Quyển Triều đại Số thi gia Số bài thơ
Q.1 Các vua Lý, Trấn, Lê 12 70
Q.2 Các thi gia triều Lý, Trần 35 102
Q.3 Các thi gia triều Lê 31 100
Q.4 Các thi gia triều Lê 35 132
Q.5 Các thi gia triều Lê 37 99
Q.6 Các thi gia triều Lê 17 59
Cộng 167 nhà 562 bài
1.4. TIỂU KẾT
Trong chương I, chúng tôi đã đã thực hiện những công việc sau:
Khảo sát giới thiệu các sách, tài liệu viết về thân thế và sự nghiệp của Bùi Huy Bích.
Từ bối cảnh lịch sử và tình hình văn học giai đoạn thê kỷ XVIII – XIX, để thấy những ảnh hƣởng tới Bùi Huy Bích
Bùi Huy Bích đã từng giữ nhiều chức vụ quan trọng nhƣng nhà Nho chân chính ấy vẫn sống một đời vất vả cực nhọc cùng với tấm lòng trung thành tuyệt đối với Nho học và triều Lê. Cuối đời ông sống ẩn cƣ nhiều nơi, sống bằng nghề dạy học, cùng với niềm đam mê sáng tác văn chƣơng.
Khẳng định đƣợc văn bản HVTT chỉ có một cách ghi duy nhất là
Hoàng Việt Thi tuyển và tác giả duy nhất là Bùi Huy Bích.
Xác định đƣợc thời gian hoàn thành văn bản là 1788 và thời gian khắc in vào năm 1825.
Giới thiệu đƣợc cấu trúc của HVTT một cách đầy đủ.
Hoàng Việt thi tuyển đã gắn chặt với tên tuổi của Bùi Huy Bích vì vậy, khi nhắc đến Bùi Huy Bích không ai không biết đến HVTT cũng là biết đến nguồn tƣ liệu quý giá bổ xung cho nền văn học nƣớc nhà.
CHƢƠNG 2: NGHIÊN CỨU CÁC TRUYỀN BẢN
HOÀNG VIỆT THI TUYỂN
Trong chƣơng này, chúng tôi tiến hành tập hợp, mô tả, phân loại các truyền bản và tìm hiểu sâu hơn một số truyền bản tiêu biểu nhất nhằm thực hiện mục tiêu cụ thể mà luận văn này đặt ra.
2.1 TẬP HỢP MÔ TẢ CÁC TRUYỀN BẢN HOÀNG VIỆT THI TUYỂN
2.1.1 Tập hợp các truyền bản Hoàng Việt thi tuyển
Các truyền bản của Hoàng Việt thi tuyển bao gồm những văn bản viết bằng chữ Hán, và các bản dịch chữ Quốc ngữ. Trong luận văn này chúng tôi chỉ quan tâm tới những bản chữ Hán đƣợc lƣu trữ ở trong và ngoài nƣớc.
Hoàng Việt thi tuyển hiện đƣợc lƣu trữ tại Paris gồm: + SA.PD 2322:286 tr.
+ Paris. MG. FC. 30788-30789
Hoàng Việt thi tuyển hiện còn đƣợc lƣu trữ tại Viện nghiên cứu Hán Nôm gồm 11 bản bằng chữ Hán, ký hiệu: 1) A. 608 7) VHv. 1451 2) A. 2857 8) VHv 704 (sách đang tu bổ) 3) A. 3162/ 1-12 9) VHv.1780 4) VHv. 1477 10) SA.PD 2322:286 tr.( bản film) 5) VHv 2150 11) Paris. MG. FC. 30788-30789( bản film) 6) VHv. 49/1-2
Hoàng Việt thi tuyển đƣợc lƣu trữ tại Thư viện Quốc gia: 1) R.968/ R.969 4) R.292
- R.292: In năm Minh Mệnh thứ 6 (1825), sách hiện đang đƣợc số hóa; R.1408/R.1409 sách hiện đang đƣợc số hóa chúng tôi không thể tiếp cận đƣợc.
Hoàng Việt thi tuyển hiện đƣợc lƣu trữ tại kho sách Viện nghiên cứu Sử học : 1) HV.20
2) HV560(1-3)
Hoàng Việt thi tuyển hiện đƣợc lƣu trữ tại Viện nghiên cứu Văn học : - HN. 319 (1,2,3) là bản chép tay dùng để làm tài liệu nghiên cứu nội bộ viện.
