KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác xây dựng cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính xã cù vân, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 29 - 31)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Xã Cù Vân có tổng diện tích tự nhiên 15,29 km; là cửa ngõ của huyện Đại Từ, cơ sở hạ tầng tương đối phát triển, có vị trí đặc biệt quan trọng và là đầu mối thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của toàn huyện. Xã Cù Vân có vị trí địa lý như sau:

- Phía Bắc giáp xã Cổ lũng, huyện Phú Lương.

- Phía Nam giáp xã Phúc Xuân, thành phố Thái Nguyên. - Phía Đông giáp xã An Khánh,huyện Đại Từ.

- Phía Tây giáp xã Hà Thượng, xã Phục Linh, xã Tân Thái, huyện Đại Từ. Theo Niên giám thống kê vào những năm 1999-2003, diện tích xã Cù Vân: 15,29 km², dân số: 6078 người, mật độ cư trú ước tính khoảng 398 người/km². Xã gồm có 13 xóm: từ xóm 1 đến xóm 7, xóm 8+9, xóm 10 đến 14. Cù Vân có tài nguyên quặng thiếc.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Cù Vân là 1 xã của huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Xã Cù Vân nằm ở phía đông và cũng là cửa ngõ của huyện do có tuyến quốc lộ 37 chạy qua địa bàn.

Quốc lộ 37 và tuyến đường sắt núi trở khoáng sản Núi Hồng – Quan Triều chạy cắt ngang qua địa bàn xã.

Cù Vân là địa bàn xã cũng có hồ Phượng Hoàng mục đích để tưới tiêu.

4.1.1.3. Khí hậu, thủy văn

- Khí hậu Cù Vân mang đặc thù khí hậu miền núi, được chia làm 4 mùa, xong rõ rệt nhất là 2 mùa (mùa hè và mùa đông). Nhiệt độ trung bình khoảng 22,8 độ C, Nóng nhất tháng 7 và 8 nhiệt độ thường lên đến hơn 40 độ, tháng lạnh nhất là tháng 12 và tháng 1, nhiệt độ có lúc xuống dưới 10 độ C thấp nhất là 4 độ C. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1300mm1500mm.

-Thủy văn chủ yếu tại xã Cù Vân là các con suối nhỏ nằm đầu nguồn nước áo hồ ( Hồ phượng hoàng, hồ ao soi, hồ văn minh...) và có các đập vai chắn để giữ nước phục vụ cho sinh hoạt và phục vụ cho tưới tiêu cho sản xuất người dân trong khu vực. Đây là nguồn dữ nước trong xã phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt cũng như nhu cầu trong quá trình sản xuất.

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

4.1.2.1. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế ở địa phương

Tổng số dân trong toàn xã Cù Vân là khoảng 954 hộ và khoảng 6078 nhân khẩu, mật độ dân số là 398 người/km2. Gồm các dân tộc chủ yếu sau: Tày, Sán Dìu, Kinh, …

Nhân dân sống chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, tiêu buôn nhỏ lẻ, một số là công nhân viên của các nhà máy mỏ núi pháo, và các mỏ than ( mỏ bá sơn, khánh hòa)

Nguồn thu nhập chính của người dân chủ yếu là từ các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp. Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt năm 2020 đạt 293 tấn, Thu nhập bình quân đầu người: 37.000.000đ/người/năm.

4.1.2.2. Thực trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật

- Trụ sở UBND xã Cù Vân đã được đầu tư xây dựng 2 tầng khang trang tại trung tâm xã nên điều kiện làm việc tương đối thuận lợi.

- Trạm y tế xã đã được đầu tư xây dựng cơ bản đáp ứng được nhu cầu phục vụ khám chữa bệnh cho nhân dân.

- Hệ thống giao thông: xã Cù Vân là trung tâm cửa ngõ của huyện đại từ nên hệ thống giao thông phát triển tương đối tốt, có tuyến đường quốc lộ 37, đường sắt Quan Triều – Núi Hồng.Trong những năm gần đây được sự quan tâm của các cấp chính quyền, hệ thống giao thông của xã một phần được cải tạo đáp ứng được nhu cầu ngày càng lớn đi lại phát triển kinh tế văn hóa sống tại địa phương.

- Hệ thống trường, lớp học được đầu tư xây dựng và luôn nhận được sự quan tâm của các cấp, các ngành song do còn hạn chế về kinh phí, vật chất còn thiếu thốn, nên ảnh hưởng lớn đến chất lượng giảng dạy và học tập.

4.2 Hiện trạng sử dụng đất và tình hình xây dựng của xã Cù Vân, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2020

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác xây dựng cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính xã cù vân, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 29 - 31)