Từ xưng hô trong các quan hệ xã hội khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát từ xưng hô tiếng hàn thông qua một số tác phẩm văn học và điện ảnh hàn quốc (Trang 108 - 119)

Chương 3 TỪ XƯNG HÔ NGOÀI XÃ HỘI

b. Xưng hô với bạn bè

3.2.3. Từ xưng hô trong các quan hệ xã hội khác

T xưng hô gia ch nhà vi người giúp vic

Các tình huống phim cho thấy chủ nhà thường gọi người giúp việc là 아줌마 : 수남(Soo Nam):. 아줌마.(Chị giúp việc)

아줌(Giúp vic):, 사장님!(Vâng, thưa giám đốc)

Kch bn phim “Ch cn tình yêu”

hoặc Tên + 여사 (Cô ~):

윤여사 (Bà Yoon): 미랑여사! (cô Mirang)

(Kch bn phim "Ti nay ăn gì")

Việc gọi người giúp việc bằng 아줌마 (cô), không chỉ chủ nhà gọi trực tiếp người giúp việc nữ, mà con cái, chị em của chủ nhà cũng có thể xưng hô như vậy:

은지(Eun Ji): 아줌마아줌마아줌마아줌마!(Cô giúp việc)

아줌마(Người giúp vic): , ! 배고파? (, sao thế? Cháu đói à?)

Người giúp vic gi bà ch사모님 (bà ch)

윤여사 (Bà Yoon):미랑여사! (cô Mirang)

미랑(Mi Rang): !, 사모님! (vâng, thưa bà chủ)

(Kch bn phim "Ti nay ăn gì")

hoc gi bà ch bng chc v +

수남(Soo Nam):. 아줌마.(Ch giúp vic)

아줌(giúp vic): , 사장님!(Vâng, thưa chủ tịch)

(Kch bn phim "Ch cn tình yêu”)

T xưng hô gia khách hàng và ch quán

Ch quán xưng hô vi khách hàng là 손님손님손님손님 (quý khách)

점원(Nhân viên ca hàng) : 손님손님손님손님, 무료 메이크업 받아보세요. 행사

중이라 사은품도 드려요(Quý khách. Quý khách hãy trang đim min phí đi

. Công ty chúng tôi đang có s kin nên s tng quý khách quà khuyến mãi.)

사야(Sa Ya) :사은품이요? (quà khuyến mãi ư)

(Kch bn phim “ch cn tình yêu”)

Khách hàng xưng hô vi ch quán là 아줌마:

동식(Dong Sik): 아줌마! 아줌마, 여기 얼마에요? (ơi, cô ơi, cái này bao nhiêu tin?)

주인(Ch quán): 만삼천원이요. (13000 won)

Có trường hp khách hàng dùng t ch quan h h hàng để gi ch quán: 동식(Dong Sik):에이~ 좋다, 이모! 그럼 우리가 깎아주자~! (ây, ngon quá, Dì, dì gim cho cháu tí đi!)

주인: 언제 봤다구 이모여? 깎을 게 없어서 술값을 깎아? 차라리 내 살을 깎아먹어라, 이놈아! (tôi quen biết cu bao gi mà cu gi tôi là dì? Không có gì gim hay sao mà gim giá rượu? Cu ct tht tôi ra mà ăn này, cái cu này!)

(Kch bn phim “Ch cn tình yêu”)

Xưng hô gia cnh sát và nhân dân

Cnh sát khi xưng hô vi người b phm ti bng hình thc kết hp h tên + tiu từ 씨:

담당자(Nhân viên):박순자씨박순자씨박순자씨박순자씨! (Bà Park Sun Cha!)

친정모(Mẹ đẻ Park Soon Ja):! 내가 박순자요! (vâng, tôi là Park Sun Cha)

(“kch bn phim “Ti nay ăn gì”)

hoc có c trường hp dùng đại t nhân xưng ngôi th hai 너 để xưng hô:

"강순희강순희강순희강순희, 네 이름 말고 생년월일을 대란 말야" "깡순이"

(Kang Sun Hy, tao không hi tên mày, mà hi ngày tháng năm sinh y cơ

"KangSuni")

( Tác phm "Xut trn lúc bình minh" _Bang Hyun Suk)

Xưng hô vi người không quen biết, chưa biết tên và chc danh

Một trong những trường hợp chúng ta thường gặp, và thường băn khoăn trong trường hợp đó sẽ gọi đối phương như thế nào. Đó là trường hợp khi chúng ta gặp một người chúng ta chưa hề quen biết, chưa biết tên, biết chức vụ là gì thì xưng hô và gọi người đó như thế nào. Trong tiếng Hàn, việc xưng hô đối với người chưa quen biết, chưa biết địa vị chức vụ thường dùng các danh từ cảm thán 저기요[jeogiyo], 이봐요[iboayo], 저[jeo].

