CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.2. Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu
1.2.1. Thuyết nhu cầu của A Maslow
Abraham Maslow (1908 – 1970), nhà tâm lý học ngƣời Mỹ xây dựng học thuyết phát triển về nhu cầu con ngƣời vào những năm 50 của thế kỷ XX.
Hệ thống cấp bậc nhu cầu của Maslow thƣờng đƣợc thể hiện dƣới dạng hình kim tự tháp, các nhu cầu ở bậc thấp (nhu cầu cho sự tồn tại) thì xếp phía dƣới, trong khi những nhu cầu cho sự phát triển, sự hoàn thiện cá nhân đƣợc coi là quan trọng hơn, giá trị hơn, ch ng đƣợc xếp ở các thang bậc trên cao của kim tự tháp. Ông cho rằng mỗi nhu cầu con ngƣời đều phụ thuộc vào nhu cầu trƣớc đó. Nếu một nhu cầu không đƣợc đáp ứng, cá nhân sẽ gặp cản trở trong việc theo đuổi những nhu cầu cao hơn. [5, tr118]
Thuyết nhu cầu con ngƣời của Maslow tuy có nhiều hạn chế, đó là việc tuyệt đối hoá nhu cầu của con ngƣời. Song, với những mặt tích cực của học thuyết, chúng tôi có thể vận dụng vào việc lý giải những nguyên nhân dẫn đến
Nhu cầu giao lƣu tình cảm
Nhu cầu tự hoàn thiện
Nhu cầu đƣợc tôn trọng
Nhu cầu thể chất Nhu cầu an toàn
hành vi VPPL của trẻ VTN.
Hành vi VPPL của trẻ VTN có thể đƣợc lý giải từ sự không đƣợc ngƣời lớn đáp ứng các nhu cầu từ vật chất đến tinh thần. Theo kết quả của một số nghiên cứu tại trƣờng giáo dƣỡng, phần lớn các em VPPL xuất thân từ các gia đình có khó khăn về kinh tế, gia đình thiếu hụt sự chăm sóc về thể chất và tinh thần do bị cha mẹ bỏ rơi; có cha mẹ ly hôn, ly thân, cha mẹ mất, cha mẹ bị tù đầy, phạm pháp. Khi các nhu cầu cơ bản của trẻ em không đƣợc đáp ứng sẽ có thể sinh ra những rối loạn hành vi ở các em, trong đó có hành vi VPPL. [4, tr.28]
Ngoài ra, lý thuyết này cũng đƣợc chúng tôi vận dụng vào việc xem xét sự đáp ứng nhu cầu của trẻ thông qua nội dung giáo dục trong Trƣờng giáo dƣỡng số 2 Ninh Bình: Nội dung giáo dục có đáp ứng đƣợc mong muốn, nhu cầu của trẻ hay không? Việc dạy nghề của Trƣờng có đ ng với công việc mà học sinh mong muốn không? Nếu nội dung giáo dục và nghề nghiệp mà các em học đƣợc trong trƣờng đ ng với mong muốn của các em thì các em sẽ quyết tâm rèn luyện, sau này dễ dàng hoà nhập xã hội và ngƣợc lại.
Ngoài ra, chúng tôi còn vận dụng thuyết này để xem xét ở khía cạnh: sự định hƣớng của Trƣờng và sự tạo điều kiện của xã hội cần quan tâm đến mong muốn, suy nghĩ và nhu cầu của các em nhằm tăng hiệu quả của các dịch vụ dành cho trẻ VTN VPPL.