Sự tác động từ công tác giáo dục chính trị tư tưởng của nhà trường

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển ý thức chính trị của sinh viên ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội hiện nay (Trang 46 - 48)

7. Kết cấu của đề tài

1.3. Những nhân tố tác động đến phát triển ý thức chính trị của sinh viên ở

1.3.3. Sự tác động từ công tác giáo dục chính trị tư tưởng của nhà trường

Cả lý luận và thực tiễn đều khẳng định, giáo dục có vị trí, vai trò rất to lớn đối với sự phát triển của mỗi con người và cộng đồng nhân loại, “con người muốn cải tạo và hoạt động có hiệu quả thì phải được giáo dục’’ [54, tr.60]. Mọi thành tựu văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần truyền lại cho thế hệ sau, bảo đảm cho sự phát triển liên tục và bền vững của xã hội đều được thực hiện thông qua sự giáo dục. Đó là quá trình tổ chức, điều khiển, định hướng của chủ thể giáo dục đối với khách thể giáo dục nhằm xây dựng cho các khách thể những phẩm chất nhất định. Do vậy, giáo dục là hoạt động có tính chất và quy mô xã hội, thể hiện tính tự giác, chủ động của xã hội trong việc xây dựng thế hệ kế tiếp phù hợp với nhu cầu và tiến bộ xã hội. Con người là sản phẩm của xã hội, bởi vậy cũng là sản phẩm của giáo dục. Hêghen cho rằng: giáo dục là một nghệ thuật làm hình thành nên những con người có nhân cách, nó xem con người như một tồn tại tự nhiên và vạch ra những con đường mà theo con đường này con người được sinh ra một lần nữa, bản tính thứ nhất của nó chuyển thành bản tính thứ hai: bản tính tinh thần, sao cho cái tinh thần ấy trở thành thói quen trong con người.

Mặt khác, ý thức chính trị của mỗi cá nhân nói chung và sinh viên ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội nói riêng không hình thành một cách tự phát mà hình thành tự giác, chủ yếu và trực tiếp thông qua quá trình giáo dục. Thực tiễn đã chỉ ra, công tác giáo dục chính trị tư tưởng luôn giữ vai trò rất quan trọng đối với việc hình thành nhân cách, lý tưởng sống đúng đắn, bản lĩnh chính trị vững vàng và phẩm chất chính trị tốt đẹp cho sinh viên. Sinh thời, Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến việc giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ Việt Nam, nhất là sinh viên một

cách toàn diện và chỉ rõ đây là một nhiệm vụ chiến lược của Đảng ta. Theo đó, một trong những vấn đề Người đặt lên hàng đầu là nhiệm vụ giáo dục chính trị tư tưởng cho họ. Bởi theo Người, “giáo dục chính trị, tư tưởng là một điều rất quan trọng” [28, tr. 74], nhằm góp phần xây dựng nên con người toàn diện, vừa hồng, vừa chuyên.

Đảng Cộng sản Việt Nam trên cơ sở khẳng định vai trò to lớn của sinh viên trong sự nghiệp cách mạng đã nhấn mạnh, công tác giáo dục đào tạo, bồi dưỡng sinh viên là vấn đề chiến lược của cách mạng Việt Nam, nhất là việc giáo dục cho họ phẩm chất chính trị. Đảng chỉ rõ: “Đối với thế hệ trẻ, chăm lo giáo dục, bồi dưỡng, đào tạo phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, văn hoá, sức khỏe, nghề nghiệp; giải quyết việc làm, phát triển tài năng và sức sáng tạo, phát huy vai trò xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [17, tr. 126].

Trên thực tế, mặc dù nhận thức và tình cảm chính trị ít nhiều luôn tồn tại, hiện hữu trong mỗi con người Việt Nam nói chung và sinh viên ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội nói riêng, nhưng để tri thức, tình cảm đó có thể phát triển thành ý thức chính trị; đặc biệt, để ý thức đó có tác dụng định hướng tư duy, điều chỉnh hành vi chính trị của mỗi sinh viên thì tất yếu phải phụ thuộc trực tiếp vào sự giáo dục của các chủ thể. Bởi lẽ, đây là hoạt động được tiến hành một cách chủ động, tích cực, tự giác, có mục đích và có kế hoạch, với những nội dung và định hướng cụ thể, rõ ràng và khoa học, qua đó quyết định phương hướng, nội dung, chất lượng và hiệu quả quá trình phát triển ý thức chính trị của đối tượng này.

Mặt khác, công tác giáo dục chính trị tư tưởng của các chủ thể không những bồi đắp, bổ sung, phát triển ý thức chính trị của sinh viên một cách đầy đủ, có hệ thống, đúng đắn và toàn diện, mà còn phát huy tối đa tác động tích cực của môi trường xã hội và nhà trường, của điều kiện kinh tế - xã hội, đồng

thời giúp họ tránh được những tác động tự phát của môi trường xã hội và mặt trái nền kinh tế thị trường, sự kích động, lôi kéo của các thế lực thù địch; qua đó tạo cơ sở, tiền đề và điều kiện thuận lợi để chuyển hóa tri thức, tình cảm, niềm tin và ý chí quyết tâm chính trị của sinh viên thành phẩm chất chính trị tốt đẹp, cổ vũ, động viên và thúc đẩy họ vươn lên khắc phục mọi khó khăn trong học tập, nghiên cứu, rèn luyện tốt, phấn đấu trở thành những cán bộ, công chức, viên chức mẫu mực trong tương lai.

Đặc biệt, công tác giáo dục chính trị của các chủ thể nếu được thực hiện một cách đẩy đủ, khoa học và hiệu quả còn giúp cho sinh viên xác định đúng mục tiêu, phương hướng tự giáo dục, tự bồi dưỡng để chuyển hóa những yêu cầu khách quan của xã hội, của nhà trường thành nhu cầu nội tại của bản thân, từ đó giúp họ tích cực, chủ động, tự giác trong tự giáo dục, tự bồi dưỡng để hình thành, phát triển ý thức chính trị của chính mình.

Tổng hợp những yếu tố trên có thể khẳng định, công tác giáo dục chính trị tư tưởng không chỉ đóng vai trò rất quan trọng, mà còn là đòi hỏi khách quan và yêu cầu cấp thiết đối với quá trình phát triển ý thức chính trị của sinh viên ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển ý thức chính trị của sinh viên ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội hiện nay (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)