(Shin): 저기요저기요저기요저기요, 저기요저기요저기요저기요! 멋진 오빠! (Anh gì ơi, anh gì ơi! Anh đẹp trai!).

, 도저히 못 참겠어요! 딱 한마디 할게요! (Tôi, không th chu được na ri! Tôi có mt li mun nói)

준희(Jun Hye): 하세요!(Cu nói đi)

(Kch bn phim “Ti nay ăn gì”)

Trong trường hợp này, nhân vật Shin chưa biết tên của nhân vật Jun Hye, cũng chưa biết gọi thế nào, nên đã dùng cách xưng hô chung chung 저기요, 저기요.

Hay như trong tình huống phim sau đây:

사야(Saya): 이봐요이봐요이봐요이봐요.. 괜찮아요? (anh gì ơi... anh không sao ch?)

사야(Saya): ... 죽었어요? 으으..(Chết ri sao?)

사야(Saya): ... 이봐요이봐요이봐요이봐요. 내 말 들려요? (Anh này… Anh có nghe thy li tôi không?)

사야(Saya): 죽었어요!! 눈 좀 떠봐요!! (anh ta chết ri!! Hãy m mt ra!!!)

Kch bn phim “Ch cn tình yêu”

Trong trường hợp này, nhân vật Saya gặp nhân vật Jae Woo đang nằm bất tỉnh nhân sự. Không biết tên, không biết chức vụ nên cô ta phải gọi nhân vật này là 이봐요[iboayo]. Thực chất 이봐요[iboayo] là cách nói không lịch sự.

Trong trường hợp không quen biết, cũng có thể dùng 저[[jeo](này) để gọi người đối phương như trường hợp dưới đây:

강형사 [Cnh sát Kang]: 저저저저, 잠깐만요! (Cô gì ơi, hãy khoan đã!).정말 죄송합니다..(Tôi xin li)

영란(Yeong Ran): 경찰이세요? (Chú là cnh sát à?)

Việc tìm hiểu các từ xưng hô được dùng trong các hoàn cảnh không quen biết như trên sẽ giúp người học tiếng Hàn có thể biết cách xưng hô khi giao tiếp bằng tiếng Hàn

Tiểu kết chương 3

Như vậy, thông qua ý nghĩa và cách sử dụng từ xưng hô ngoài xã hội được nêu ở trên, chúng tôi rút ra những đặc điểm chung của từ xưng hô ngoài xã hội trong tiếng Hàn như sau:

Nhìn vào cuộc nói chuyện của người Hàn Quốc, chúng ta có thể đoán được phần nào mức độ thân sơ mối quan hệ của những người tham gia trong cuộc trò chuyện đó. Từ xưng hô bằng tên gọi trong tiếng Hàn là một loại hình từ xưng hô thể hiện quan hệ thân sơ hay quan hệ trên dưới của người nói và người nghe thông qua việc gắn vào sau tên các tiểu từ chỉ việc xưng hô hoặc tiểu từ biểu thị kính ngữ, chỉ cách. Từ xưng

hô theo tên gọi trong tiếng Hàn chịu ảnh hưởng của mối quan hệ thân sơ và quan hệ trên dưới. Theo đó trong mối quan hệ trên dưới, từ xưng hô theo tên gọi chỉ được sử dụng để gọi người cùng cấp bậc, ngang hàng hoặc người bên dưới, tuy nhiên trong quan hệ thân thiết thì có thể sử dụng lẫn nhau. Mặc dù vậy không được sử dụng cách xưng hô theo tên gọi đối với người đã có chức vụđặc biệt là người lớn hơn. Mặt khác, người Hàn Quốc không hay dùng cách xưng hô gắn 님 vào sau tên gọi. Đại đa số tại các cơ quan công cộng như bệnh viên, nhà hàng, khi xưng hô gọi khách hàng, người ta thường hay sử dụng cách xưng hô Họ + tên + 님.

Có thể rút ra 3 đặc trưng của từ xưng hô ngoài xã hội như sau:

Thứ nhất: tùy theo chức vụ cao hoặc thấp mà có cách xưng hô và từ xưng hô khác nhau. Khi người nghe có chức vụ cao hơn người nói, thì người nói dùng cách xưng hô chức vụ gắn với đuôi 님. Đây là hình thái xưng hô kính trọng bậc nhất. Còn khi người nói có chức vụ cao hơn người nghe, thì khi xưng hô không cần quan trọng có dùng hình thái xưng hô kính trọng hay không, có thể xưng hô một cách tự nhiên như gọi nguyên chức vụ không cần gắn 님, hoặc họ + 님, hoặc (họ) tên +씨.