2.1.2 Mô tả các truyền bản của Hoàng Việt thi tuyển
Các truyền bản HVTT chữ Hán hiện đang đƣợc lƣu giữ tại các Thƣ viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Viện nghiên cứu Sử học, Viện nghiên cứu Văn Học, Thƣ viện Quốc gia. .
- Các truyền bản bằng chữ Hán - bản in: Có những đặc điểm chung là in trên giấy ró; một tờ hai trang; mỗi trang 9 dòng chữ to mỗi dòng có 23 chữ to; chữ nhỏ là giải thích kèm theo tên tác giả, bài thơ.., dòng to đƣợc chia thành hai dòng nhỏ in xen vào giữa. Dƣới mỗi tên tác giả đều có ghi tiểu truyện.
Sau đây chúng tôi xin miêu tả cụ thể những đặc điểm về hình thức và nội dung của từng truyền bản :
Bản Vhv.1451( có 6 quyển), khổ 26x15; 143 tờ, in mộc bản, chất giấy dó, bìa phết cật, trang đầu sách đề Hoàng Việt thi tuyển bốn chữ to, bên phải bốn chữ nhỏ hơn, cao hơn những chữ bên trái ghi Tồn Am gia tàng; bên trái ba chữ nhỏ hơn nữa Hy Văn Đường dƣới ba chữ này có hai dấu chữ triện: Hy văn đường, Các gia hội tuyển. Tiếp theo là đến 1 tựa (3 tờ) – chữ to một trang năm dòng chữ dọc, một dòng 9 chữ (không tính chữ viết đài lên). Tiếp đến là 1 tiểu dẫn (1 tờ) – một trang 9 dòng chữ dọc, mỗi dòng 22 chữ. 1 mục lục (4
tờ) - tờ đầu ghi giới thiệu chung về nội dung các quyển, 3 tờ còn lại ghi chi tiết tên tác giả, số bài thơ và phần nội dung gồm:
- Quyển thƣợng - 17 tờ (Q1 – mất tờ số 16): Q.1: 69 bài là các tác phẩm của các triều vua Lý, Trần, Lê.
- Quyển trung - 77 tờ (Q.2 – 23 tờ, mất tờ thứ 23, Q.3 – 24 tờ, Q.4 – 31 tờ): Q.2: 101 bài – thơ của các tác gia thời Lý, Trần. Q.3 : 100 bài là thơ của các tác gia thời Lê sơ. Q.4 : 132 thơ của các vƣơng tử triều Lê và các tác gia từ thời Quang Thuận đến thời Hồng Đức.
- Quyển hạ - 42 tờ (Q.5 - 25, Q.6 - 17): Q.5: 99 bài thơ của các tác gia triều Lê từ niên hiệu Cảnh Hƣng trở về sau. Q.6: 59 bài thơ của các tác gia từ giữa đến cuối Cảnh Hƣng. Tổng cộng có 560 bài.
Bản A. 608 (có 6 quyển): Khổ 26x15; 144 tờ, bìa, in mộc bản, chất giấy dó, trang đầu sách đề Hoàng Việt thi tuyển bốn chữ to, bên phải bốn chữ nhỏ hơn ghi Tồn Am gia tàng; bên trái có ba chữ nhỏ hơn nữa Hy Văn Đường
dƣới ba chữ này có hai dấu chữ triện: Hy văn đường, Các gia hội tuyển. Tiếp theo là đến 1 tựa (3 tờ) – chữ to một trang năm dòng chữ dọc, một dòng 9 chữ (không tính chữ viết đài lên). Tiếp đến là 1 tiểu dẫn (1 tờ) - một trang 9 dòng chữ dọc, mỗi dòng 22 chữ. 1 mục lục (4 tờ) - tờ đầu ghi giới thiệu chung về nội dung các quyển, 3 tờ con lại ghi chi tiết tên tác giả, số bài thơ và phần nội dung gồm:
- Quyển thƣợng - 18 tờ (Q.1) gồm 70 bài là các tác phẩm của các triều vua Lý, Trần, Lê
- Quyển trung – 77 tờ (Q.2 - 23, Q.3 – 24, Q.4 – 31 tờ, mất tờ 19) Q.2: 102 bài – thơ của các tác gia thời Lý, Trần . Q.3: 100 bài là thơ của các tác gia thời Lê sơ. Q.4: 128 bài thơ của các vƣơng tử triều Lê và các tác gia từ thời Quang Thuận đến thời Hồng Đức.
