CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.3. Thực trạng hoạt động TVPB&GĐXH của Liên hiệp hội Việt Nam và việc thực hiện
2.3.2. Những hạn chế, yếu kém, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm:
Tuy nhiên, những thành tựu trên mới chỉ là bƣớc đầu, trƣớc những yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nƣớc, từng bƣớc hội nhập, đội ngũ trí thức thuộc Liên hiệp hội Việt Nam đang đứng trƣớc những cơ hội và thách thức. Nhu cầu về TVPB&GĐXH ngày càng tăng và hoạt động này cũng đƣợc sự hƣởng ứng mạnh mẽ của các tổ chức xã hội cũng nhƣ nhiều cơ quan nhà nƣớc và tổ chức quốc tế. Sự hội nhập và tiếp xúc với các tổ chức quốc tế tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp thu, phổ biến nhanh chóng những kỹ thuật TVPB&GĐXH, giúp cho cán bộ, chuyên gia của Liên hiệp hội và các hội thành viên nâng cao trình độ, năng lực TVPB&GĐXH. Trƣớc những thực tiễn của quá trình phát triển, việc tiếp cận thông tin đã tƣơng đối cởi mở hơn nhƣng vẫn còn tình trạng có nơi, có lúc thông tin bị hạn chế và chất lƣợng thông tin chƣa cao, trong một số trƣờng hợp bị điều chỉnh khá nhiều khiến cho hiệu quả của hoạt động TVPB&GĐXH bị hạn chế. Do đó, các nhà khoa học, các chuyên gia của Liên hiệp hội Việt Nam và các hội thành viên cần phải nỗ lực hơn nữa trong hoạt động TVPB&GĐXH. Qúa trình thực hiện nhiệm vụ này trong những năm qua còn bộc lộ một số hạn chế và khó khăn nhất định. Tác giả đã tiến hành phỏng vấn 4 chuyên gia công tác ở các vị trí khác nhau liên quan đến hoạt động TVPB&GĐXH. (Câu hỏi phỏng vấn xem Phụ lục 2). Kết quả
tiến hành phỏng vấn cho thấy những nguyên nhân hạn chế, khó khăn khi tiến hành hoạt động TVPB&GĐXH của Liên hiệp hội Việt Nam tập trung vào các vấn đề sau:
Một là, liên quan đến vấn đề về tổ chức, ý kiến của các chuyên gia 4/4 ý kiến đều cho rằng đến nay Liên hiệp hội Việt Nam mới chỉ tập hợp đƣợc khoảng 1/3 lực lƣợng trí thức trong cả nƣớc, nhiều trí thức trẻ, trí thức trong các doanh nghiệp và trí thức ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài còn ít quan tâm tới hoạt động hội; chƣa quảng bá sâu rộng về hình ảnh của Liên hiệp hội Việt Nam để thu hút và tập hợp trí thức; chƣa tạo môi trƣờng thuận lợi để trí thức tự nguyện tham gia những hoạt động của Liên hiệp hội Việt Nam.
Hai là, liên quan đến vấn đề bộ máy 4/4 chuyên gia cho rằng bộ máy của Liên hiệp hội Việt Nam bộc lộ nhiều điểm bất cập, đặc biệt là các tổ chức thành viên ở các liên hiệp hội tỉnh/thành còn thiếu tính thống nhất, mối quan hệ giữa Cơ quan trung ƣơng Liên hiệp hội Việt Nam với các hội thành viên còn lỏng lẻo, thiếu sự phối hợp; công tác hội viên còn yếu, chƣa chú trọng đến lợi ích và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của hội thành viên và hội viên; chƣa thực sự tạo môi trƣờng hấp dẫn thu hút trí thức tham gia.