Thứ 2: Tùy thuộc vào nghề nghiệp, nơi làm việc, hoàn cảnh xưng hô mà có cách xưng hô khác nhau. Đối với các nhân viên văn phòng, có cách xưng hô riêng giữa đồng nghiệp với đồng nghiệp, cấp trên với cấp dưới, cấp dưới với cấp trên. Trong nhà hàng, có cách xưng hô giữa chủ nhà hàng và khách hàng khác nhau. Trong nhà tù, đồn cảnh sát lại có cách xưng hô khác nhau.

Thứ 3: Trong xưng hô ngoài xã hội, người Hàn Quốc cũng có xu hướng thân tộc hóa các mối quan hệ xã hội bằng cách sử dụng các danh từ thân tộc để xưng hô với bạn bè, đồng nghiệp, những người không có mối quan hệ thân tộc. Tuy nhiên, cách xưng hô này được sử dụng trong một số mối quan hệ như bạn bè, đồng nghiệp và thân thiết. Còn lại trong các trường hợp xưng hô ngoài xã hội khác, vẫn rất tuân thủ trật tự, thứ bậc, cấp bậc. Đặc biệt là khi xưng hô với người có địa vị chức vụ cao hơn.

PHN KT LUN

Qua việc tìm hiểu ý nghĩa và cách sử dụng từ xưng hô tiếng Hàn trong phạm vi gia đình và ngoài xã hội, chúng tôi rút ra được một số kết luận sau:

1. Từ xưng hô trong gia đình tiếng Hàn mang các nét nghĩa về thế hệ, giới tính, tuyến thân tộc, chỉ hàng, quan hệ hôn nhân.

1.1. Nét nghĩa chỉ thế hệ thể hiện ở việc từ xưng hô trong gia đình tiếng Hàn thể hiện rất rõ mối quan hệ trên dưới, kính trọng.

1.2. Nét nghĩa giới tính thể hiện ở việc tùy thuộc vào giới tính của người nghe mà có cách xưng hô khác nhau. Nét nghĩa giới tính còn thể hiện ở việc cùng một đối tượng xưng hô nhưng tùy thuộc vào người nói (đối tượng xưng) mà có cách xưng hô khác nhau.

1.3. Nét nghĩa tuyến thân tộc trong xưng hô gia đình Hàn Quốc thể hiện ở việc tùy thuộc vào đối tượng người nghe trong gia đình thuộc bên nội hay bên ngoại mà có cách xưng hô khác nhau.

1.4. Nét nghĩa chỉ hàng trong xưng hô gia đình Hàn Quốc thể hiện ở việc những người sinh ra trong cùng một thế hệ nhưng tùy thuộc vào tuổi tác, thứ bậc, hàng trên hay hàng dưới mà có cách xưng hô khác nhau.

1.5. Nét nghĩa kính trọng trong xưng hô gia đình Hàn Quốc thể hiện ở việc cùng một đối tượng người nghe, nhưng sử dụng nhiều loại từ xưng hô mang sắc thái kính trọng khác nhau. Có loại hình từ xưng hô mang sắc thái thân mật, có từ xưng hô mang sắc thái trung tính, và có từ xưng hô mang sắc thái kính trọng. Tùy thuộc vào đối tượng giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp mà có cách xưng hô khác nhau, thể hiện sắc thái tôn kính khác nhau.

1.6. Nét nghĩa chỉ hôn nhân thể hiện ở việc tùy thuộc vào mối quan hệ hôn nhân mà có cách xưng hô khác nhau. Mặt khác, tùy thuộc vào giai đoạn của cuộc hôn nhân mà có cách xưng hô khác nhau.

2. Từ xưng hô ngoài xã hội thể hiện ý nghĩa thứ bậc, vị trí và quyền uy khá rõ.

2.1. Ý nghĩa thứ bậc trong xưng hô ngoài xã hội thể hiện ở việc tùy từng đối tượng cấp bậc, vị trí xã hội mà có cách xưng hô và từ xưng hô khác nhau. Thông qua cách xưng hô, chúng ta có thể biết được phần nào mối quan hệ thân sơ của những người tham gia trong cuộc trò chuyện. Do đó từ xưng hô ngoài xã hội mang nét nghĩa thân sơ, kính trọng.

