Phần 3 Phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm cơ bản của địa bàn nghiên cứu
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
Về tình hình kinh tế xã hội, trong những năm qua Gia Bình đã có sự phát triển vượt bậc. Tốc độ phát triển kinh tế tăng cao, cơ cấu kinh tế tiếp tục được chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp có bước phát triển khá. Số doanh nghiệp và hộ cá nhân kinh doanh tăng lên, tập trung chủ yếu ở các làng nghề truyền thống như đúc đồng Đại Bái, mây tre đan Xuân Lai, may gia công Ngăm Lương…Theo báo cáo của Chi cục thống kê huyện Gia Bình, tính đến năm 2017 toàn huyện có 165 doanh nghiệp và hợp tác xã
có hoạt động sản xuât kinh doanh và 999 hộ cá nhân kinh doanh. Trong đó: lớn nhất là loại hình công ty TNHH 115 công ty chiếm 69,6%/ tổng số DN; Công ty cổ phần là 23 công ty chiếm 14%/ tổng số DN; DNTN là 22 chiếm 13%/ tổng số DN và HTX là 5 chiếm 3,4%. Do đó số thu Ngân sách nhà nước nói chung và số thu từ khoản thuế GTGT, thuế TNCN trên địa bàn huyện những năm gần đây liên tục tăng cao. Cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế sự nghiệp văn hóa - xã hội giáo dục đào tạo tiếp tục phát triển; Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân có nhiều chuyển biến, tiến bộ: Mạng lưới y tế khá hoàn chỉnh,14/14 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế cùng với Bệnh viện Đa khoa huyện được nâng cấp và đầu tư nhiều trang thiết bị khám, chữa bệnh hiện đại 100% các trạm y tế cấp xã đều có bác sỹ biên chế tại trạm nên giảm bệnh nhân thăm khám tại tuyến trên, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại cơ sở; Tình hình an ninh, quốc phòng được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy kinh tế - xã hộ phát triển. Công tác xây dựng chính quyền các cấp, cải cách hành chính có nhiều tiến bộ (UBND huyện Gia Bình, 2017).
Trong những năm qua, nhờ có vị trí thuận lợi, chính sách thu hút đầu tư phù hợp, xác định đúng phương hướng phát triển cho từng ngành, từng vùng nên kinh tế của huyện đã có bước chuyển mạnh mẽ, GNDP tăng bình quân 5,2%/năm tương đương với mức bình quân của tỉnh (9,5%).
Tăng trưởng GNDP giai đoạn 2015-2017 của huyện Gia Bình được thể hiện qua bảng 3.1
Bảng 3.1. Tăng trưởng GNDP giai đoạn 2015 - 2017
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu Năm 2015 - 2017
Tỉnh Bắc Ninh Huyện Gia Bình
Tổng GNDP 9,50 5,20
Nông, lâm, thuỷ sản 2,10 1,10
Công nghiệp & xây dựng 10,10 7,80
Thương mai, Dịch vụ 16,30 6,80
Tổng sản phẩm trong huyện năm 2017 đạt 1.550 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người năm 2017 đạt 14,3 triệu đồng.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Nhờ có đường lối chính sách đúng đắn của đảng và nhà nước, sự lãnh đạo của chính quyền địa phương mà cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng tích cực, từ nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ sang nông nghiệp - dịch vụ - công nghiệp. Năm 2015, cơ cấu nông nghiệp - dịch vụ - công nghiệp là: 20,9% - 7,9% - 62% so với mục tiêu về chuyển dịch kinh tế đều đã đạt và vượt (27,3% - 21% - 51,7% đã đề ra), phù hợp với xu thế chung của quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, giảm dần ngành nông nghiệp kéo theo sự thay đổi về cơ cấu lao động, số lao động làm trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, dịch vụ tăng nhanh, lao động nông nghiệp đặc biệt là lao động dư thừa giảm dần. Từ đó, thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển, tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, và phát huy tính năng động, sáng tạo đạt hiệu quả kinh tế.
