7. Kết cấu của đề tài
1.2. Quan niệm và vai trò của phát triển ý thức chính trị của sinh viên ở
trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội
1.2.1. Quan niệm về phát triển ý thức chính trị của sinh viên ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội
Ý thức chính trị của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội không tự nhiên mà có, nó là sản phẩm của quá trình tác động qua lại giữa chủ thể trực tiếp là sinh viên với các chủ thể khác theo những cơ chế, quy luật nhất định. Trong quá trình tương tác đó, ý thức chính trị của sinh viên dần dần hình thành và phát triển, nhất là các thành tố như nhận thức chính trị, tình cảm, niềm tin chính trị; ý chí quyết tâm phấn đấu học tập tốt, cố gắng vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Tuy nhiên, phát triển ý thức chính trị của sinh viên ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội là một dạng đặc thù của quá trình phát triển nhận thức và tư tưởng của con người - xã hội. Đó là quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn ý thức chính trị của họ thông qua sự hình thành, phát triển của các yếu tố, các bộ phận cấu thành của nó. Phát triển ý thức chính trị của sinh viên ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội vừa tuân theo quy luật nhận thức, vừa chịu sự chi phối của quy luật đấu tranh giai cấp trên lĩnh vực tư tưởng - lý
luận. Phát triển ý thức chính trị của đối tượng này là một quá trình mang đặc điểm của nhận thức chính trị, nó khác với quá trình nhận thức một số lĩnh vực khoa học cụ thể khác là không phải chỉ có tiếp thu, lĩnh hội tri thức mà còn là một quá trình đấu tranh giai cấp trên lĩnh vực ý thức hệ để loại bỏ những tư tưởng lỗi thời, lạc hậu, phản động không còn phù hợp với ý thức chính trị xã hội chủ nghĩa.
Phát triển ý thức chính trị xã hội của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội là quá trình tuân theo những quy luật khách quan; biểu hiện tập trung ở trình độ của các chủ thể trong việc nắm bắt, vận dụng các quy luật khách quan ấy nhằm huy động tốt nhất những điều kiện, khả năng có thể để thúc đẩy sự phát triển ý thức chính trị của sinh viên. Đây là quá trình kế thừa biện chứng những yếu tố tiến bộ, tích cực đã được thực tiễn kiểm nghiệm; là quá trình tác động một cách tự giác, có mục đích của các chủ thể nhằm đạt tới sự thường xuyên tích luỹ về lượng tạo ra sự chuyển hoá về chất ý thức chính trị ở mỗi chủ thể nhất định, đáp ứng yêu cầu của đời sống xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định. Nói cách khác, đây là quá trình đấu tranh giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh trong nhận thức, tư tưởng, tâm lý, tình cảm, ý chí quyết tâm chính trị của họ thông qua quá trình học tập, rèn luyện và công tác nhằm đáp ứng mục tiêu yêu cầu đào tạo đã xác định.
Theo hướng tiếp cận đó, có thể quan niệm: Phát triển ý thức chính trị của sinh viên ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội là quá trình tác động hợp quy luật của các chủ thể nhằm tạo ra sự biến đổi về chất trong nhận thức, tình cảm, niềm tin và ý chí quyết tâm chính trị của sinh viên thông qua hoạt động học tập, sinh hoạt tại trường và cộng đồng nhằm đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo của nhà trường và đòi hỏi của xã hội trong từng giai đoạn nhất định.
Mục tiêu cao nhất và xuyên suốt của phát triển ý thức chính trị của sinh viên ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội là quá trình không ngừng tích lũy dần dần về lượng của tri thức, tình cảm và ý chí quyết tâm chính trị để đến một giới hạn nhất định tạo ra sự chuyển biến về chất thành những suy nghĩ và hành vi chính trị đúng đắn; xây dựng cho họ thế giới quan duy vật biện chứng, phương pháp luận khoa học; tính tự chủ, tự lực, tự cường, sự năng động, nhạy bén, sáng tạo, khả năng phân tích, tổng hợp, đánh giá, xem xét và xử lý các tình huống chính trị phức tạp diễn ra trong xã hội, ở trong nước và trên thế giới.
Chủ thể phát triển ý thức chính trị của sinh viên ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn là hệ thống tổ chức lãnh đạo, quản lý, giáo dục, các tổ chức đoàn thể, tổ chức đoàn và hội sinh viên, các lớp, các khoa giảng viên, v.v.. đặc biệt là Phòng công tác chính trị sinh viên, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội sinh viên của nhà trường. Nhưng trong đó, với tư cách là chủ thể trực tiếp phát triển ý thức chính trị, sinh viên có vai trò tích cực, năng động, độc lập và sáng tạo trong tiếp nhận, xử lý những tác động của quá trình phát triển, trực tiếp tạo nên sự thay đổi về chất quá trình đó; biến quá trình phát triển thành quá trình tự phát triển.