2.2. Từ xưng hô ngoài xã hội còn mang nét nghĩa quyền uy rất rõ. Điều này thể hiện ở việc người Hàn Quốc khi xưng hô rất hay sử dụng kính ngữ 님 để thể hiện thái độ kính trọng bậc nhất. Ngay kể cả những từ vốn bản thân nó đã mang nét nghĩa kính trọng, nhưng để thể hiện sự kính trọng, khi xưng hô với người khác người Hàn Quốc

vẫn kết hợp 님 ở sau như 선생님[seonsaengnim](thầy), 교수님[gyosunim](giáo sư).

3. Trong tiếng Hàn, phương tiện xưng hô chủ yếu bao gồm 4 loại: Xưng hô bằng tên gọi, xưng hô bằng danh từ thân tộc, xưng hô bằng danh từ chỉ chức vụ, xưng hô bằng đại từ nhân xưng. Xưng hô trong gia đình Hàn Quốc cũng có sử dụng các phương tiện xưng hô nhưng chủ yếu dùng các danh từ thân tộc làm phương tiện xưng hô chủ yếu. Sau đó đến xưng hô theo tên và chức vụ. Cách xưng hô bằng đại từ nhân xưng không được dùng nhiều trong xưng hô gia đình. Trái lại, xưng hô ngoài xã hội được dùng nhiều nhất là cách xưng hô theo chức vụ, rồi đến xưng hô theo tên gọi, xưng hô đại từ nhân xưng và cuối cùng là đến các danh từ thân tộc.

4. Các yếu tố giới tính, địa vị tuổi tác có ảnh hưởng khá lớn đến cách xưng hô và dùng từ xưng hô trong tiếng Hàn. Tùy thuộc vào giới tính của người nói và người nghe mà có cách xưng hô khác nhau. Tùy thuộc vào địa vị, thứ bậc của người nói người nghe, mức độ kính trọng hay không kính trọng cũng có cách xưng hô khác nhau. Nguyên tắc tuân thủ theo ngôi thứ, họ hàng, nội ngoại vẫn được coi trọng. Điều này cho thấy quy định nghiêm ngặt chặt chẽ của hệ thống từ xưng hô trong tiếng Hàn. Và đây là sự thể hiện của lễ giáo phong kiến, ảnh hưởng khá sâu sắc đến lối tư duy và ngôn ngữ của người Hàn.

5. Trên đây là những kết quả nghiên cứu chính của luận văn. Vì lý do khách quan và chủ quan, nên luận văn này còn nhiều thiếu sót. Chúng tôi mong sẽ nhận được ý kiến đóng góp quý báu để chúng tôi có thể hoàn thiện thêm kết quả nghiên cứu của mình.

TÀI LIU THAM KHO TING VIT

1. Nguyễn Văn Chiến (1993), “Từ xưng hô trong tiếng Việt”, Việt Nam những vấn đề ngôn ngữ và văn hóa, Đại học Ngoại Ngữ Hà Nội

2. Mai Ngọc Chừ (2001) Các ngôn ngữ phương Đông, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội

3. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (2003), Hoàng Trọng Phiến (2003), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, Nxb Giáo dục

4. Nguyễn Trọng Khánh (2008), Sổ tay từ ngữ Hán Việt (dùng trong nhà trường), Nxb Giáo dục

5. Đức Nguyễn (2000), Về cách xưng hô của học sinh đối với thầy giáo. Tạp chí ngôn ngữ (3): 74 – 74.

6. Trần Ngọc Thêm (1997), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb TP Hồ Chí Minh

7. Hoàng Anh Thi (2001), So sánh nghi thức giao tiếp tiếng Nhật và tiếng Việt (qua từ ngữ xưng hô), luận án tiến sĩ ngữ văn

8. Lê Quang Thiêm (2005), Khái niệm văn hóa văn minh và văn hóa truyền thống Hàn, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội

9. Lê Đức Trọng (1993), Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, Nxb thành phố Hồ Chí Minh

10.Phạm Ngọc Tưởng (1999), Các cách xưng hô trong tiếng Nùng, Luận án tiến sĩ ngữ văn, ĐH SP-ĐHQGHN

11.Trần Thúc Việt (2006), Văn học Korea (Triều Tiên – Hàn Quốc), Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội

12.Nguyễn Ngọc Ý (1999), Đại từ điển tiếng Việt, nxb đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh

13.Bùi Thị MinhYến (1990), Xưng hô giữa vợ và chồng trong gia đình người Việt, tạp chí ngôn ngữ số 3 năm 1990.