- Quyển hạ - 41 tờ (Q.5 – 25 tờ, Q.6 – 17, mất tờ 1) Q.5: 99 bài thơ của các tác gia triều Lê từ niên hiệu Cảnh Hƣng trở về sau. Quyển 6 có 57 bài thơ của các tác gia từ giữa đến cuối Cảnh Hƣng. Tổng cộng còn lại 557 bài.
Bản A.2857 (có 6 quyển), khổ 27x15; 145 tờ; bìa, in mộc bản, chất giấy dó, trang đầu sách đề Hoàng Việt thi tuyển bốn chữ to, bên phải bốn chữ nhỏ hơn ghi Tồn Am gia tàng; bên trái có ba chữ nhỏ hơn nữa Hy Văn Đường
dƣới ba chữ này có hai dấu chữ triện: Hy văn đường, Các gia hội tuyển. Tiếp theo là đến 1 tựa( 3 tờ mất tờ thứ 2) – chữ to một trang năm dòng chữ dọc, một dòng 9 chữ (không tính chữ viết đài lên). Tiếp đến là 1 tiểu dẫn (1 tờ) – một trang 9 dòng chữ dọc, mỗi dòng 22 chữ. 1 mục lục (4 tờ) - tờ đầu ghi giới thiệu chung về nội dung các quyển, 3 tờ còn lại ghi chi tiết tên tác giả, số bài thơ và phần nội dung gồm có:
- Quyển thƣợng – 18 tờ (Q.1): Có 70 bài là các tác phẩm của các triều vua Lý, Trần, Lê.
- Quyển trung – 78 tờ (Q.2 - 23, Q.3 – 24, Q.4 – 31 tờ) Q.2: 102 bài – thơ của các tác gia thời Lý, Trần. Q.3: 100 bài là thơ của các tác gia thời Lê sơ. Q.4: 132 thơ của các vƣơng tử triều Lê và các tác gia từ thời Quang Thuận đến thời Hồng Đức.
- Quyển hạ - 42 tờ (Q.5 – 25 tờ, Q.6 – 17): Quyển 5 có 99 bài thơ của các tác gia triều Lê từ niên hiệu Cảnh Hƣng trở về sau. Quyển 6 có 56 bài thơ của các tác gia từ giữa đến cuối Cảnh Hƣng. Tổng cộng còn 562 bài.
Bản A3162/1,2 bản in, chất giấy dó, bìa phết cật, đóng làm 2 tập (tập 1, gồm quyển 1,3,2; Tập 2, gồm 3 quyển 4,5,6), khổ 27x16; không có tựa. Tiếp đến là 1 tờ tiểu dẫn – một trang 9 dòng chữ dọc mỗi dòng 22 chữ. 1 mục lục (4 tờ) - tờ đầu ghi giới thiệu chung về nội dung các quyển, 3 tờ con lại ghi chi tiết tên tác giả, số bài thơ và phần nội dung gồm có :
- Quyển thƣợng – 17 tờ (Q.1 mất tờ thứ 1): Q.1: 66 bài là các tác phẩm của các triều vua Lý, Trần, Lê.
- Quyển trung – 78 tờ (Q2: 23, Q.3: 24, Q.4: 31 ): Q.2: 102 bài – thơ của các tác gia thời Lý, Trần. Q3: 100 bài thơ của các tác gia thời Lê sơ. Q.4: 132 thơ của các vƣơng tử triều Lê và các tác gia từ thời Quang Thuận đến thời Hồng Đức.
- Quyển hạ - 42 tờ (Q.5: 25, Q.6: 17 ): Quyển 5 có 99 bài thơ của các tác gia triều Lê từ niên hiệu Cảnh Hƣng trở về sau. Quyển 6 có 59 bài thơ của các tác gia từ giữa đến cuối Cảnh Hƣng. Tổng cộng còn 558 bài
Bản Vhv.49/1,2 bản in, đóng làm 2 tập (tập 1 gồm quyển 1,2,3; tập 2 gồm quyển 4 - 8 tờ đầu bị mọt nhiều chỗ, Q5: 25 tờ, Q.6: 17 tờ), khổ 27x16; bìa phết cật, chất giấy dó, tập 1 : 74 tờ, tập 2 : 72 tờ ; trang đầu sách đề Hoàng Việt thi tuyển bốn chữ to, bên phải bốn chữ nhỏ hơn ghi Tồn Am gia tàng; bên trái có ba chữ nhỏ hơn nữa Hy Văn Đường dƣới ba chữ này có hai dấu chữ triện: Hy văn đường, Các gia hội tuyển. 1 tựa (3 tờ) – chữ to một trang năm dòng chữ dọc, một dòng 9 chữ (không tính chữ viết đài lên). Tiếp đến là 1 tờ tiểu dẫn – một trang 9 dòng chữ dọc 22 chữ. 1 mục lục (4 tờ) - tờ đầu ghi giới thiệu chung về nội dung các quyển, 3 tờ con lại ghi chi tiết tên tác giả, số bài thơ và phần nội dung gồm có:
- Quyển thƣợng – 18 tờ (Q.1): Q.1: 70 bài là các tác phẩm của các triều vua Lý, Trần, Lê.
