Thống kê tình hình lập hồ sơ địa chính

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác xây dựng cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính xã cù vân, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 34 - 52)

Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

Bảng 3.2: Thống kê tình hình lập hồ sơ địa chính tại xã Cù Vân, huyện Đại Từ tại xã Cù Vân, huyện Đại Từ

(Nguồn số liệu: Văn phòng Đăng ký đất đai chi nhánh Đại Từ)

STT Tên tài liệu Đơn vị

tính Dạng giấy Dạng số (Bộ) Thời gian lập

1 Bản đồ địa chính. Trong đó: 91 91 Năm 2016

- Tỷ lệ 1/500 Mảnh 27 27

- Tỷ lệ 1/1.000 Mảnh 63 63

- Tỷ lệ 1/10.000 Mảnh 01 01

2 Sổ Địa chính Quyển 07 07 Năm 2017

3 Sổ mục kê đất đai Quyển 02 02 nt

4 Sổ cấp GCNQSDĐ Quyển 01 01 nt

5

Đơn đề nghị cấp đổi, cấp mới GCNQSDĐ của hộ gia đình cá nhân, cộng đồng dân cư

Bộ đơn 1.226 nt 6 Giấy chứng nhận QSDĐ, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất Giấy 2.544 Năm 2017, 2018

7 Dữ liệu cấp đổi, cấp mới

GCNQSDĐ File 01 Năm 2017

Hiện nay, tình trạng các loại hồ sơ về địa chính nêu trên đều được lưu trữ 03 cấp (xã, huyện, tỉnh) trong tình trạng bảo quản tốt, dưới dạng giấy và số. Được thành lập dựa trên quy định của các văn bản sau:

- Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 30/12/2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Thành lập bản đồ địa chính;

- Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất;

- Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính;

- Quyết định số 43/2014/QĐ-UBND ngày 19/12/2014 của UBND tỉnh Thái Nguyên về Ban hành Quy định về trình tự, thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

4.3. Xây dựng CSDL địa chính bằng phần mềm ViLIS2.0

4.3.1. Quy trình xây dựng CSDL địa chính tại xã Cù Vân [11]

4.3.1.1. Công tác chuẩn bị (Bước 1)

- Chuẩn bị vật tư, thiết bị, dụng cụ, phần mềm - Chuẩn bị nhân lực, địa điểm làm việc.

4.3.1.2. Rà soát, đánh giá hiện trạng CSDL (Bước 2)

- Dữ liệu không gian địa chính - Dữ liệu thuộc tính địa chính

- Đánh giá liên kết giữa dữ liệu thuộc tính và không gian

- Đánh giá chất lượng kết quả cập nhật biến động của hệ thống và thời điểm khi hoàn thiện xong cơ sở dư liệu.

4.3.1.3. Thu thập tài liệu (Bước 3) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thu thập các tài liệu đã lập trong quá trình đăng ký, cấp GCN trước đây - Bản đồ địa chính và bản đồ quy hoạch sử dụng đất

- Các loại hồ sơ kê khai của việc đăng ký cấp mới, cấp đổi Giấy chứng nhận và việc đăng ký biến động.

4.3.1.4 Xây dựng dữ liệu không gian địa chính ( Bước 4)

- Chuẩn hóa các lớp của đối tượng không gian địa chính đúng chuẩn theo dữ liệu địa chính từ nội dung bản đồ địa chính số

- Lập các bẳng đối chiếu giữa các lớp đối tượng không gian địa chính với các nội dung tương ứng trong bản đồ để tách và lọc các đối tượng của nội dung không cần thiết từ bản đồ địa chính

- Chuẩn hóa các lớp đối tượng không gian địa chính sao cho phù hợp với các yêu cầu của chuẩn hóa dữ liệu địa chính

- Kiểm tra rà soát chuẩn hóa các thông tin cho từng đối tượng không gian địa chính mà theo đúng quy định của kỹ thuật về chuẩn dữ liệu

- Gộp chuyển đổi các lớp đối tượng không gian địa chính cơ sở dữ liệu theo đúng các đơn vị hành chính của xã

- Bổ sung chuẩn hóa các đối tượng không gian sao cho phù hợp với những yêu cầu của chuẩn dữ liệu địa chính

- Luôn cập nhật các đối tượng địa chính mà có biến động theo đúng tình trạng về hồ sơ cấp giấy, hồ sơ đăng ký biến động.

