CHƢƠNG 1 : BÙI HUY BÍCH VÀ HOÀNG VIỆT THI TUYỂN
1.3 HOÀNG VIỆT THI TUYỂN (皇越詩選) :
Hoàng Việt thi tuyển là tuyển tập thơ chữ Hán từ thời Lý đến thời Lê, do Tồn Am Bùi Huy Bích tuyển chọn và viết lời dẫn, Nguyễn Triệp4, Đốc học (Tập trung bá) viết lời tựa, vào ngày lành tháng 2 năm Ất Dậu, Hoàng Triều Minh Mạng Vạn Niên năm thứ 6 (1825), đƣợc in tại Hy Văn Đƣờng. Sách này đƣợc soạn xong vào mùa thu năm Mậu Thân (1788), nội dung chủ yếu bao gồm 03 phần:
+ Thƣợng (quyển 1): Gồm 12 tác giả là các đời vua Lý,Trần, Lê (sau tên của tác giả đều có phần giới thiệu sơ lƣợc về tác giả) với 70 bài thơ , Trung (quyển 2,3,4), Hạ (quyển 5,6).
+ Trung (quyển 2,3,4): Gồm 101 tác giả triều Lý, Trần (sau tên của tác giả đều có phần giới thiệu sơ lƣợc về tác giả) với 334 bài thơ.
+ Hạ (quyển 5,6): Gồm 54 tác gia triều Lê (sau tên của tác giả đều có phần giới thiệu sơ lƣợc về tác giả) với 158 bài thơ.
Về cách thức trình bày sách Hoàng Việt thi tuyển rất giống với Hoàng Việt văn tuyển (cùng một tác giả) nhƣ có cùng khổ sách, chất liệu, kiểu giấy, kiểu chữ, ở giữa về bên trái có ghi bốn chữ Tồn Am gia tàng ( lƣu trữ tại gia đình Tồn Am) , bên trái có ba chữ Hi Văn Đường ở hai dấu triện vuông, phía trên là bốn chữ Các gia hội tuyển. Nhƣng không thể nhầm lẫm vì một bên là văn tuyển còn một bên là thi tuyển. Bùi Huy Bích đã kế thừa các nhà sƣu tập thi tuyển trƣớc nhƣ: Phan Phu Tiên5, Dƣơng Đức Nhan6, Hoàng Đức Lƣơng,
4 3Chữ (triệp) còn có âm “lạp”. Nếu viết …thì đọc âm “tháp” 5
Lê Quý Đôn7
- đây là nhà bác học nổi tiếng cũng là ngƣời thầy, ngƣời mà cũng có những ảnh hƣởng lớn đối với ông cả về tƣ liệu lẫn phƣơng pháp biên soạn.
1.3.1 Niên đại hoàn thành văn bản Hoàng Việt thi tuyển.
- Trong công tác nghiên cứu văn bản học, việc xác định thời gian hoàn thành văn bản là rất quan trọng, vì từ đó mới có thể xác định thời điểm hình thành các bản sao.
- Đối với HVTT thì thật may mắn có đƣợc đầy đủ về thời điểm khắc in cũng xuất xứ của tác phẩm.
- Di sản Hán Nôm Việt Nam thư mục đề yếu tuyển chọn và viết lời dẫn vào năm Mậu Thân (1788), Nguyễn Tập, Đốc học trấn Sơn Nam biên tập và viết tựa năm Minh Mệnh (1825). In tại nhà in Hy Văn Đƣờng.
- Trần Văn Giáp[8, 46-47] Hoàng Việt thi tuyển đƣợc viết năm Mậu Thân (tức năm Chiêu Thống thứ 2, Năm Quang Trung thứ 1 (1788), đƣợc khắc in năm Minh Mạng 6 (1825)
- Theo Lịch triều hiến chương loại chí – Văn tịch chí cũng là sách đƣợc hoàn thành năm Quang Trung thứ 1 (1788), khắc in năm Minh Mạng thứ 6 (1825).
- Nhà nghiên cứu Hán học Phạm Thị Hảo dịch lời tựa trong bản dịch của Trung tâm nghiên cứu quốc học dịch “Hoàng triều Minh Mạng Vạn Niên năm thứ 6 (1826)” Ngày lành tháng 2 năm Ất Dậu, Đốc học (Tập trung bá) trấn Nam Sơn Nguyễn Triệp viết lời tựa.
Theo khảo sát (bài tựa, bài tiểu dẫn của tập thơ, và các sách ghi chép về
HVTT ) chúng tôi đi đến kết luận Hoàng Việt thi tuyển đƣợc hoàn thành vào năm 1788 đến năm 1825 đƣợc khắc in.
1.3.2. Xuất xứ của Hoàng Việt thi tuyển:
6 Nguyên chú: Ngƣời Hà Dƣơng, huyện Vĩnh Lại (nay là huyện Vĩnh Bảo, Hải Dƣơng). Năm Quang Thuận thứ 4, đậu Tiến sĩ, làm quan đến chức Thị lang.
Trong bài tiểu dẫn ngay đầu sách Hoàng Việt thi tuyển tác giả đã nói lên xuất xứ của tập thơ, cách chép của tập thơ.., nên rất nhiều sách giới thiệu về Hoàng Việt thi tuyển hay Lịch triều thi sao đều trích nguyên văn bài này.
