Từ xưng hô ngoài xã hội thể hiện nét nghĩa cấp bậc, vị trí hết sức rõ ràng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát từ xưng hô tiếng hàn thông qua một số tác phẩm văn học và điện ảnh hàn quốc (Trang 91 - 94)

Chương 3 TỪ XƯNG HÔ NGOÀI XÃ HỘI

3.1. Ý nghĩa của từ xưng hô ngoài xã hội trong tiếng Hàn

3.1.1. Từ xưng hô ngoài xã hội thể hiện nét nghĩa cấp bậc, vị trí hết sức rõ ràng

Điều này thể hiện ở tùy từng đối tượng, cấp bậc vị trí xã hội của đối tượng giao tiếp mà có cách xưng hô khác nhau.

Đối với những người cùng cấp bậc hoặc cấp bậc thấp hơn, có thể dùng tên riêng hoặc đại từ nhân xưng ngôi thứ hai để xưng hô. Ví dụ bạn bè có thể gọi nhau bằng tên riêng hoặc đại từ nhân xưng để xưng hô với nhau như tình huống phim sau đây:

민도(Min Do): , 정동식! 너 아무 일 없어? 무사해!? (Này, Jeong Dong Sik! Cậu không có vic gì sao?)

동식(Dong Sik): 배신자! 니가 우리 집 주소 가르쳐 줬지?! (Đồ phn bi! Cu đã cho địa ch nhà tôi phi không?)

(Kch bn phim “Ch cn tình yêu”)

Trong tình huống này, Min Do gọi Dong Sik bằng họ tên (Này, Jeong Dong Sik) và đại từ nhân xưng (너-neo/cậu). Đồng thời, Dong Sik cũng gọi Min Do là 니 (ni/cậu). Cách xưng hô này được dùng vì Min Do và Dong Sik là hai nhân vật có mối quan hệ bạn bè, cùng trang lứa với nhau.

Tuy nhiên, tên riêng hoặc đại từ nhân xưng không được dùng để xưng hô với người có cấp bậc, vị trí cao hơn. Khảo sát trong các tình huống phim ảnh và văn học Hàn Quốc, chúng tôi không thấy trường hợp nào dùng tên riêng hoặc đại từ nhân xưng để gọi người có cấp bậc vị trí cao hơn

Quan hệ cấp bậc, vị trí thể hiện rõ nét nhất ở các từ xưng hô là các danh từ chỉ nghề nghiệp chức vụ. Thông qua các từ xưng hô bằng nghề nghiệp chức vụ, chúng ta có thể hiểu được người đó làm gì, giữ vị trí như thế nào. Đối với việc xưng hô bằng danh từ chức vụ nghề nghiệp, không phân biệt tuổi tác, mà chỉ chú ý đến cấp bậc, vị trí của người đó: cao hay thấp, ngang bằng hay thấp hơn, từđó có cách xưng hô cho phù hợp.

Cấp trên, có cấp bậc vị trí cao hơn có thể gọi nhân viên cấp dưới bằng tên riêng: 부장(Phó phòng): 하하하하~ 지해씨지해씨지해씨지해씨, 오늘 방송해본 소감이 어때? (hahaha! Cô Ji Hae, cm tưởng ca cô v bui phát sóng ngày hôm nay thế

nào?)

지해(Ji Hae): 조금 긴장했어요. 전임 진행자가 워낙에 잘하셔서 제가 따라갈 수 있을지 모르겠네요. (Tôi hơi căng thng mt chút . Ch nhim làm tt quá nên tôi ch lo không biết có theo kp không na.)

Trong trường hợp này, người phó phòng đã gọi Ji Hae – nhân viên cấp dưới bằng tên + 씨[ssi]

Cấp trên có thể gọi cấp dưới bằng danh từ chỉ nghề nghiệp chức vụ, mà không cần gọi theo cách nói kính ngữ thêm tiểu từ biểu thị kính ngữ 님[nim] như trong tr ng h p sau ây:

부장(Phó phòng): , 유작가유작가유작가유작가! (à, tác giả Yu)

은호(Eun Ho): 어머! 안녕하세요! 부장님부장님부장님부장님! (ô mô, chào phó phòng!)

Trong tình huống này, người phó phòng gọi Eun Ho là 유작가[Yu jakga] (tác giả Yu). Đây là cách xưng hô kết hợp họ(유/Yu) + danh từ chỉ chức vụ 작가[jakga](tác giả) mà không có tiểu từ biểu thị kính ngữ 님[nim] ở sau.

Tuy nhiên nhân viên cấp dưới khi xưng hô với nhân viên cấp trên không thể xưng hô bằng danh từ chỉ nghề nghiệp chức vụ, mà cần phải thêm kính ngữ 님[nim] vào sau để thể hiện sự kính trọng, tôn trọng đối với cấp trên của mình. Như tình huống trên, nhân vật Eun Ho gọi người phó phòng là 부장님[bujangnim]. 부장[bujang] là danh từ chỉ nghề nghiệp, ý chỉ người phó phòng, kết hợp với tiểu từ biểu thị kính ngữ 님[nim]. Đây là cách xưng hô mang sắc thái kính trọng, được dùng để xưng hô với cấp trên của mình. Khảo sát trong các tác phẩm văn học và điện ảnh Hàn Quốc, không có hợp nào cấp dưới dùng tên riêng hoặc đại từ nhân xưng khi xưng hô với cấp trên của mình.

Dựa vào cấu trúc theo chiều dọc của hệ thống chức vụ thì có thể giải thích cách sử dụng từ xưng hô chức vụ thông qua các quan hệ: người trên > người dưới, người dưới > người trên, và quan hệ giữa những người cùng cấp bậc chức vụ với nhau.

Trong quan hệ giữa người có chức vụ cao hơn với người có chức vụ thấp hơn thì cách xưng hô được dùng phổ biến của người trên với người dưới là “Họ + Tên + chức vụ ”, Họ + chức vụ”, người nói thể hiện mức độ kính trọng của người trước cao hơn so với người sau.

Trong quan hệ giữa người chức vụ thấp với người chức vụ cao thì cách xưng hô chủ yếu mà người có chức vụ thấp nói với người có chức vụ cao hơn là “chức vụ +님”, Họ +tên+chức vụ +님, họ+chức vụ+님. Trong số đó có thể thấy cách xưng hô “chức vụ +님” là cách xưng hô thể hiện mức độ kính trọng cao nhất.

Từ xưng hô được sử dụng giữa những người có cùng cấp bậc chức vụ với nhau so với cách xưng hô của người trên với người cấp dưới, người cấp dưới với người cấp trên thì có vẻ như đa dạng hơn. Có thể sử dụng cách xưng hô gắn 님 vào sau chức vụ như một cách xưng hô thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau, hoặc cũng có thể dùng cách

xưng hô Họ +tên+chức vụ hoặc họ +chức vụ. Trong quan hệ chức vụ cùng cấp nhưng người nói ít tuổi hơn người nghe thì dùng cách xưng hô gắn đuôi 님 vào sau chức vụ, đề cao người nghe. Người nói nhiều tuổi hơn người nghe thì có thể xưng hô theo cách gọi nguyên chức vụ thể hiện sựđề cao người nghe ở mức độ thấp hơn.

Như vậy có thể nói, xưng hô ngoài xã hội thể hiện mối quan hệ thứ bậc khá rõ nét. Tùy thuộc vào thứ bậc vị trí giữa người nói và người nghe mà có cách xưng hô khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát từ xưng hô tiếng hàn thông qua một số tác phẩm văn học và điện ảnh hàn quốc (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)