4.3.1.5. Chuyển đổi và hoàn thiện CSDL (Bước 5)

- Lập mô hình chuyển đổi dữ liệu;

- Chuyển đổi và chuẩn hóa dữ liệu theo quy định của chuẩn dữ liệu địa chính - Nhập và chuẩn hóa dữ liệu thuộc tính bổ sung theo hiện trạng biến động của bộ hồ sơ cấp Giấy chứng nhận và hồ sơ đăng ký biến động

- Rà soát và hoàn thiện lại chất lượng CSDL so với hiện trạng đánh giá tại khoản 2 điều này

4.3.1.6. Quét (chụp) giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất (Bước 6).

- Giấy chứng nhận cấp mới, Giấy chứng nhận cấp đổi trước đây và đang được sử dụng

- Giấy tờ pháp lý về nguồn gốc sử dụng đất làm cơ sở cho việc cấp Giấy chứng nhận

4.3.1.7 Xây dựng dư liệu đặc tả Metada ( Bước 7)

- Thu nhận các loại thông tin và dữ liệu địa chính cần thiết với việc xây dựng dữ liệu đặc tả địa chính mà đúng theo quy định tại Thông tư 17/2010/TT- BTNMT

- Nhập thông tin về đặc tả dữu liệu địa chính theo đúng Quy định tại Điều 6 của Thông tư 17/2010/TT-BTNMT.

4.3.1.8. Thử nghiệm quản lý, khai thác, cập nhật CSDL (Bước 8)

Thực hiện việc thử nghiệm quản lý, khai thác, cập nhật CSDL bằng hệ thống phần mềm quản lý đất đai do chủ đầu tư quy định.

4.3.1.9. Kiểm tra, đánh giá chất lượng CSDL địa chính (Bước 9)

- Kiểm tra CSDL địa chính phải theo đúng Quy định của Thông tư số 05/2019/TT-BTNMT ngày 1/6/2019 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường hướng dẫn kiểm tra thẩm định nghiệm thu công trình của sản phẩm địa chính.

- Đánh giá chất lượng CSDL địa chính theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 17/2010/TT-Bộ Tài nguyên và Môi trường.

4.3.1.10 Đóng gói và giao nộp sản phẩm CSDL địa chính (Bước 10)

4.3.2. Xây dựng dữ liệu không gian địa chính

4.3.2.1. Xây dựng chuẩn hóa bản đồ trong MicroStation SE và Famis

Kiểm tra 100% số tờ bản đồ địa chính (gồm 03 loại tỷ lệ: 1/500, 1/1.000 và 1/10.000) với các nội dung sau:

- Phân lớp đối tượng nội dung bản đồ địa chính, đường ranh giới thửa tham gia vào các đối tượng khác, theo thứ tự ưu tiên về phân lớp từ cao đến thấp như sau. Địa giới hành chính, thủy hệ, giao thông, ranh giới thửa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đóng vùng các đối tượng hình tuyến: Vẽ các đường line đóng vùng các đối tượng hình tuyến có diện tích như kênh mương, đường giao thông.

- Tiếp biên bản đồ: Tham chiếu các tờ bản đồ bên cạnh để tiếp biên, để xem ở dọc biên có bị trùng hoặc thiếu các đối tượng bản đồ không.

- Kiểm tra lỗi đồ họa bằng phần mềm MRFCLEAN và MRFFLAG trong FAMIS với tất cả các lớp tham gia tạo thửa đất khép kín như: Ranh thửa (10), chỉ giới đường (23), mương (32) với tham số tolerance là 0,01.

- Tạo vùng thửa đất, công trình giao thông, thủy lợi: Dùng lệnh Topology trên Famis để tạo vùng, sau đó kiểm tra những vùng không đóng kín thông qua đối chiếu tâm thửa.

- Gán các dữ liệu thuộc tính bản đồ của thửa đất: Số hiệu thửa, diện tích, loại đất, chủ sử dụng đất.

Hình 3.1: Dữ liệu không gian được chuẩn hóa trên phần mềm MicroStaion.

4.3.2.2. Khởi tạo Shape file *.shp trong phần mềm MicroStation SE, Famis, ArcGIS 9.3

Ghép dữ liệu địa chính bằng cách chuyển dữu liệu sang định dạng Shape và thực hiện bằng phần mềm Famis bằng các bước như sau: Cơ sở dữ liệu bản đồ, Nhập số liệu, Xuất bản đồ (Export)\VILIS(Shape).

Hình 3.2: Ảnh tạo dữ liệu không gian địa chính trên phần mềm MicroStation và Famis.

