12 tuổi lại có những đặc điểm tâm sinh lý khác hẳn tâm sinh lý của trẻ tuổi 17, 18 tuổi [8].

nhà khoa học đều thống nhất VTN là nhóm tuổi từ 12 đến 18 tuổi.

1.1.3. Vi phạm pháp luật

Trong khoa học pháp l , hành vi đƣợc coi là vi phạm pháp luật khi thỏa m n đầy đủ các dấu hiệu của vi phạm pháp luật sau:

- Một là: Vi phạm pháp luật bao giờ cũng phải là hành vi, đó là những gì biểu hiện ra bên ngoài của con ngƣời dƣới dạng hành động hoặc không hành động. Tuy nhiên, nếu hành vi biểu hiện cụ thể đó mà không chứa đựng yếu tố nguy hiểm một cách đáng kể cho xã hội thì cũng không bị coi là vi phạm pháp luật. Vì vậy, là một hành vi vi phạm pháp luật khi chứa đựng sự nguy hiểm hoặc có khả năng gây nguy hiểm đáng kể cho xã hội theo những tình huống pháp luật dự liệu trƣớc. [19, tr.58 - 470]

- Hai là: Hành vi nguy hiểm phải xâm hại đến các quan hệ xã hội đƣợc pháp luật bảo vệ. Những gì pháp luật không cấm, không bảo vệ thì dù có xâm hại cũng không bị coi là vi phạm pháp luật.[19, tr.58 - 470]

- Ba là: Hành vi nguy hiểm cho xã hội do ngƣời có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện. Năng lực trách nhiệm pháp l đƣợc xác định trên cơ sở các yếu tố nhƣ: độ tuổi, năng lực nhận thức của chủ thể thực hiện hành vi. Những ngƣời dƣới sáu tuổi đƣợc coi là chƣa có năng lực nhận thức và điều khiển hành vi và những ngƣời mắc bệnh tâm thần bị coi là mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi. Vì vậy, hành vi của chủ thể thực hiện trong khi không nhận thức và điều khiển đƣợc hành vi thì không bị coi là hành vi vi phạm pháp luật. [19, tr.58 - 470]

- Bốn là: Hành vi mà chủ thể thực hiện phải chứa đựng yếu tố lỗi. Lỗi đƣợc hiểu là trạng thái tâm lý của chủ thể, phản ánh thái độ tiêu cực của chủ thể đối với hành vi trái pháp luật mà mình thực hiện và hậu quả do hành vi đó gây

ra. Một hành vi thỏa m n đầy đủ ba dấu hiện trên những nếu không có lỗi cũng sẽ không bị coi là vi phạm pháp luật. [19, tr.58 - 470]

Từ phân tích ở trên, chúng ta có thể kết luận: Vi phạm pháp luật đƣợc hiểu là hành vi (hành động hay không hành động), trái pháp luật, có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại hoặc đe dọa xâm hại các quan hệ xã hội đƣợc pháp luật bảo vệ.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động giáo dục hoà nhập cho trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật tại trường giáo dưỡng số 2 ninh bình (Trang 29 - 32)