.Tính chủ động trong hoạt động TVPB&GĐXH của các nhà khoa học

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhận diện các điều kiện để liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam thực hiện tốt chức năng tư vấn, phản biện và giám định xã hội đối với các dự án, (Trang 71 - 72)

Hoạt động TVPB&GĐXH là phƣơng sách hữu hiệu để mở rộng dân chủ, phát huy sự tƣơng tác trong thống nhất giữa Nhà nƣớc và kinh tế thị trƣờng. Muốn phát huy hiệu quả của quá trình tƣơng tác đó, Liên hiệp hội Việt Nam và các hội thành viên cần nâng cao sự chủ động, tích cực phát huy năng lực của mình trong TVPB&GĐXH, cần xoá bỏ sự trông chờ, nghe ngóng những quyết định từ phía lãnh đạo. Trong quá trình thực hiện TVPB&GĐXH có những vấn đề đòi hỏi tính chủ động cao, không phải vấn đề nào cũng đợi đến khi cơ quan đặt hàng nêu yêu cầu mà phải chủ động, đề xuất tham gia. Nếu không có sự chủ động từ phía các nhà khoa học thì một khi vấn đề đã đƣợc giải quyết hoặc mất đi tính thời sự, hiệu quả của hoạt động TVPB&GĐXH sẽ thấp, vai trò của các nhà khoa học sẽ bị suy giảm. Sự chủ động phải đƣợc thể hiện ở tất cả các giai đoạn của quá trình TVPB&GĐXH, thông qua nhiều hình thức khác nhau từ việc phân tích tình hình, đƣa ra các hƣớng và chủ đề cho các tổ chức, cơ quan thuộc Liên hiệp hội Việt Nam thực hiện cho đến chủ động trong việc liên hệ với các cơ quan hữu quan để cùng đề xuất các chủ đề cho TVPB&GĐXH. Điều này cho phép các kết quả TVPB&GĐXH có địa chỉ ứng dụng, nâng cao hiệu quả của công tác này.

3.2.2.Tính độc lập, khách quan trong hoạt động TVPB&GĐXH của các nhà khoa học

Một trong những đặc điểm của trí thức khoa học là luôn có tƣ duy độc lập, không phụ thuộc và ý kiến của ngƣời khác. Do đó, vấn đề đặt ra là phải

thống nhất trong nhận thức và hành động thông qua trao đổi bình đẳng, dựa trên các luận cứ khoa học chứ không thể bắt ngƣời khác làm theo ý mình.

Đặc thù của hoạt động TVPB&GĐXH của các hội khoa học là phải đảm bảo tính khách quan và tính độc lập cao, không bị sức ép của hệ thống hành chính. Trong nhiều trƣờng hợp, những vấn đề cần TVPB&GĐXH là những vấn đề nhạy cảm cần tƣ duy độc lập và khách quan của các chuyên gia, nhà khoa học. Nguyên tắc làm việc ở các hội khoa học là hợp tác và bình đẳng, không theo cấp bậc cao thấp mà theo mô hình mạng lƣới. Mọi ý kiến đóng góp đều đƣợc coi trọng ngang nhau và chỉ đƣợc chấp nhận khi có luận cứ thuyết phục trong tranh luận.

Tính độc lập thể hiện trong hoạt động này cũng chỉ mang tính tƣơng đối vì đây là hoạt động mang tính xã hội cao. Độc lập không có nghĩa là thiếu sự hợp tác, phối hợp và tiếp thu ý kiến của các chuyên gia, các nhóm lợi ích khác nhau.

Tính độc lập không chỉ thể hiện ở mỗi nhà khoa học, mỗi chuyên gia, bản thân Liên hiệp hội Việt Nam và các tổ chức thành viên cũng cần thể hiện sự độc lập trong quá trình TVPB&GĐXH. Muốn phản biện độc lập thì phải có kinh phí độc lập để tiến hành các giai đoạn của quy trình TVPB&GĐXH.

Hoạt động TVPB&GĐXH thƣờng hay va chạm với những vấn đề nhạy cảm, do đó các ý kiến phân tích, đánh giá vừa phải mang tính khách quan dựa trên các luận cứ khoa học song quan trọng là phải phản ánh đƣợc xu hƣớng của dƣ luận. Cũng có trƣờng hợp vấn đề đƣa ra chƣa hẳn đã hoàn toàn mang tính khoa học song nó lại phản ánh đƣợc ý chí và nguyện vọng của đa số dƣ luận xã hội. Đó là điểm khác biệt với phản biện chuyên nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhận diện các điều kiện để liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam thực hiện tốt chức năng tư vấn, phản biện và giám định xã hội đối với các dự án, (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)