- Kiểm tra việc đóng vùng, tiếp biên lần cuối bằng phần mềm ArcGIS (ArcMap và ArcCatalog). File sau khi chuyển đổi sẽ có khuôn dạng (*.dbf, *.shx, *.shp). File bản đồ này có thể mở được trực tiếp trên ArcGis và dữ liệu địa chính vẫn được giữ nguyên.

Hình 3.3: Dữ liệu không gian địa chính xã Cù Vân khuôn dạng *shp và *.dbf

4.3.2.3. Chuyển dữ liệu không gian địa chính vào CSDL địa chính bằng phần

mềm GIS2VILIS

- Thiết lập và nhập CSDL không gian địa chính vào CSDL địa chính. Ta thực hiện theo mô hình dưới đây:

Hình 3.4: Ảnh các bước nhập thiết lập CSDL không gian địa chính

- Chuyển đổi các lớp thông tin trong bản đồ địa chính vào CSDL địa chính: Ta thực hiện theo mô hình dưới đây.

Hình 3.5: Nhập dữ liệu bản đồ địa chính vào ViLIS

- Cấu trúc dữ liệu không gian địa chính sau khi chuyển vào CSDL địa chính và trên phần mềm ViLIS2.0:

Hình 3.6: Ảnh dữ liệu không gian địa chính CSDL địa chính và ArcGIS9.3 và phần mềm VILIS2.0

4.3.3. Xây dựng dữ liệu thuộc tính địa chính

4.3.3.1. Nhập thông tin thửa đất dữ liệu không gian thửa đất

Nhập từ file *.txt của bản đồ địa chính với mục đích lấy thông tin dữ liệu không gian thửa đất có trong dữ liệu bản đồ (dạng số) để đối chiếu với hồ sơ địa chính lập dạng giấy. Ta thực hiện các bước như sau: Vào Menu Nhập xuất dữ liệu và Nhập dữ liệu từ *.txt.

Hình 3.7: Ảnh nhập dữ liệu bản đồ đại chính vào phần mềm Landdata

4.3.3.2. Nhập dữ liệu thuộc tính địa chính từ hồ sơ pháp lý thửa đất

- Nhập dữ liệu thuộc tính địa chính (hồ sơ pháp lý): Từ đơn đề nghị cấp đổi, cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; từ GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Thực hiện như sau: Vào Menu Kê khai-Đăng ký\Nhập thông tin đăng ký. + Tal 1. Thông tin chủ sử dụng

Hình 3.8: Nhập thông tin chủ sử dụng đất

+ Tal 2. Nhập các loại thông tin thửa đất và đưa vào kê khai đăng ký

Hình 3.9: Nhập các thông tin dữ liệu của thửa đất

Ưu điểm của cách nhập thông tin thửa tại phần mềm này: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có thể thực hiện cùng một lần mà nhập nhiều các thửa có cùng 4 điều kiện như sau:

+ Cùng địa chỉ thửa đất + Cùng loại đất

+ Cùng thời hạn sử dụng đất + Cùng nguồn gốc sử dụng đất.

Trường hợp nhập theo bản sao đã lưu GCNQSDĐ đã cấp thì có thêm 02 điều kiện:

+ Cùng số Serial phát hành + Cùng số vào sổ.

- Dữ liệu thuộc tính địa dạng Excel: Vào Menu

- Hỗ trợ xây dựng cơ sở dữ liệu, Chuyển dữ liệu sang File Excel Vilis.

Hình 3.10: Dữ liệu thuộc tính địa chính trên dạng Excel

- Chuyển dữ liệu thuộc tính vào CSDL địa chính (phần mềm ViLIS2.0).

- Ta thực hiện như sau: Vào Menu: Nhập-xuất dữ liệu\Chuyển dữ liệu sang ViLIS2.0

Hình 3.11: Trình tự các bước chuyển dữ liệu thuộc tính sang ViLIS2.0

Hình 3.12: Dữ liệu thuộc tính địa chính Microsoft SQL Server 2005

4.3.3.3. Triển khai đồng bộ hóa dữ liệu địa chính vào bản đồ bằng phần mềm VILIS2.0

Các thông tin về chủ sử dụng đất loại đất trên bản đồ không chính xác đầy đủ thông tin như trên giấy chứng nhận do đó chúng ta cần đồng bộ hóa từ hồ sơ vào bản đồ.

Ta thực hiện như sau: Từ Menu Tiện ích\Đồng bộ dữ liệu từ hồ sơ vào bản đồ.