- Quyển trung – 78 tờ (Q.2: 23 tờ, Q.3: 24 tờ, Q4: 31 tờ): Q2: 102 bài – thơ của các tác gia thời Lý, Trần. Q.3: 100 bài là thơ của các tác gia thời Lê sơ. Q.4: 127 thơ của các vƣơng tử triều Lê và các tác gia từ thời Quang Thuận đến thời Hồng Đức.
- Quyển hạ - 42 (Q.5:25 tờ, Q6: 17 tờ). Q.5: 99 bài thơ của các tác gia triều Lê từ niên hiệu Cảnh Hƣng trở về sau. Q.6: 59 bài thơ của các tác gia từ giữa đến cuối Cảnh Hƣng.
Bản Vhv.1780 bản in, khổ 27x15; 145 tờ; không có trang đầu, 1 tựa (3 tờ, mất một trang đầu) – chữ to một trang năm dòng chữ dọc, một dòng 9 chữ (không tính chữ viết đài lên). Tiếp đến là 1 tiểu dẫn (1 tờ) – chữ in, một trang 9 dòng chữ dọc mỗi dòng 22 chữ. 1 mục lục (4 tờ) - tờ đầu ghi giới thiệu chung về nội dung các quyển, 3 tờ con lại ghi chi tiết tên tác giả, số bài thơ và phần nội dung gồm có:
- Quyển thƣợng – 18 tờ - Q.1, mât tờ thứ 8: 63 bài thơ là các tác phẩm của các triều vua Lý, Trần, Lê.
- Quyển trung – 78 tờ (Q.2 – 23 tờ, Q.3 – 24 tờ, Q.4 – 31 tờ): Quyển thứ 2 có 102 bài – thơ của các tác gia thời Lý, Trần. Quyển 3 có 100 bài là thơ của các tác gia thời Lê sơ. Quyển 4 có 132 thơ của các vƣơng tử triều Lê và các tác gia từ thời Quang Thuận đến thời Hồng Đức.
- Quyển hạ - 42 tờ (Q.5 – 25 tờ, Q.6 – 17 tờ): Quyển 5 có 99 bài thơ của các tác gia triều Lê từ niên hiệu Cảnh Hƣng trở về sau. Quyển 6 có 59 bài thơ của các tác gia từ giữa đến cuối Cảnh Hƣng. Tổng cộng có 555 bài.
Bản VHv.1477 bản in, khổ 27x15; 146 tờ; chất giấy dó, bìa phết cật, trang đầu sách đề Hoàng Việt thi tuyển bốn chữ to, bên phải bốn chữ nhỏ hơn ghi Tồn Am gia tàng; bên trái có ba chữ nhỏ hơn nữa Hy Văn Đường dƣới ba chữ này có hai dấu chữ triện: Hy văn đường, Các gia hội tuyển. Tiếp theo là đến 1 tựa (2 tờ, mất tờ thứ 2) – chữ to một trang năm dòng chữ dọc, một dòng 9 chữ (không tính chữ viết đài lên). Tiếp đến là 1 tờ tiểu dẫn – chữ in thƣờng một trang 9 dòng chữ dọc 22 chữ. 1 mục lục ( 4 tờ) - tờ đầu ghi giới thiệu chung về nội dung các quyển, 3 tờ con lại ghi chi tiết tên tác giả, số bài thơ và phần nội dung gồm có:
- Quyển thƣợng – 18 tờ (Q.1): Q1: 70 bài thơ của các triều vua Lý, Trần, Lê.
- Quyển trung – 78 tờ (Q.2: 23 tờ,Q.3: 24 tờ, Q4: 31 ): Q.2 có 102 bài – thơ của các tác gia thời Lý, Trần. Q.3: 100 bài thơ của các tác gia thời Lê sơ. Q.4: 132 thơ của các vƣơng tử triều Lê và các tác gia từ thời Quang Thuận đến thời Hồng Đức.
