7. Kết cấu của đề tài
2.2. Một số giải pháp cơ bản phát triển ý thức chính trị của sinh viên ở
2.2.3. Phát huy tính tích cực, chủ động và tự giác của sinh viên trong
tự giáo dục, rèn luyện để phát triển ý thức chính trị
Đây là giải pháp có ý nghĩa quan trọng, quyết định đến sự phát triển ý thức chính trị của sinh viên. Thực hiện tốt giải pháp này cũng chính là quá trình hiện thực hóa các giải pháp khác. Tất cả các giải pháp khác chỉ có ý nghĩa khi nó khơi dậy, phát huy được tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của bản thân mỗi sinh viên trong tự giáo dục, tự rèn luyện để phát triển ý thức chính trị.
Để thực hiện tốt giải pháp này, cần tập trung vào các nội dung cơ bản sau:
* Thứ nhất, xây dựng cho sinh viên động cơ phấn đấu, rèn luyện đúng đắn; khơi dậy ở họ nhu cầu nghiên cứu, nâng cao trình độ tri thức chính trị.
Phát huy tính tích cực, chủ động và tự giác là hoạt động mang tính độc lập rất cao của chủ thể. Đó là quá trình “hướng nội”, “tự thân vận động”, được thôi thúc bởi “nội lực”, động cơ bên trong. Phát triển ý thức chính trị của sinh viên chỉ thực sự có ý nghĩa và kết quả đích thực khi mỗi sinh viên thực sự có động cơ phấn đấu rèn luyện đúng đắn.
Động cơ giống như “chìa khóa” cởi bỏ nút thắt trong tư tưởng, suy nghĩ của sinh viên. Khi xác định được động cơ phấn đấu, rèn luyện đúng đắn của mình, sinh viên dễ dàng vượt qua được những khó khăn và thử thách trong học tập, trong cuộc sống hàng ngày, hình thành bản lĩnh chính trị vững vàng và lý tưởng sống cao đẹp. Ngược lại, khi không có động cơ, hoặc động cơ phấn đấu không đúng đắn, sinh viên dễ tỏ ra chán nản, muốn bỏ cuộc khi gặp những khó khăn và trở ngại trong học tập và cuộc sống, mất tinh thần cảnh giác với những đối tượng xấu, dễ bị lôi kéo, kích động gây ra hậu quả không mong muốn,… Vì vậy, việc xây dựng động cơ phấn đấu, rèn luyện đúng đắn cho sinh viên phải trở thành một trong những yêu cầu cần được quan tâm và giải quyết kịp thời. Thực hiện tốt yêu cầu này không những góp phần phát triển ý thức chính trị của sinh viên, mà còn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của nhà trường, kết quả học tập, rèn luyện của mỗi sinh viên.
Theo đó, mỗi chủ thể, trực tiếp nhất là mỗi sinh viên phải luôn coi việc xây dựng động cơ phấn đấu, rèn luyện đúng đắn là nghĩa vụ và trách nhiệm chính trị của bản thân đối với Tổ quốc, với sự nghiệp cách mạng của Đảng, với nhiệm vụ giáo dục đào tạo của nhà trường. Xây dựng động cơ phấn đấu, rèn luyện đúng đắn còn đòi hỏi mỗi sinh viên phải nghiêm khắc đấu tranh với những biểu hiện coi nhẹ vị trí, tầm quan trọng của việc phát triển ý thức chính trị, chỉ chú trọng đến kết quả học tập, hoặc thái độ thờ ơ chính trị, chỉ lo phấn đấu cho bản thân mà bàng quan đối với các hoạt động xã hội của cộng đồng, trước các vấn đề chính trị - xã hội của đất nước.
Để xây dựng động cơ phấn đấu, rèn luyện đúng đắn cho sinh viên đòi hòi các các tổ chức và lực lượng sư phạm trong nhà trường phải thường xuyên quan tâm xây dựng động cơ, mục đích học tập, rèn luyện đúng đắn cho học viên, khắc phục những tiêu cực trong học tập, rèn luyện. Việc xây dựng động cơ, mục đích học tập đúng đắn cho sinh viên cần thực hiện một cách chủ động
và tích cực ngay từ khi sinh viên mới nhập trường. Mặt khác, biết kết hợp linh hoạt, sáng tạo hoạt động này với các mặt hoạt động khác của nhà trường, nhất là việc định hướng giá trị nghề nghiệp, tích cực hóa các hoạt động chính trị - xã hội để thu hút đông đảo sinh viên tham gia.