Hình 3.13 Dữ liệu được đồng bộ hóa giữa hồ sơ và bản đồ trong phần mềm ViLIS2.0

Hình 3.14: Dữ liệu thuộc tính địa chính Microsoft SQL Server 2005 4.3.4. Thành lập kho lưu trữ hồ sơ quét từ phần mềm LandData Version2.0 4.3.4. Thành lập kho lưu trữ hồ sơ quét từ phần mềm LandData Version2.0

- Quét hồ sơ (theo định dạng file *.pdf và đặt tên file theo số Serial GCN phát hành) bằng máy quét Plustek SmartOffice SC8016U. Bao gồm:

+ Đơn đề nghị cấp đổi, cấp mới GCNQSDĐ và các loại giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng đất, thực hiện nghĩa vụ tài chính ( hóa đơn nộp thuế...), hợp đông mua bán.

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và các tài sản gắn liền với đất.

Hình 3.15: Đơn đề nghị cấp GCNQSDĐ

Hình 3.16: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được photo lưu lại

- Sử dụng phần mềm LandData để xây dựng kho hồ sơ quét: -Vào Menu Hỗ trợ xây dựng cơ sở dữ liệu

- Đông bộ hồ sơ quét tự động vào VILIS 2.0

Ta có thể chọn các tham số: Kết nối CSDL đường dẫn thư mục có chứa file quét và đường dẫn có chứa file hồ sơ quét.

Hình 3.17: Mô hình xây dựng kho hồ sơ quét 4.3.5. Xây dựng dữ liệu đặc tả (Metadata) 4.3.5. Xây dựng dữ liệu đặc tả (Metadata)

- Nhập thông tin mô tả về dữ liệu địa chính: Đơn vị thi công và thời điểm đo đạc, đơn vị nghiệm thu, số lượng bản vẽ theo tỷ lệ %, thông tin định danh cá nhân từng thửa thông tin số tờ số thửa …

- Vào Menu hỗ trợ xây dựng cơ sở dữ liệu - Kiểm tra và chuẩn hóa dữ liệu ViLIS2.0

4.3.6. Thực nghiệm quản lý, khai thác, cập nhật CSDL địa chính

4.3.6.1. Tạo và in hồ sơ địa chính (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ CSDL địa chính chạy trên phần mềm ViLIS2.0 ta có thể lập và in được 04 loại sổ.

Vào Menu Kê khai Đăng ký, Hồ sơ địa chính, Tạo sổ địa chính, sổ mục kê, sổ cấp GCN và sổ biến động.

Hình 3.19: Lập và in 04 loại sổ

Hình 3.21: In sổ mục kê

Hình 3.22: In sổ cấp giấy chứng nhận

4.3.6.2. Tra cứu thông tin chủ, bản đồ, GCNQSDĐ, các giấy tờ pháp lý

Tra cứu thông tin chủ sử dụng và đơn đề nghị cấp GCNQSDĐ, GCN trong kho file hồ sơ quét

4.3.6.3. Đăng ký biến động đất đai

Hệ thống phần mềm VILIS 2.0 cho phép thực hiện và quản lý các loại biến động sử dụng đất xảy ra trong quá trình quản lý đất đai. Bao gồm Giao dịch đảm bảo, Chuyển quyền, Góp vốn, Giao, cho thuê đất, Tách gộp thửa hồ sơ có thế chấp; Cấp đổi, cấp lại; Cấp đổi GCN có thế chấp; Thu hồi GCN, biến động một phần thông tin GCN. Thực hiện như sau:

Hình 3.24. Khởi tạo CSDL biến động bản đồ

- Thực nghiệm chức năng cấp đổi, cấp lại GCN: Biến động,cấp đổi, cấp lại,Tìm giấy. Xuất hiện giao diện sau:

Hình 3.25: Tham số lựa chọn thông tin cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận

Có thể lựa chọn thông tin chủ sử dụng theo một tham số sau: Tên chủ, kích sỡ sổ, số vào sổ, số tờ số thửa đất.

Tiếp theo nhập các nội dung theo quy định gồm: Công chứng, trước bạ, loại và nội dung quyết định.

Hình 3.26: Tham số lựa chọn và in cấp đổi GCN (2.3)

Hình 3.27: Trang 1-4 và trang 2-3 giấy chứng nhận

Hoàn thiện ta in GCN xong lưu Quyết định, Tờ trình, Thông báo ta lưu lại trên flie của CSDL.

4.3.7. Kiểm tra, đánh giá chất lượng việc xây dựng CSDL địa chính

Những kết quả đạt được dựa trên các quy định và thông tư thì việc kiểm tra theo Thông tư số 05/2009/TT-BTNMT ngày 01 tháng 6 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình sản phẩm địa chính.

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác xây dựng cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính xã cù vân, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 34 - 52)