Thực trạng phát triển các ngành
+ Sản xuất nông nghiệp
Trong 3 năm 2015-2017, sản xuất nông nghiệp của huyện có chuyển biến tích cực, tốc độ tăng trưởng bình quân 4,9%/năm (xem bảng 3.2). Cơ cấu ngành nông nghiệp: trồng trọt - chăn nuôi - thủy sản - dịch vụ nông nghiệp thay đổi đáng kể, tăng tỷ trọng chăn nuôi. Năm 2015, cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp là: 46,8% - 30,6% - 17,60% - 4,53%.
- Trồng trọt
Là ngành sản xuất chính, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu ngành nông nghiệp, năm 2015 là 46,8% và đến năm 2017 là 46,8%. Tuy tốc độ tăng trưởng ngành trồng trọt bị giảm qua các năm. Huyện đã chỉ đạo chuyển dịch giống lúa, tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất thâm canh, chủ động làm tốt công tác tưới tiêu, phòng trừ sâu bệnh nên năng suất lúa năm sau cao hơn năm trước. Sản xuất vụ đông, trồng cây rau màu được đẩy mạnh, gắn với chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Trong cơ cấu cây rau màu, các loại cây có giá trị kinh tế cao ngày càng chú trọng.
- Chăn nuôi, thuỷ sản
Trong mấy năm gần đây, chăn nuôi, thuỷ sản phát triển với tốc độ nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng với nhiều mô hình trang trại chăn nuôi theo hướng công nghiệp. Đàn bò và đàn lợn có xu hướng giảm bình quân 4,6% so với năm 2017, tuy nhiên diện tích nuôi thả cá tăng 19%, sản lượng cá từ 2.100 tấn năm 2016 lên 4.200 tấn năm 2016, và số lượng gia cầm tăng 28,7% với sản lượng thịt gia cầm từ 840 tấn năm 2015 lên 1450 tấn năm 2017. Trong cơ cấu đàn gia súc có sự thay đổi theo hướng tích cực, tỷ lệ đàn bò lai Sind đạt trên 70%, đàn lợn thịt hướng nạc đạt trên 85% tổng đàn. Các loại cá giống mới như rô phi đơn tính, chép lai, cá chim trắng, thuỷ đặc sản: Ba ba, ếch...
Bảng 3.2. Giá trị sản xuất và cơ cấu các ngành kinh tế của huyện Gia Bình
Chỉ tiêu
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 (tỷ CC (tỷ CC (tỷ CC đồng) (%) đồng) (%) đồng) (%)
1) Khu vực Nông lâm, thủy sản 1.083,1 27,3 1.146,8 20,9 1.181,5 19,6
- Trồng trọt 507,3 46,8 538,4 47 553,3 46,8
- Chăn nuôi 332,3 30,6 365,8 31,9 384,6 32,6
- Thủy sản 191,6 17,6 188,21 16,4 183,1 15,5
- Dịch vụ NN 49,15 4,53 51,6 4,5 57,8 4,9
2) Công nghiệp, XD 2.050 51,7 3.389,4 62 3.805,8 63,2 Trong đó: Công nghiệp 1.540 75,1 2.559,1 75,5 2.891,8 76 3) Dịch vụ, T/mại 834 21 434,8 7,9 1.035,2 17,2
Tổng GDP 3.967,1 100 5.471,0 100 6.022,6 100
Nguồn: UBND huyện Gia Bình (2017)
- Dịch vụ nông nghiệp
Hoạt động của các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, hợp tác xã chăn nuôi đã đáp ứng được việc tưới, tiêu; cung cấp vật tư nông nghiệp; giống; phân bón; thuốc bảo vệ thực vật; thức ăn gia súc; thuốc thú y; chuyển giao tiến bộ khoa học
kỹ thuật; dự tính, dự báo sâu bệnh; làm đất; tiêu thụ sản phẩm; cung cấp điện... cho sản xuất của bà con nông dân. Tỷ trọng dịch vụ nông nghiệp từ chỗ chiếm 4,53% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp năm 2015 đã tăng lên 4,9% năm 2017.
