Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Liên hiệp hội Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhận diện các điều kiện để liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam thực hiện tốt chức năng tư vấn, phản biện và giám định xã hội đối với các dự án, (Trang 38)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.1. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Liên hiệp hội Việt Nam

Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp hội Việt Nam) đƣợc thành lập theo Quyết định số 121/HĐBT ngày 29/7/1983 của Hội đồng Bộ trƣởng (nay là Chính phủ) nƣớc Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, là tổ chức chính trị-xã hội đại diện cho đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam. Liên hiệp hội Việt Nam có chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức nhƣ sau:

2.1.1.Chức năng của Liên hiệp hội Việt Nam:

- Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các hội thành viên, của trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam.

- Tập hợp, đoàn kết đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ trong nƣớc, trí thức khoa học và công nghệ ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài, điều hoà, phối hợp hoạt động của các hội thành viên. Liên hiệp hội Việt Nam đƣợc thành lập ngày 26/3/1983 tại Hà Nội với số lƣợng ban đầu gồm 14 hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam và Liên hiệp khoa học kỹ thuật Hà Nội. Trải qua một phần gần 30 năm hoạt động, công tác tập hợp đoàn kết đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ trong nƣớc phát triển ngày càng mạnh mẽ. Tính đến 6 tháng đầu năm 2011, tổ chức của Liên hiệp hội Việt Nam đã có 57 Liên hiệp hội tỉnh/thành phố trực thuộc trung ƣơng (trong đó có 35 tỉnh, thành phố có Đảng đoàn Liên hiệp hội địa phƣơng), 72 hội ngành toàn quốc và trên 300 tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc. Trong 6 tháng đầu năm 2011, nhiều Hội thành viên, đặc biệt là các Liên hiệp hội địa phƣơng đã chú trọng công tác củng cố và thành lập thêm các hội thành viên mới; đề xuất với UBND các tỉnh xây dựng trụ sở làm việc, bổ sung nhân sự và kiện toàn tổ chức bộ máy của Liên hiệp hội địa phƣơng. Xuất phát từ nhận thức rằng các cộng đồng ngƣời Việt Nam định cƣ ở

nƣớc ngoài là một bộ phận không thể tách rời của dân tộc, Liên hiệp hội Việt Nam và các hội thành viên luôn chú trọng phát triển quan hệ với trí thức khoa học – công nghệ ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài. Các mối quan hệ này ngày càng đi vào thực chất và có hiệu quả. Thƣờng xuyên có các cuộc trao đổi, sinh hoạt học thuật giữa Liên hiệp hội Việt Nam với trí thức Việt Nam ở nƣớc ngoài.

- Làm đầu mối giữa các hội thành viên và các cơ quan của Đảng, Nhà nƣớc, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức khác nhằm giải quyết những vấn đề chung trong hoạt động hội. Ngay từ những ngày đầu thành lập, Liên hiệp hội Việt Nam đã đƣợc sự quan tâm của Bộ Chính trị, Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam. Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 11/4/1988 của Ban Bí thƣ chỉ rõ: “Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam đƣợc tổ chức và hoạt động theo cơ cấu và quy chế của một đoàn thể quần chúng cấp trung ƣơng”. Chỉ thị 45-CT/TW ngày 11/11/1998 của Bộ Chính trị xác định: “Liên hiệp hội Việt Nam là một tổ chức chính trị-xã hội của trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam, cùng với các đoàn thể chính trị-xã hội khác tạo thành lực lƣợng nòng cốt trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc”. Là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên hiệp hội Việt Nam luôn luôn tích cực và chủ động hƣởng ứng các hoạt động do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động. Trong số các nhà khoa học do Liên hiệp hội Việt Nam giới thiệu theo sự hiệp y và hƣớng dẫn của Mặt trận đã có trên 40 ngƣời trúng cử đại biểu Quốc hội các khoa IX, X, XI, XII, XIII. Nhiều đại biểu các các liên hiệp hội tỉnh/thành phố cũng đƣợc bầu vào Hội đồng Nhân dân địa phƣơng.