- Quyển hạ - 42 tờ (Q.5: 25 tờ, Q.6: 17 tờ ). Q5: 99 bài thơ của các tác gia triều Lê từ niên hiệu Cảnh Hƣng trở về sau. Q.6: 59 bài thơ của các tác gia từ giữa đến cuối Cảnh Hƣng. Tổng cộng có 562 bài.
Bản VHv.2150 (có 4 quyển) bản in, bốn quyển ( từ Q1 – Q4) khổ 27x16; 105 tờ, chất giấy dó, bìa cứng; trang đầu sách đề Hoàng Việt thi tuyển
bốn chữ to, bên phải bốn chữ nhỏ hơn ghi Tồn Am gia tàng; bên trái có ba chữ nhỏ hơn nữa Hy Văn Đường dƣới ba chữ này có hai dấu chữ triện: Hy văn đường, Các gia hội tuyển. Tiếp theo là đến 1 tựa (3 tờ) – chữ to một trang năm dòng chữ dọc, một dòng thƣờng có 9 chữ (không tính chữ viết đài lên). Tiếp đến là 1 tờ tiểu dẫn – một trang 9 dòng chữ dọc 22 chữ. 1 mục lục (4 tờ) - tờ đầu ghi giới thiệu chung về nội dung các quyển, 3 tờ còn lại ghi chi tiết tên tác giả, số bài thơ và phần nội dung gồm có:
- Quyển thƣợng – 18 tờ (Q.1): Q1: 70 bài là các tác phẩm của các triều vua Lý, Trần, Lê.
- Quyển trung – 78 tờ (Q.2: 23 tờ, Q.3: 24 tờ, Q.4: 31 tờ): Q.2 có 102 bài – thơ của các tác gia thời Lý, Trần. Quyển 3 có 100 bài là thơ của các tác gia thời Lê sơ. Quyển 4 có 132 thơ của các vƣơng tử triều Lê và các tác gia từ thời Quang Thuận đến thời Hồng Đức. Tổng cộng có 404 bài
Bản R.1410 (có 6 quyển) in mộc bản (1825), khổ 26x16;142 tờ, chất giấy dó, bìa, trang đầu sách bị rách, trang tiếp đề Hoàng Việt thi tuyển bốn chữ to, bên phải bốn chữ nhỏ hơn, cao hơn những chữ bên trái ghi Tồn Am gia
tàng; bên trái có ba chữ nhỏ hơn nữa Hy Văn Đường dƣới ba chữ này có hai dấu chữ triện: Hy văn đường, Các gia hội tuyển. Tiếp đến là 1 tờ tiểu dẫn – chữ in thƣờng một trang 9 dòng chữ dọc có 22 chữ. 4 tờ mục lục - tờ đầu ghi giới thiệu chung về nội dung các quyển, 3 tờ con lại ghi chi tiết tên tác giả, số bài thơ và phần nội dung gồm có:
- Quyển thƣợng – 18 tờ (Q.1): Quyển thứ 1 có 70 bài là các tác phẩm của các triều vua Lý, Trần, Lê.
- Quyển trung - 78 tờ (Q. 2,3,4): Quyển thứ 2 có 102 bài – thơ của các tác gia thời Lý, Trần. Quyển 3 có 100 bài là thơ của các tác gia thời Lê sơ. Quyển 4 có 132 thơ của các vƣơng tử triều Lê và các tác gia từ thời Quang Thuận đến thời Hồng Đức.
- Quyển hạ - 42 tờ (Q. 5,6): Q. 5 có 99 bài thơ của các tác gia triều Lê từ niên hiệu Cảnh Hƣng trở về sau. Q. 6 có 59 bài thơ của các tác gia từ giữa đến cuối Cảnh Hƣng. Tổng cộng có 562 bài.
Bản R 968 (1,2,3)/ R969(4,5,6) in mộc bản, khổ 26x16; 69 tờ + 73 tờ, chất giấy dó, bìa trang đầu sách đề Hoàng Việt thi tuyển bốn chữ to, bên phải bốn chữ nhỏ hơn ghi Tồn Am gia tàng; bên trái có ba chữ nhỏ hơn nữa Hy Văn Đường dƣới ba chữ này có hai dấu chữ triện: Hy văn đường, Các gia hội