14.Bùi Thị MinhYến (2001), Từ xưng hô trong gia đình đến xưng hô ngoài xã hội của người Việt, luận án tiến sĩ ngữ văn

15.Hội ngôn ngữ học Việt Nam(1993), Những vấn đề ngôn ngữ và văn hóa Hàn 16.Tạp chí online trường Hàn Ngữ Việt – Hàn Kanata, mục Hàn Quốc đất nước

con người

TING HÀN

Park Eui Jeong, Nghiên cứu so sánh từ xưng hô Hàn Trung)

18.김영배 – 신현숙, 현대한국어문법, 한신문화사 (`1994) (Kim Yeong Bae – Shin Hyeon Suk, Ngữ pháp quốc ngữ hiện đại)

19.남기심 – 고영근, 표준국어문법론, 탑출판사, 서울(1995) (Nam Gy Sim – Ko Yeong Geun, ngữ pháp quốc ngữ tiêu chuẩn)

20.방송통신심의위원회, 지상파 3사 일일드라마에 나타난 호칭어.지칭어 관련 언어사용 사례 분석, (Viện nghiên cứu truyền thông thông tin, Phân tích thực trạng sử dụng từ xưng hô, từ chỉ danh (Danh từ định danh) trong ngôn ngữ xuất hiện trên một số tác phẩm điện ảnh)

21.백남일 – 우리말 풀이사전 (2008), (Beak Nam Il, Từ điển giải thích từ tiếng Hàn)

22.왕한석, 김희숙, 박정운, 김성철, 체서영, 김혜숙, 이정복 –

한국사회와 호칭(2005), (Hwang Han Seok, Kim Hee Suk, Park Jeong Hun, Kim Seong Cheol, Cheol So Yeong, Kim Hye Suk, Lee Jeong Buk – Từ xưng hô và xã hội Hàn Quốc

23.이무영 – 예절바른 우리말 호칭 (2004), (Lee Mo Yeong, Chuẩn mực xưng hô của người Hàn Quốc)

24.이억섭 – 이상억, 현국의 언어, 신구문화사, 서울(1997), (Lee Ik Seop – Lee Sang Eok, ngôn ngữ của Hàn Quốc, lịch sử văn hóa mới)

25.이희성, 국어대사전(1996) (Lee Hee Seong, Đại từ điển Quốc ngữ tiếng Hàn)

DANH SÁCH LUN VĂN THAM KHO

26.Dinh Lan Huong, 호칭어에 반영된 한국과 베트남의 문화 비교 연구,

석사학위논문, 국외국어대학교 국제지역대학원 (Đinh Lan Hương, nghiên cứu so sánh văn hóa Việt Nam và Hàn Quốc thông qua từ xưng hô,

Luận văn thạc sĩ, học viện quốc tế trường đại học Quốc ngữ Hàn Quốc)

27.Lu Thanh Thuy, 한국어와 베트남어의 인칭대명사 대비

연구,석사학위논문, 건국대학교 대학원 국어국문학과 (Lữ Thanh Thủy, nghiên cứu so sánh đại từ nhân xưng trong tiếng Hàn và tiếng Việt, Luận văn thạc sĩ, khoa văn hóa ngôn ngữ viện đại học, trường Đại Học Gyeon Gook)

28.Nguyen Thi Minh Trang, 베트남학습자를 위한 한국어 호칭어 교육

연구, 석사학위논문, 배재대학교 대학원 (Nguyễn Minh Trang, nghiên cứu từ xưng hô tiếng Hàn dành cho người Việt, luận văn thạc sĩ, học viện trường đại học Bae Jae)

29.강병주, 한.일 친족 호칭어 대조현구, 학술논문, 한일언어문화연구소, 2010 (Kang Byung Ju, Nghiên cứu so sánh từ xưng hô thân tộc Hàn Nhật, luận văn khoa văn học và nghệ thuận, viện nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa Hàn Nhật, năm 2010)

30.기봉, 한국어와 중국어의 호칭어 비교 연구, 문학석사학위논문, 강원대학교대학원 (Ky Bung, nghiên cứu so sánh từ xưng hô Hàn Trung, luận văn thạc sĩ văn hóa, viện đại học trường Đại Học Kang Won)

31.지려나, 한중 현대사회 호칭어의 대비연구, 석사학위논문, 숭실대학교 국어국문학과, 2009(Ji Ryeo Na, Nghiên cứu so sánh từ xưng hô ngoài xã hội hiện địa Hàn Trung, Luận văn thạc sĩ, trường đại học Sung Sil, năm 2009)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát từ xưng hô tiếng hàn thông qua một số tác phẩm văn học và điện ảnh hàn quốc (Trang 108 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)