- TVPB&GĐXH về khoa học và công nghệ, kinh tế và xã hội cho các cơ quan Đảng, Nhà nƣớc và các tổ chức khác. Đây là thế mạnh của Liên hiệp hội Việt Nam đƣợc Đảng và Nhà nƣớc rất khuyến khích thông qua các văn kiện nhƣ Chỉ thị số 45-CT/TW của Bộ Chính trị năm 1998 hay Quyết định 22/2002/QĐ- TTg của Thủ tƣớng Chính phủ năm 2002 và đƣợc Liên hiệp hội Việt Nam và các hội thành viên thực hiện, trƣớc hết thông qua việc động viên và tổ chức cho đông đảo các nhà khoa học nghiên cứu và phát biểu ý kiến đóng góp vào các văn kiện quan trọng của Đảng và Nhà nƣớc nhƣ Báo cáo chính trị trình Đại hội

Đảng, Hiến pháp sửa đổi, Chiến thƣợng phát triển kinh tế-xã hội, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, các chƣơng trình, dự án đầu tƣ lớn, phức tạp, liên ngành. Có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công tác này là 16 dự án đầu tƣ trọng điểm, trong đó nổi bật là dự án Thuỷ điện Sơn La, đƣờng Hồ Chí Minh (đoạn qua Vƣờn quốc gia Cúc Phƣơng); Thay nƣớc Hồ Tây; Khai quật khảo cổ Hoàng thành Thăng Long; Phòng chống dịch cúm gia cầm; Quy hoạch phát triển Hà Nội hai bên bờ sông Hồng. . .

2.1.2. Nhiệm vụ của Liên hiệp hội Việt Nam:

- Củng cố, phát triển tổ chức, đẩy mạnh hoạt động của các hội thành viên. - Góp phần xã hội hoá các hoạt động khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, chăm sóc sức khoẻ nhân dân.

- Phát triển công tác vận động trí thức khoa học và công nghệ. - Thực hiện vai trò thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

- Tƣ vấn, phản biện và giám định xã hội đối với các chƣơng trình, dự án phát triển kinh tế-xã hội của Nhà nƣớc.

- Tăng cƣờng hợp tác với các hội, các tổ chức phi chính phủ các nƣớc, tham gia các tổ chức khoa học và công nghệ của khu vực và quốc tế.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Liên hiệp hội Việt Nam: Tổ chức của Liên hiệp hội Việt Nam (xem Phụ lục 3) Tổ chức của Liên hiệp hội Việt Nam (xem Phụ lục 3)

2.2.Khái quát nhiệm vụ TVPB&GĐXH của Liên hiệp hội Việt Nam:

TVPB&GĐXH là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Liên hiệp hội Việt Nam. Nhiệm vụ này đã đƣợc xác định rõ trong Điều lệ của Liên hiệp hội Việt Nam, đặc biệt trong Chỉ thị 45/CT-TƢ ngày 11 tháng 11 năm 1998 của Bộ Chính trị Ban chấp hành trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam và Chỉ thị 14-2000/CT-TTg ngày 1 tháng 8 năm 2000 của Thủ tƣớng Chính phủ và gần đây nhất là Chỉ thị 42-CT/TW của Bộ Chính trị Ban chấp hành trung ƣơng

Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 16/4/2010. Ngày 30/1/2002, Thủ tƣớng Chính phủ đã ra Quyết định số 22/2002 QĐ-TTg, khẳng định một cách rõ nét hơn về mục đích, nội dung, đối tƣợng thực hiện, cơ quan đặt yêu cầu TVPB&GĐXH, các hình thức thực hiện, trách nhiệm của các cơ quan đặt yêu cầu, trách nhiệm của Liên hiệp hội Việt Nam và các Hội thành viên, cơ chế tài chính trong TVPB&GĐXH.

Trên thực tiễn, trong suốt gần 30 năm hoạt động và phát triển, Liên hiệp hội Việt Nam đã phát huy đƣợc thế mạnh của đội ngũ chuyên gia đầu ngành, hoạt động trên nhiều lĩnh vực khoa học và công nghệ khác nhau, tham gia vào các hoạt động TVPB&GĐXH và đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp bảo vệ và phát triển đất nƣớc. Các kết quả của TVPB&GĐXH đối với Dự án công trình thuỷ điện Sơn La, vấn đề xử lý nƣớc Hồ Tây, bảo vệ môi trƣờng Rừng quốc gia Cúc Phƣơng, chống thất thoát trong xây dựng. . .đã đƣợc Nhà nƣớc và xã hội ghi nhận.

Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, hệ thống luật pháp liên tục đƣợc sửa đổi và hoàn thiện, Chính phủ phân cấp mạnh thẩm quyền ra quyết định đầu tƣ các dự án cho các ngành và địa phƣơng; tình trạng thất thoát, lãng phí, tham nhũng còn đang phổ biến. . .Do đó, nhu cầu và sự cần thiết của hoạt động TVPB&GĐXH của Liên hiệp hội Việt Nam ngày càng trở nên thiết yếu. Mặc dù hoạt động TVPB&GĐXH của Liên hiệp hội Việt Nam không phải là một hoạt động dịch vụ chuyên nghiệp, nhƣng những đòi hỏi về chất lƣợng, tính khoa học, tính khách quan, trung thực, tính pháp lý của hoạt động này càng ngày càng cao. Do vậy, quy trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ TVPB&GĐXH cũng cần đảm bảo đƣợc mức độ chuyên nghiệp cần thiết. 2.3. Thực trạng hoạt động TVPB&GĐXH của Liên hiệp hội Việt Nam và việc thực hiện Quyết định 22/2002 của Thủ tƣớng Chính phủ:

2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc

Là một tổ chức chính trị-xã hội đại diện cho trí thức khoa học công nghệ Việt Nam, Liên hiệp hội Việt Nam đã tập hợp rộng rãi các chuyên gia trong

hầu hết các lĩnh vực chuyên môn của đất nƣớc. Với đội ngũ chuyên gia này, việc thực hiện hoạt động TVPB&GĐXH có nhiều điểm thuận lợi. Hoạt động TVPB&GĐXH của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam đƣợc đề cập lần đầu tiên tại Chỉ thị số 35-CT/TƢ ngày 11/4/1988 của Ban Bí thƣ trung ƣơng Đảng (khoá VI). Hoạt động này đã đƣợc khẳng định lại nhiều lần tại Nghị quyết số 26-NQ/TƢ ngày 30/3/1991 của Bộ Chính trị (khoá VI), Thông báo số 37-TB/TƢ ngày 20/11/1992 của Ban Bí thƣ (khoá VII), Nghị quyết trung ƣơng 2 (khoá VIII) ngày 24/12/1996 và Chỉ thị số 45 ngày 11/11/1998 của Bộ Chính trị (khoá VIII). Tiếp theo Chỉ thị số 14/2000/CT-TTg ngày 1/8/2000, với Quyết định số 22/2002/QĐ-TTg ngày 30/1/2002, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành một văn bản quy định về hoạt động TVPB&GĐXH của Liên hiệp hội Việt Nam, tạo cơ sở pháp lý cần thiết để hoạt động này đi vào chiều sâu. Trong văn bản này, Thủ tƣớng Chính phủ đã quy định cụ thể và chi tiết về hoạt động TVPB&GĐXH của Liên hiệp hội Việt Nam và các hội thành viên.

Từ khi có Quyết định 22/2002/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ “Về hoạt động tƣ vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các hội khoa học và kĩ thuật Việt Nam”, Liên hiệp hội Việt Nam ở cấp trung ƣơng, cấp địa phƣơng, hay các hội ngành trung ƣơng và kể cả nhiều đơn vị 81, đã tham gia khá hiệu quả vào nhiều hoạt động TVPB&GĐXH từ cấp trung ƣơng cho đến địa phƣơng. Thực hiện Chỉ thị 35-CT/TW và Điều lệ nhiệm kỳ II, ngay từ những năm cuối thập kỷ 80 và đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trƣớc, Liên hiệp hội Việt Nam đã tập hợp chuyên gia của các hội thành viên đóng góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện của Đảng và Nhà nƣớc nhƣ Báo cáo chính trị trình Đại hội VII của Đảng, Hiến pháp 1992. . .Theo đề nghị của các cơ quan của Chính phủ, từ năm 1992 Liên hiệp hội Việt Nam đã tiến hành phản biện nhiều dự án từ quy mô các địa phƣơng cho tới những dự án quy mô lớn mang tầm quốc gia nhƣ tƣ vấn, phản biện luận chứng kinh tế - kỹ thuật công trình thuỷ điện Yaly trên sông Sêsan (Gia Lai); tổ chức thẩm tra hồ sơ kỹ thuật hệ thống tải điện 500kV Bắc Nam; phản biện luận chứng kinh tế - kỹ thuật nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ, Phả Lại II. . . .

Tiếp tục phát huy thế mạnh về TVPB&GĐXH của mình, trong giai đoạn từ năm 2001 cho đến nay, Liên hiệp hội Việt Nam đã thực hiện vai trò phản biện với nhiều công trình, dự án kinh tế-xã hội trọng điểm của đất nƣớc thể hiện qua hàng loạt các dự án lớn có sự tham gia chủ trì phản biện của Liên hiệp hội Việt Nam nhƣ:

Trong năm 2001, bằng việc thành lập 19 hội đồng tƣ vấn chuyên ngành và Ban Tƣ vấn, Phản biện và Giám định xã hội, Liên hiệp hội Việt Nam đã phối hợp với các hội thành viên tổ chức tham gia đóng góp ý kiến cho nhiều văn kiện quan trọng của Đảng và Nhà nƣớc nhƣ: văn kiện và nhân sự Đại hội IX, X của Đảng; Hiến pháp sửa đổi (5/2001); Chiến lƣợc phát triển Khoa học và Công nghệ năm 2001-2010; Chiến lƣợc phát triển giáo dục 2001-2010; phản biện Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2010 của 9 trong số 11 vùng kinh tế (vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Tây Bắc, vùng Bắc Trung Bộ, vùng Đông Nam Bộ, vùng đồng bằng sông Cửu Long, vùng phát triển kinh tế trọng điểm miền Trung, vùng phát triển kinh tế trọng điểm miền Nam, vùng duyên hải Nam Trung Bộ, vùng Tây Nguyên); phản biện đánh giá chất lƣợng, tính khoa học và sƣ phạm của chƣơng trình giáo dục, sách giáo khoa và thiết bị dạy học các trƣờng phổ thông; dự án tài chính giáo dục…Nhiều dự án đầu tƣ trọng điểm thuộc nhiều hội thành viên, nhiều hội đồng tƣ vấn - phản biện và nhiều nhà khoa học, chuyên gia tham gia phản biện. Số lƣợng các dự án, chƣơng trình mà Liên hiệp hội Việt Nam và các hội thành viên tiến hành phản biện khá phong phú, đa dạng trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, hiệu quả của hoạt động này có thể thấy rõ qua một số dự án nhƣ:

Phản biện về dự án Thuỷ điện Sơn La. Ban đầu, Bộ Kế hoạch - Đầu tƣ

đƣa ra phƣơng án xây dựng đập thuỷ điện với cao trình 265m từ mực nƣớc biển đến mặt nƣớc hồ. Các nhà khoa học thuộc Liên hiệp hiệp hội Việt Nam đã tiến hành phản biện theo nhiều cách tiếp cận khác nhau từ lĩnh vực khoa học công nghệ thuỷ điện, địa chất kiến tạo, dự báo động đất, môi trƣờng, các vấn đề về kinh tế-xã hội học, dân tộc học trong việc di dân và phát triển bền vững nói

chung. Theo tính toán của các nhà khoa học, nếu tích nƣớc ở mức 265m, dung tích hồ Sơn La sẽ là 24 tỉ m3, lớn gấp gần 3 lần dung tích hồ tích nƣớc ở Hòa Bình (9 tỉ m3

). Vì Sơn La nằm trong vùng có nguy cơ cao về động đất, cùng một hệ thống sông, hồ Sơn La ở thƣợng nguồn, Hòa Bình ở hạ nguồn, trƣờng hợp xảy ra sự cố động đất gây vỡ đập, 24 tỉ m3

nƣớc hồ Sơn La sẽ là thảm họa khôn lƣờng cho hạ nguồn và cả vùng đồng bằng Bắc Bộ ...Việc xây dựng đập thuỷ điện với cao trình 265m sẽ tích nƣớc và làm cho một phần lớn diện tích của tỉnh Sơn La bị ngập trong nƣớc. Nƣớc ngập sẽ làm biến mất nhiều loài động, thực vật, tác động đến hệ sinh thái và đa dạng sinh học. Đi đôi với vấn đề môi trƣờng, vấn đề dân cƣ cũng đƣợc tính đến. Việc nâng độ cao của đập thuỷ điện đồng nghĩa với phần diện tích ngập trong nƣớc sẽ lớn hơn và số hộ dân phải di dời cũng nhiều hơn. Trong khi đó, công tác di dân, tái định cƣ liên quan đến nhiều vấn đề phức tạp về mặt xã hội nhƣ giải quyết vấn đề việc làm, đất canh tác, xáo trộn về văn hoá. . .

Từ những nghiên cứu, đánh giá đó, Liên hiệp hội Việt Nam đã tiến hành phản biện và đề xuất với Quốc hội phƣơng án xây dựng đập thuỷ điện thấp hơn so với dự kiến ban đầu là 215m với thiết kế 3 bậc thang. Với đề xuất này, vừa đảm bảo đƣợc hiệu quả kinh tế (sản lƣợng điện vẫn đạt yêu cầu) nhƣng vẫn đảm bảo đƣợc các vấn đề về quốc phòng, an ninh, môi trƣờng và xã hội. Với những phản biện sâu sắc của Liên hiệp hội Việt Nam và các hội thành viên, Quốc hội sau đó đã chấp nhận duyệt cao trình 215m, tránh một “hiểm họa” cho các tỉnh, thành phố dƣới xuôi. [1]

Phản biện dự án thay nước Hồ Tây, Hà Nội. Năm 2001, một dự án thay

nƣớc Hồ Tây bằng vốn vay 32 triệu USD của chính phủ Cộng hòa Áo đƣợc UBND TP Hà Nội rục rịch chuẩn bị. Nội dung dự án bao gồm: "Xây dựng hệ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nhận diện các điều kiện để liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam thực hiện tốt chức năng tư vấn, phản biện và giám định xã hội đối với các dự án, (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)