- Tổng tập văn học Việt Nam trọn bộ 42 tập (T14) trích nguyên văn bài tiếu dẫn sách Lịch triều thi sao nhƣng không thấy nói đến Hoàng Việt Thi tuyển.
- Trần Văn Giáp [8,45-46] - theo lời Nguyễn Tập thì Lịch triều thi sao
là tiền thân của Hoàng Việt thi tuyển, không rõ dƣới thời Tây Sơn, Bùi Huy Bích đã từng cho in bộ Lịch triều thi sao hay chƣa? Và điều có thể tin đƣợc là: sang đầu thời Nguyễn, vì cần thiết phải có bộ thi tuyển nhƣ vậy, cũng có thể bộ Lịch Triều thi sao đƣợc sửa đổi ít nhiều để xuất bản dƣới tên mới là
Hoàng Việt thi tuyển .
Hiện nay không còn văn bản Lịch triều thi sao, vì thế kết luận Lịch triều thi sao là tiền thân của Hoàng Việt thi tuyển cũng không thể khảo chứng. Sau khi khảo sát chúng tôi thấy rằng: - Bài tiểu dẫn của Hoàng Việt thi tuyển
và Lịch triều thi sao (theo) là một, nhƣng chúng tôi nghĩ rằng qua Hoàng Việt thi tuyển cũng có thể biết đƣợc Lịch triều thi sao, chính vì thế mà có nhiều sách giới thiệu về Bùi Huy Bích chỉ nhắc đến Lịch triều thi sao, không nhắc đến
Hoàng Việt thi tuyển nhƣng ngƣời đọc vẫn ngầm hiểu chính là Hoàng Việt thi tuyển, vì hiện nay sách còn đƣợc lƣu giữa là HVTT.
1.3.3. Cách ghi tên tác giả, tác phẩm qua các truyền bản Hoàng Việt thi tuyển.
Qua khảo sát các công trình thƣ mục học từ điển, bài viết.., chúng tôi thấy rằng:
- Trần Văn Giáp[8,46-47].Hoàng Việt thi tuyển của Bùi Huy Bích
- Từ điển văn học [42] (Trần Thị Băng Thanh)ghi Hoàng Việt thi tuyển
của Bùi Huy Bích.
- Trong truyền bản chữ Quốc ngữ Hoàng Việt thi tuyển ghi tác giả là Bùi Huy Bích.
- Sau bài tiểu dẫn tất các truyền bản (chữ Hán và chữ Quốc ngữ) đều ghi là Bùi Bích, Tồn Am Bệnh Tẩu Bùi Bích.
- Trong các truyền bản chữ Hán đều ghi tên tác phẩm là Hoàng Việt thi tuyển chỉ có một bản ký hiệu: R968 – Thư viện Quốc gia ghi là Hoàng Việt văn tuyển (có lẽ do thƣ viện đóng nhầm vì nội dung thì không phải là Hoàng Việt văn tuyển)
- Trong các bài nghiên cứu của các học giả về Bùi Huy Bích và các tác phẩm của ông đều ghi là Hoàng Việt thi tuyển.
- Qua những khảo sát trên cho thấy :
+ Văn bản Hoàng Việt thi tuyển chỉ có một cách ghi duy nhất. + Tác giả Hoàng Việt thi tuyển là Bùi Huy Bích, tự là Ảm Chƣơng, hiệu là Tồn Am, Tồn Ông, Tồn Am bệnh tẩu.
1.3.4. Cấu trúc của văn bản Hoàng Việt thi tuyển
Từ sự thống kê và mô tả chung nhất về hiện trạng các truyền bản HVTT nhƣ trên, căn cứ vào các thông tin thống nhất ở các truyền bản và sự phân tích tƣ liệu, chúng ta có thể hình dung cấu trúc của HVTT đầy đủ nhƣ sau:
- Tên tác phẩm: Hoàng Việt thi tuyển.
- Tác giả biên định: Tồn Am Bùi Huy Bích. - Nhà in: Hy Văn Đƣờng
- Tựa: Nguyễn Tập viết
- Mục lục: Chia thành 6 quyển
- Nội dung gồm 6 quyển từ quyển 1 đến quyển 6 đƣợc Bùi Huy Bích phân chia nhƣ sau:
Quyển I: gồm 70 bài thơ của các đời vua Lý, Trần, Lê
Quyển II: gồm 102 bài thơ của các tác gia thời Lý, Trần, Hồ (phụ Hồ), hậu Trần
Quyển IV: gồm 131 thơ các vƣơng tử và các tác gia từ niên hiệu Quang Thuận đến Hồng Đức
Quyển V: gồm 99 bài thơ các tác gia từ niên hiệu Cảnh Thống trở về sau.
Quyển VI: gồm 60 bài thơ các tác gia giữa đến cuối niên hiệu Cảnh Hƣng.
Bảng 1.1: Thống kê các thi gia và số bài thơ trong Hoàng Việt thi tuyển
Quyển Triều đại Số thi gia Số bài thơ
Q.1 Các vua Lý, Trấn, Lê 12 70
Q.2 Các thi gia triều Lý, Trần 35 102
Q.3 Các thi gia triều Lê 31 100
Q.4 Các thi gia triều Lê 35 132
Q.5 Các thi gia triều Lê 37 99
Q.6 Các thi gia triều Lê 17 59
Cộng 167 nhà 562 bài