Nội dung của phát triển ý thức chính trị của sinh viên ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn là nâng cao hiểu biết của sinh viên về chủ nghĩa Mác - Lênnin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; xây dựng ý thức chính trị vững vàng, lập trường kiên định, niềm tin vào con đường Đảng và Nhà nước lựa chọn; xác định và xây dựng thái độ, niềm tin, lý tưởng cao đẹp và đúng đắn, học tập và cống hiến vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tình cảm cách mạng trong sáng, tình yêu quê hương đất nước và lòng tự hào dân tộc sâu sắc; có thái độ đúng đắn và kiên quyết đối với những điều sai trái, tiêu cực, nhận thức rõ bản
chất phản động, âm mưu chống phá của các thế lực thù địch; ý chí quyết tâm cao để vượt qua những khó khăn của quá trình học tập, của cuộc sống và quá trình hoạt động chính trị - xã hội, v.v.. Theo đó, những nội dung cơ bản của quá trình phát triển ý thức chính trị của sinh viên ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội được thể hiện trên những vấn đề cơ bản như sau:
Thứ nhất, đó là quá trình tác động toàn diện của các chủ thể giáo dục và sự nỗ lực của bản thân sinh viên nhằm làm biến đổi tri thức chính trị của họ từ những tri thức kinh nghiệm là chủ yếu sang tri thức lý luận chính trị. Quá trình đó góp phần giúp sinh viên nâng cao sự hiểu biết về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, nhiệm vụ chính trị của nhà trường; thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức của ngành nghề mà mình đang theo học; nắm rõ âm mưu, thủ đoạn chống phá của kẻ thù trong tình hình mới,... Từ sự nhận thức đúng đắn và đầy đủ hệ thống tri thức này sẽ hình thành ở sinh viên hệ thống lý luận chính trị, lập trường giai cấp, niềm tin và tình cảm cách mạng, mục tiêu và lý tưởng cộng sản, bản lĩnh chính trị vững vàng.
Thứ hai, đó là quá trình tác động của các chủ thể giáo dục làm biến đổi tình cảm, niềm tin chính trị của sinh viên phát triển theo khuynh hướng từ chỗ dựa trên cơ sở những kinh nghiệm cảm tính mang nặng dấu ấn tự phát sang tình cảm cách mạng, niềm tin cộng sản dựa trên cơ sở lý luận cách mạng và khoa học là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Quá trình đó làm cho sinh viên ngày càng giác ngộ sâu sắc về mục tiêu, lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, về con đường cách mạng mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn; làm cho tình cảm cách mạng, niềm tin cộng sản của họ ngày càng sâu sắc và vững chắc hơn.
Thứ ba, đó là quá trình tác động của các chủ thể giáo dục kết hợp với sự tự tu dưỡng, rèn luyện của từng sinh viên nhằm hình thành ở họ ý chí quyết tâm chính trị cao. Điều này được thể hiện ở sự bình tĩnh, tự tin, linh hoạt, sáng tạo trong xử lý các tình huống chính trị phức tạp, nhạy cảm và tâm thế sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, thử thách để hoàn thành nhiệm vụ, không sợ vất vả, khó khăn. Trong quá trình học tập tại trường cũng như công tác sau khi tốt nghiệp, vào những thời điểm cam go, đứng trước những vấn đề phức tạp, khẩn trương, thậm chí khi phải đối mặt với những vấn đề liên quan đến sinh mệnh chính trị, họ cũng không hề tỏ ra nao núng tinh thần, vẫn lạc quan, tin tưởng vào bản thân và khả năng thắng lợi cuối cùng. Đó chính là biểu hiện sinh động và rõ nét của ý chí quyết tâm chính trị cao ở người sinh viên.
Bản chất phát triển ý thức chính trị của sinh viên ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn được biểu hiện trên các khía cạnh cơ bản như:
Một là, phát triển ý thức chính trị của sinh viên ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn là một quá trình khách quan.
Sự phát triển ý thức chính trị của sinh viên ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn chịu sự tác động, chi phối của tổng hợp các quy luật như: quy luật phát triển nhân cách, các quy luật giáo dục, dạy học, các quy luật công tác tư tưởng, các quy luật và tính quy luật về sự tương tác giữa ý thức chính trị với các hình thái ý thức xã hội khác, v.v.. Sự tác động của các quy luật nói trên là tất yếu khách quan; hiệu quả tác động của nó tới quá trình phát triển ý thức chính trị của sinh viên ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn tuỳ thuộc vào khả năng của chủ thể, trực tiếp là sinh viên trong nhận thức, vận dụng các quy luật đó; biểu hiện tập trung ở việc nắm bắt, phản ánh, định hướng cho sự tác động của từng quy luật cũng như sự tác động tổng hợp của chúng trong những điều kiện xác định.