Ba là, về vai trò, vị trí 3/4 chuyên gia cho rằng Liên hiệp hội Việt Nam chƣa khẳng định đƣợc vị trí, vai trò của một tổ chức chính trị-xã hội đại diện cho giới trí thức khoa học và công nghệ. Việc tập hợp đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ trong nƣớc và trí thức Việt Nam ở nƣớc ngoài còn hạn chế. Thiếu sự năng động và linh hoạt trong phối hợp hoạt động, thiếu tính chất kết dính và thống nhất trong chỉ đạo; chƣa thể hiện đƣợc vai trò nòng cốt trong phát huy sức mạnh sáng tạo và nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ; chƣa có những đóng góp nổi bật trong việc giải quyết những vấn đề lớn, bức xúc của đất nƣớc về phát triển khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, bảo vệ môi trƣờng, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, tăng trƣởng kinh tế. Trong tƣ duy của nhiều cấp uỷ, chính quyền chỉ xem Liên hiệp hội Việt Nam là tổ chức xã hội - nghề nghiệp, thiếu sự quan tâm, không tin tƣởng để giao phản biện.
Liên hiệp hội Việt Nam có nhiều trí thức đầu ngành, đã kinh qua nhiều cƣơng vị cao trong công tác quản lý Nhà nƣớc, nhƣng chƣa phát huy đƣợc sức mạnh của đội ngũ trí thức; đôi lúc còn lúng túng trong hoạt động TVPB&GĐXH, đặc biệt là liên hiệp hội tỉnh/thành; còn nhiều hạn chế trong việc xây dựng các luận cứ khoa học và tổng kết thực tiễn để đóng góp cho chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc.
Hiện nay, quan niệm của một số cơ quan Nhà nƣớc và một số ít các trí thức cho rằng “Nhà nƣớc làm tất cả và chỉ có cơ quan Nhà nƣớc mới có thể làm tốt đƣợc” vẫn đang ngự trị, điều đó khiến cho khái niệm phản biện xã hội bị hạn chế rất nhiều, đặc biệt là ở các cấp địa phƣơng, vùng sâu, vùng xa. Việc tiếp cận nguồn thông tin đang gặp nhiều khó khăn, chất lƣợng thông tin không cao và trong một số trƣờng hợp bị điều chỉnh khá nhiều khiến cho việc thu thập thông tin và đánh giá chính xác đòi hỏi tốn nhiều công sức, trong khi căn cứ bằng chứng không thật đầy đủ. Bên cạnh đó, những giải pháp nêu lên chƣa có tính đột phá, nhiều đề xuất rơi vào dạng chung chung, ai nói cũng đƣợc.
Các cơ quan Nhà nƣớc còn bị ảnh hƣởng của bệnh thành tích, điều đó khiến cho hoạt động phản biện xã hội của Liên hiệp hội Việt Nam dễ bị coi là “soi mói”, “bới móc” khiến các cơ quan này không mấy mặn mà với hoạt động phản biện và không phải lúc nào họ cũng có thái độ cầu thị tiếp thu các kết quả phản biện. Chính vì vậy, cơ chế phản hồi giữa các cơ quan nhận kết quả TVPB&GĐXH của Liên hiệp hội Việt Nam chƣa tốt nên nhiều khi không đánh giá đƣợc hiệu quả của kết quả TVPB&GĐXH, kết quả của hoạt động này nhiều khi rơi vào lãng quên.
Về cơ chế tài chính cho hoạt động TVPB&GĐXH, 3/4 chuyên gia đƣợc hỏi cho rằng hoạt động TVPB&GĐXH là hoạt động còn tƣơng đối mới ở Việt Nam, do đó cần phải có thời gian để hình thành nên phƣơng thức và kinh nghiệm cho hoạt động này. Kinh phí đầu tƣ cho các tổ chức của Liên hiệp hội Việt Nam còn thấp và không ổn định khiến cho việc triển khai các hoạt động phản biện gặp nhiều khó khăn. Đảng lãnh đạo Liên hiệp hội Việt Nam, Nhà nƣớc cấp kinh phí chủ yếu cho hoạt động này vì vậy Liên hiệp hội Việt Nam
phụ thuộc rất lớn vào Đảng và Nhà nƣớc, trong khi đó, Đảng và Nhà nƣớc lại là đối tƣợng chủ yếu cho hoạt động của hoạt động PBXH. Do vậy, để phát huy tốt chức năng TVPB&GĐXH thì cần có quy định về tính độc lập tƣơng đối và Liên hiệp hội Việt Nam phải có chế độ tài chính độc lập.