+ Công nghiệp - Xây dựng
Với tiềm năng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp rất lớn và thực hiện nghiêm túc các chính sách về khuyến khích đầu tư của đảng, nhà nước và của tỉnh tạo điều kiện thu hút các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn huyện. Đến năm 2016, huyện đã đưa vào quy hoạch khu công nghiệp Gia Bình 1 với diện tích 300ha thuộc xã Đại Bái, Đông Cứu, cụm công nghiệp Đại Bái với diện tích 34,4 ha cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Đến nay toàn huyện có 165 doanh nghiệp đang hoạt động. Các ngành sản xuất kinh doanh tập trung chủ yếu là giầy da, may mặc, đồ nhựa... Sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện đã thu hút được trên 16.300 lao động, thu nhập bình quân một lao động là 4,8 triệu đồng/tháng.
Tiểu thủ công nghiệp và làng nghề có bước phát triển tiến bộ. Các ngành nghề truyền thống như: Đúc đồng Đại Bái, mây tre đan Xuân Lai, May mặc ở Lãng Ngâm... được khôi phục và duy trì. Hình thành và phát triển thêm một số ngành nghề truyền thống như: chế biến nông sản, làm hương, gia công cơ khí...
Công tác xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở được đẩy mạnh, như: hệ thống điện, đường, trường, trạm, kênh mương, trụ sở làm việc, các công trình phúc lợi xã hội, công trình xây dựng trong nhân dân được quan tâm và đầu tư theo hướng hiện đại tạo ra sự thay đổi đáng kể về diện mạo trong xây dựng nông thôn mới.
+ Dịch vụ - thương mại
Nông nghiệp, công nghiệp phát triển với tốc độ nhanh, đời sống nhân dân được nâng cao là động lực thúc đẩy ngành kinh tế dịch vụ phát triển với nhiều loại hình đa dạng, phong phú. Có những loại hình dịch vụ có truyền thống lâu đời như: Dịch vụ thương nghiệp, vận tải, kho bãi, bưu chính viễn thông, tài chính, tín dụng, hiếu hỷ, giáo dục, y tế... Nhưng cũng xuất hiện nhiều loại hình dịch vụ mới phù hợp với cuộc sống hiện đại, như: Nhà nghỉ, nhà hàng, giải trí, kinh doanh bất động sản, tư vấn pháp luật, tư vấn thiết kế xây dựng.
Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
Trong những năm qua kết quả thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện luôn đạt và vượt chỉ tiêu dự toán do tỉnh giao và Hội đồng nhân dân huyện quyết nghị cụ thể:
+ Năm 2015 tổng thu ngân sách: 40.919 tỷ/25.900tỷ đồng đạt 158%; + Năm 2016 tổng thu ngân sách: 35.155 tỷ/28.082 tỷ đồng đạt 125%; + Năm 2017 tổng thu ngân sách: 41.513 tỷ/33.130 tỷ đồng đạt 125%;
- Là một huyện nông thôn, thu nhập bình quân đầu người ở mức trung bình 14,3 triệu/người năm 2017.
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng: giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, góp phần tích cực tăng việc làm và thu nhập cho người dân.
- Người dân đã tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật mới đưa vào sản xuất.
- Cơ sở hạ tầng có sự thay đổi đáng kể, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện, bộ mặt đô thị và nông thôn trong toàn huyện thay đổi rõ rệt.
- Tăng trưởng kinh tế cao nhưng chưa vững chắc, phát triển chưa đồng đều giữa các xã, thị trấn.
- Tuy nhiên, các ngành, lĩnh vực phát triển còn thiếu liên kết, chưa gắn với thị trường, quy hoạch ngành và quy hoạch tổng thể.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của một số xã chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương.
- Công tác quản lý lao động chưa chặt chẽ, còn bị động, nguồn lao động tuy dồi dào song chất lượng còn thấp, chưa tạo nhiều việc làm cho lao động đặc biệt là lao động nông nghiệp, nông thôn.
- Nhận thức và chỉ đạo ứng dụng khoa học kỹ thuật còn chưa nhanh, chưa kịp thời, một số nơi còn bảo thủ. Một số sản phẩm làm ra chất lượng chưa cao, sức cạnh tranh trên thị trường còn thấp, trong khi đó lại thiếu vốn đầu tư. Đó là những mâu thuẫn cần được giải quyết (UBND huyện Gia Bình, 2017)