7. Kết cấu của đề tài
1.3. Những nhân tố tác động đến phát triển ý thức chính trị của sinh viên ở
1.3.4. Sự tác động từ môi trường chính trị xã hội của nhà trường
Quá trình hình thành và phát triển ý thức chính trị của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau: công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong nhà trường, sự biến đổi của tình hình kinh tế, chính trị - xã hội trên thế giới và đất nước,… Bên cạnh đó, môi trường chính trị - xã hội tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình này. Bởi đây chính là môi trường mà các sinh viên trực tiếp học tập và rèn luyện. Như các nhà kinh điển mácxít đã chỉ rõ: “Con người tạo
ra hoàn cảnh đến mức nào thì hoàn cảnh cũng tạo ra con người đến mức ấy” [40, tr. 55].
Môi trường chính trị - xã hội của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội là tổng hòa các mối quan hệ chính trị - xã hội, đời sống chính trị, tư tưởng, tình cảm, đạo đức, lối sống,… của các tổ chức và cá nhân trong trường. Môi trường chính trị - xã hội của nhà trường có ảnh hưởng thường xuyên, trực tiếp đến quá trình phát triển ý thức chính trị của sinh viên. Quá trình tác động này được biểu hiện thông qua các mối quan hệ cơ bản của sinh viên trong suốt quá trình học tập và sinh hoạt tại trường. Đó là quan hệ giữa sinh viên với giảng viên, giữa sinh viên với lãnh đạo nhà trường, giữa sinh viên với các cơ quan, tổ chức trong trường và quan hệ giữa các sinh viên với nhau. Các mối quan hệ đó luôn tồn tại, đan xen trong tất cả các hoạt động của sinh viên, từ học tập, rèn luyện đến vui chơi, tham gia các hoạt động chính trị - xã hội, các phong trào xung kích của tuổi trẻ, v.v.. Chính thông qua đó, sinh viên tiếp nhận một cách trực tiếp các tác động (chủ yếu là tác động tích cực) của môi trường chính trị - xã hội của nhà trường, từ đó nâng cao nhận thức chính trị, tình cảm, niềm tin chính trị và ý chí quyết tâm chính trị của họ. Mặt khác, thông qua đó, với tư cách là “chủ thể sáng tạo” họ còn tác động trở lại làm cho môi trường chính trị - xã hội của nhà trường phát triển bền vững và phong phú thêm.
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội là một trong những trung tâm đầu ngành của cả nước về nghiên cứu và giảng dạy các ngành khoa học xã hội. Đây là điều kiện khách quan thuận lợi để sinh viên tiếp thu và từng bước nâng cao trình độ hiểu biết về lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước ; trên cơ sở đó, phát triển nhận thức chính trị của mình. Trong quá trình đào tạo tại trường, sinh viên được học tập, nghiên
cứu chuyên sâu các môn khoa học cơ sở, cơ bản, nhất là khoa học xã hội và nhân văn; được bồi dưỡng, rèn luyện thông qua các hoạt động giáo dục chính trị, đạo đức, giáo dục truyền thống và các hoạt động chính trị - xã hội, hoạt động ngoại khóa. Thông qua đó mà thế giới quan, nhân sinh quan và phương pháp, tác phong khoa học được hình thành, phát triển; cùng với đó hệ thống tri thức chính trị được xây dựng và củng cố; tình cảm, niềm tin vào mục tiêu, lý tưởng của Đảng, vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Mặt khác, đội ngũ giảng viên của nhà trường đại đa số đều là những chuyên gia đầu ngành về khoa học xã hội, có kiến thức sâu rộng, bản lĩnh chính trị vững vàng, có kinh nghiệm và đam mê đối với sự nghiệp trồng người, luôn gần gũi, tận tình giảng dạy, dìu dắt các thế hệ sinh viên. Đây là cơ sở thực tiễn trực tiếp cho sự hình thành, phát triển tình cảm, niềm tin chính trị của họ.
Rõ ràng, xét tổng thể, môi trường chính trị - xã hội của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội có tác động tích cực, thuận chiều đối với sự phát triển ý thức chính trị của sinh viên.