Hiện nay, mặt trái của quá trình mở cửa, hội nhập quốc tế và nền kinh tế thị trường,… đã, đang làm nảy sinh những tiêu cực xã hội, làm ảnh hưởng đến nhận thức và tình cảm chính trị của các tầng lớp nhân dân, trong đó có sinh viên. Cùng với đó, tình hình thế giới, khu vực đang tiếp tục có những diễn biến hết sức nhanh chóng, phức tạp và khó lường; chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đang ra sức tiến hành chiến lược “diễn biến hoà bình” đối với Việt Nam, bằng những âm mưu và thủ đoạn hết sức xảo quyệt. Chúng muốn làm cho những người nhẹ dạ, cả tin, bản lĩnh và ý thức chính trị không vững vàng,... đứng trước những khó khăn trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và đổi mới đất nước sẽ dẫn đến dao động về niềm tin, phai nhạt lý tưởng cách mạng,… Trong các đối tượng kẻ thù tập trung chống phá, thế hệ trẻ, sinh viên được xem là một trọng điểm, với mục đích tạo ra một lớp người quay lưng lại với quá khứ, thờ ơ với chính trị, chạy theo lợi ích vật chất tầm thường, mất niềm tin, giảm sút ý chí, phủ nhận truyền thống và thành quả cách mạng. Chính vì vậy, phát triển ý thức chính trị cho thế hệ trẻ nước nhà nói chung, sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội nói riêng không phải là ý muốn chủ quan, mà đó là yêu cầu khách quan của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn cách mạng mới; nhằm giáo dục, đào tạo họ trở thành những người cán bộ, lực lượng tri thức trẻ, tương lai của đất nước “vừa hồng, vừa chuyên”, không những giỏi về chuyên môn nghiệp vụ mà còn vững vàng về bản lĩnh, ý thức chính trị.
Thứ hai, phát triển ý thức chính trị của sinh viên ở Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn là quá trình liên tục phát hiện và giải quyết các mâu thuẫn vốn có trên mọi phương diện hoạt động sống của họ trong suốt quá trình giáo dục đào tạo tại trường.
Bản thân mỗi sự vật, hiện tượng luôn có sự vận động biến đổi không ngừng. Khuynh hướng chung của sự vận động là phát triển. Đây là vấn đề
có tính quy luật. Ý thức chính trị của sinh viên ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội cũng tuân theo quy luật chung đó. Phát triển của sinh viên ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn không phải là quá trình tự phát mà là một quá trình tự giác, trên cơ sở nhận thức và hành động đúng quy luật của các chủ thể tiến hành giáo dục trong nhà trường và của cả bản thân mỗi sinh viên. Quá trình phát triển ý thức chính trị của đối tượng này luôn chứa đựng những mâu thuẫn nội tại. Thực chất đây là quá trình đấu tranh giải quyết mâu thuẫn giữa những xu hướng vận động, biến đổi đối lập nhau, giữa cái cũ với cái mới, cái đúng với các sai, cái lạc hậu với cái tiên tiến hợp quy luật. Trong quá trình phát triển, hệ thống các mâu thuẫn tồn tại đa dạng và tiềm ẩn trong các yếu tố cấu thành ý thức chính trị: nhận thức chính trị, tình cảm và niềm tin chính trị, ý chí quyết tâm chính trị của mỗi sinh viên,… Chẳng hạn, mâu thuẫn giữa yêu cầu cao về hệ thống tri thức chính trị với nhận thức chính trị còn ở trình độ thông thường, mang tính kinh nghiệm là chủ yếu; mâu thuẫn giữa trình độ nhận thức chính trị còn hạn hẹp với những tình huống, những vấn đề chính trị - xã hội ở trong nước, khu vực và thế giới đã, đang diễn ra nhanh chóng, phức tạp, khó nhận biết và xử lý; mâu thuẫn giữa tình cảm chính trị tốt đẹp với hệ thống tri thức chính trị chưa đầy đủ và ý chí quyết tâm chính trị chưa thật cao, v.v..
Mặt khác, các mâu thuẫn còn tồn tại ngay trong cách thức, khuynh hướng, gắn với mỗi giai đoạn của quá trình phát triển. Bởi vậy, quá trình phát triển ý thức chính trị của sinh viên ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn trước hết, là quá trình các chủ thể thường xuyên phát hiện những mâu thuẫn nội tại trong ý thức chính trị của họ. Việc phát hiện mâu thuẫn phải tuân thủ nguyên tắc khách quan, toàn diện, lịch sử - cụ thể, trên cơ sở bám sát những biểu hiện cụ thể của ý thức chính trị trong toàn
bộ cuộc sống, hoạt động học tập, nghiên cứu và rèn luyện của mỗi cá nhân cũng như tập thể sinh viên; quan hệ của nó với các hình thái ý thức xã hội khác; từ đó xác định, phân loại đúng mâu thuẫn; tích cực thiết lập những điều kiện cần thiết để giải quyết, chuyển hoá các mâu thuẫn ấy. Đây là cơ sở khách quan hình thành hệ thống động lực cho quá trình phát triển ý thức chính trị của họ.
Thứ ba, phát triển ý thức chính trị của sinh viên ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn là quá trình thường xuyên tích luỹ dần dần về lượng