Dù trong hoàn cảnh nào, mỗi sinh viên cũng cần phát huy cao độ ý thức tự giác, tính tích cực nhằm biến quá trình giáo dục, đào tạo thành quá trình tự giáo dục, tự đào tạo để không ngừng phát triển ý thức chính trị cho bản thân. Mỗi sinh viên cần phải xây dựng cho mình kế hoạch phấn đấu cụ thể, tỷ mỉ, thiết thực; lựa chọn hình thức, phương pháp tự giáo dục, tự rèn luyện linh hoạt, sáng tạo và thường xuyên nêu cao ý chí quyết tâm bền bỉ thực hiện kế hoạch đã xác định. Từng sinh viên phải nhận thức sâu sắc rằng, phẩm chất và năng lực trong đó có ý thức chính trị của mình không tự nhiên mà có, nó chỉ có được khi trải qua quá trình học tập, rèn luyện cũng như quá trình tự học tập, tự rèn luyện công phu, nghiêm túc, phấn đấu kiên trì và bền bỉ.
Song song với việc xây dựng động cơ phấn đấu, rèn luyện đúng đắn, cần khơi dậy nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu nâng cao tri thức chính trị cho sinh viên. Đây là một trong những nội dung quan trọng, góp phần tạo động lực thúc đẩy quá trình phát huy tích cực, chủ động và tự giác của mỗi sinh viên trong phát triển ý thức chính trị. Theo đó, phải làm cho sinh viên nhận thức rõ vị trí, vai trò quan trọng của ý thức chính trị nói chung và phát triển ý thức chính trị ở mỗi sinh viên của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn nói riêng. Khi sinh viên nhận thức tốt được vai trò của ý thức chính trị với lợi ích của mình và xã hội, tất yếu trong họ sẽ nảy sinh nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu nâng cao trình độ tri thức chính trị. Với nhu cầu chính đáng và thiết thực đó, mỗi sinh viên mới có thể chuyển hóa những tri thức trên lý thuyết, sách vở thành những tri thức của mình, sử dụng chúng hiệu quả khi giải quyết các vấn đề trong thực tế cuộc sống.
Mặt khác, để khơi dậy nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu nâng cao tri thức chính trị cho sinh viên ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, cần thường xuyên thực hiện tốt các hoạt động học tập, nghiên cứu như: tổ chức thường kỳ các buổi tọa đàm, xêmina, nghiên cứu khoa học,… với chủ đề có liên quan đến ý thức chính trị; trong giảng dạy các các môn lý luận chính trị thường xuyên đưa ra các tình huống có vấn đề yêu cầu sinh viên về nhà nghiên cứu, tìm hiểu rồi trao đổi, tranh luận để đi đến thống nhất nhận thức, tạo cơ sở cho những hành vi chính trị đúng đắn.
* Thứ hai, tăng cường sự định hướng, quản lý, kiểm tra, giúp đỡ của các lực lượng sư phạm với hoạt động tự giáo dục, tự rèn luyện để phát triển ý thức chính trị của sinh viên.
Tự giáo dục, tự rèn luyện của sinh viên trong phát triển ý thức chính trị tuy là một nỗ lực tự thân của người học, nhưng không phải là phó mặc cho họ hoàn toàn, mà luôn cần thiết phải có sự định hướng, giúp đỡ, điều chỉnh về nội dung, phương pháp cho phù hợp của các tổ chức, các lực lượng sư phạm ở nhà trường. Theo đó, cần thường xuyên quan tâm nâng cao chất lượng giáo dục chính trị tư tưởng, bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện chứng, tư duy khoa học, làm cho sinh viên nhận thức sâu sắc về mục tiêu lý tưởng cách mạng của Đảng, về trách nhiệm và nghĩa vụ chính trị đối với Tổ quốc…, tạo ra nhu cầu và khả năng để thực hiện việc tự giáo dục, tự rèn luyện có hiệu quả.
Đồng thời, làm tốt việc hướng dẫn, giúp sinh viên lựa chọn phương pháp tự giáo dục, tự rèn luyện phù hợp, quan tâm xác lập và tạo ra môi trường, điều kiện khách quan thuận lợi để khuyến khích sự tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của sinh viên trong tự giáo dục, tự rèn luyện để phát triển ý thức chính trị. Mặt khác, tăng cường công tác quản lý, kiểm tra của các cơ quan chức năng, khoa chuyên ngành đối với hoạt động tự giáo dục, rèn luyện của sinh viên. Phải nắm chắc tình hình, kịp thời cổ vũ, động viên, biểu
dương, khen thưởng những tập thể và cá nhân có thành tích tốt trong học tập, rèn luyện cũng như trong phát triển ý thức chính trị. Nhưng cũng làm tốt việc uốn nắn những thiếu sót, lệch lạc trong nhận thức và hành vi chính trị ở sinh viên, xử lý nghiêm những biểu hiện vi phạm kỷ luật.