Khái niệm dự án, công trình trọng điểm:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhận diện các điều kiện để liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam thực hiện tốt chức năng tư vấn, phản biện và giám định xã hội đối với các dự án, (Trang 26 - 28)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.5. Khái niệm dự án, công trình trọng điểm:

Có nhiều định nghĩa khác nhau về dự án, Đại Từ điển Tiếng Việt định nghĩa “Dự án là dự thảo một văn kiện quan trong về luật pháp hay kế hoạch. [21, tr.558].

Theo Ngân hàng thế giới “Dự án là tổng thể những chính sách, hoạt động và chi phí liên quan với nhau được thiết kế nhằm đạt được những mục tiêu nhất định trong một thời gian nhất định”.

“Dự án là tập hợp những hoạt động khác nhau có liên quan với nhau theo một logic nhằm vào những mục tiêu xác định, được thực hiện bằng những nguồn lực và trong một khoảng thời gian đã được định trước” [13].

Theo các định nghĩa trên, dự án đƣợc hiểu là những hoạt động có mục tiêu nhất định đƣợc thực hiện trong một khoảng thời gian với những nguồn lực nhất định.

Trên thực tế, có nhiều loại hình dự án hay còn đƣợc gọi là công trình. Theo Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 7 tháng 12 năm 2005 (về Quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình) đã phân loại dự án, công trình nhƣ sau:

- Theo quy mô và tính chất: dự án quan trọng quốc gia (hay còn gọi là công trình trọng điểm quốc gia) do Quốc hội thông qua chủ trƣơng và cho phép đầu tƣ; các dự án còn lại đƣợc phân thành Dự án nhóm A,B,C (phân loại theo dự án và tổng mức đầu tƣ).

- Theo nguồn vốn đầu tƣ: dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc; Dự án sử dụng vốn tín dụng do Nhà nƣớc bảo lãnh; vốn tín dụng đầu tƣ phát triển của Nhà nƣớc; Dự án sử dụng vốn đầu tƣ phát triển của doanh nghiệp Nhà nƣớc; Dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tƣ nhân hoặc sử dụng hỗn hợp nhiều nguồn vốn.

Theo Nghị quyết số 05/NQ-1997-QH công trình quan trọng quốc gia là "các công trình quan trọng" nêu tại Điều 19 của Luật tổ chức Chính phủ, "các chƣơng trình, dự án quốc gia, các công trình xây dựng cơ bản quan trọng" nêu tại khoản 5, Điều 15 của Luật ngân sách Nhà nƣớc, "dự án có ảnh hƣởng lớn đến môi trƣờng" nêu tại Điều 18 của Luật bảo vệ môi trƣờng và dự án đầu tƣ quan trọng, dự án lớn và quan trọng, công trình quan trọng, dự án xây dựng cơ bản quan trọng '' nêu trong Nghị quyết số 02/1997/QH9 của Quốc hội khoá IX tại kỳ họp thứ 11. Công trình quan trọng quốc gia trong Nghị quyết này đƣợc hiểu là một công trình độc lập hoặc một cụm công trình có mối liên kết với nhau, theo quy định nêu tại Điều 2. Cũng theo Điều 2 của Nghị quyết, công trình có một trong các tiêu chuẩn sau đây là công trình quan trọng quốc gia:

1. Công trình có quy mô vốn đầu tƣ từ 10.000 tỷ đồng Việt Nam trở lên (theo thời giá năm 1997).

2. Công trình có ảnh hƣởng lớn đến môi trƣờng hay tiềm ẩn ảnh hƣởng nghiêm trọng đến môi trƣờng.

3. Công trình phải di dân tái định cƣ từ 50.000 ngƣời trở lên ở vùng đông dân cƣ, từ 20.000 ngƣời trở lên ở miền núi, vùng dân tộc thiểu số.

4. Công trình bố trí trên các địa bàn đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh hoặc có di tích lịch sử, văn hoá quan trọng, tài nguyên đặc biệt.

5. Công trình đòi hỏi phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần đƣợc Quốc hội xem xét, quyết định.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhận diện các điều kiện để liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam thực hiện tốt chức năng tư vấn, phản biện và giám định xã hội đối với các dự án, (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)