Đối tượng quản lý của nhà trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động giáo dục hoà nhập cho trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật tại trường giáo dưỡng số 2 ninh bình (Trang 45 - 46)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.4.1. Đối tượng quản lý của nhà trường

Đối tƣợng quản lý chủ yếu là trẻ ở độ tuổi vị thành niên vi phạm pháp luật đƣợc xử lý theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và xử lý theo biện pháp tƣ pháp. Số lƣợng ngƣời chƣa thành niên có hành vi làm trái pháp luật đƣợc xử lý theo pháp lệnh hành chính là đƣa vào trƣờng giáo dƣỡng theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện trong thời gian từ 6 tháng đến 24 tháng. Độ tuổi từ 12 đến 18 tuổi chiếm 97 %. Còn số trẻ em làm trái pháp luật đƣợc xử lý theo biện pháp tƣ pháp trong độ tuổi từ 14 đến dƣới 18 tuổi, thời gian là từ 1 đến 2 năm do t a tuyên án số học sinh này chiếm 3%.

Theo thống kê của nhà trƣờng về hoàn cảnh gia đình của các học sinh trong trƣờng hiện nay thì hoàn cảnh của các em rất đa dạng, phức tạp và hầu hết là các gia đình có vấn đề. Thống kê cho biết trong số gần 700 em học sinh vào

trƣờng thì có 2,4% là trẻ mồ côi; 73% là gia đình ly thân; 4,2% bố mẹ đi ở tù; 20% các em là hoàn cảnh khác.

Về địa bàn cƣ tr của các em trƣớc khi vào trƣờng thì trong tổng số gần 700 em có 63% các em ở nông thôn; 37% ở thị xã, thành phố trong đó số học sinh dân tộc thiểu số chiếm 2,1%.

Về trình độ văn hóa của các em ở đây khá thấp. Tỷ lệ học sinh mù chữ khi vào trƣờng chiếm 2,6%; trình độ tiểu học là 11%; trình độ trung học cơ sở là 81,2%, còn lại 5,2% là đang học dang dở trung học phổ thông ( lớp 10).

Theo thống kê của nhà trƣờng thì các nhóm hành vi làm trái pháp luật của các học sinh hiện nay là : Các hành vi liên quan đến ma túy chiếm khoảng 25%; Trộm cắp chiếm gần đến 60%; Gây rối trật tự là 2,4%; Liên quan đến hiếp dâm là 2,9%; Cố gây thƣơng tích là 5,9%, c n lại các hành vi khác chiếm 3,8%.

Đặc điểm tâm lý chung của các em là thiếu tự tin, bất cần, mặc cảm, có tâm lý và hành vi bất thƣờng, nóng nảy dễ có xung đột khi bị kích bác. Học tập tại trƣờng thì các em thƣờng xuyên thay đổi môi trƣờng lớp học do có thêm các em mới vào, nên khó khăn cho việc quản lý giáo dục cũng nhƣ ổn định trật tự cho các em. Nhìn chung các em mới vào trƣờng thƣờng lo sợ vì bắt đầu sống trong môi trƣờng mới. Ban đầu có một số em có định tự tử, có một số em có ý định bỏ trốn. Tuy nhiên hầu hết các em sau một thời gian đƣợc các thầy cô giáo trong trƣờng quan tâm dạy dỗ đều nhận thức đƣợc hành vi làm trái pháp luật của mình và mức độ nguy hại của nó nên các em an tâm ở lại trƣờng học tập, tu dƣỡng tốt để sớm đƣợc trở về hòa nhập với gia đình và x hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động giáo dục hoà nhập cho trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật tại trường giáo dưỡng số 2 ninh bình (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)