Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, tiến hành hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, kiên định con đường đi lên CNXH, Đại hội IX của Đảng (19/4/2001), xác định: “Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh” [24, tr. 83]. Để làm cho nền tảng tư tưởng của Đảng ngày một vững chắc và cách mạng Việt Nam không thể chệch hướng, Đại hội IX nhấn mạnh nhiệm vụ xây dựng, củng cố nền tảng tư tưởng - chính trị của Đảng: “Toàn Đảng nghiêm túc học tập chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh” [24, tr. 139], bởi vì, những thành tựu và yếu kém trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc gắn liền với trách nhiệm lãnh đạo của Đảng và những ưu điểm, khuyết điểm trong công tác xây dựng Đảng. Vì vậy, một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà Đại hội IX xác định trong nhiệm kỳ 2001-2000 là tiếp tục thực hiện có hiệu quả các nghị quyết về xây dựng Đảng, nhất là Nghị quyết Trung ương 6 (lần
2, khóa VIII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, trong đó, đặc biệt coi trọng công tác giáo dục tư tưởng - chính trị, rèn luyện đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân. Những giải pháp thực hiện nhiệm vụ được Đại hội chỉ ra là: 1). Toàn Đảng nghiệm túc học tập chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; 2). Các cấp ủy và chi bộ có kế hoạch tổ chức, hướng dẫn và kiểm tra Đảng viên học tập, rèn luyện, không ngừng nâng cao trình độ chính trị, học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức lãnh đạo quản lý và công tác vận động nhân dân, phát huy vai trò tiên phong gương mẫu; 3). Đẩy mạnh công tác thực tiễn và nghiên cứu lý luận, thảo luận dân chủ, sớm kết luận những vấn đề mới và bức xúc từ thực tiễn đặt ra, nâng cao sự thống nhất về quan điểm, đường lối của Đảng; đấu tranh với những khuynh hướng tư tưởng sai trái.
Đối với nhiệm vụ tiếp tục đổi mới công tác cán bộ, trọng tâm của công tác này được Đại hội xác định là xây dựng một đội ngũ cán bộ “vững vàng về chính trị, gương mẫu về đạo đức, trong sạch về lối sống, có trí tuệ, kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn, sáng tạo, gắn bó với nhân dân”; do vậy, một trong những mục tiêu cần đạt tới là đến năm 2005, phần lớn cán bộ lãnh đạo chủ chốt từ cấp huyện trở lên học xong chương trình lý luận cao cấp và có kiến thức, trình độ đại học về một chuyên ngành nhất định [24, tr. 53-55]. Để thực hiện mục tiêu đó, Đại hội quan tâm tới việc “xây dựng và chỉnh đốn hệ thống các trường chính trị, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trước hết đối với cán bộ lãnh đạo và quản lý các cấp, chống các biểu hiện tiêu cực trong giảng dạy và học tập" [24, tr. 142].
Sau Đại hội IX, trên cơ sở đánh giá tình hình tư tưởng, lý luận và công tác tư tưởng lý luận, Hội nghị lần thứ 5 BCHTW khóa IX đã ra Nghị quyết số 16-NQ/TW, ngày 18/3/2002, “Về nhiệm vụ chủ yếu của công tác tư tưởng, lý luận trong tình hình mới”, nêu lên những phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp đẩy mạnh, nâng cao chất lượng công tác tư tưởng, lý luận trong tình hình mới. Phương hướng chung của công tác tư tưởng, lý luận là “đổi mới mạnh mẽ nội dung và phương pháp công tác tư tưởng; đẩy mạnh tổng kết
thực tiễn, nghiên cứu lý luận, góp phần làm rõ hơn nữa con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta” [25, tr. 3]; trên cơ sở đó, nhiệm vụ chủ yếu là nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tuyền truyền, GDLLCT; chủ động tiến công triển khai có hiệu quả cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng lý luận, làm thất bại chiến lược “diễn biến hòa bình”. Những nhiệm vụ này được hiện thực hóa thông qua những giải pháp lớn như mở rộng dân chủ, phát huy tự do tư tưởng, khai thác mọi tiềm năng sáng tạo trong nghiên cứu khoa học, nghiên cứu lý luận; tích cực đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ tư tưởng, lý luận; kiện toàn tổ chức, bộ máy, tăng cường đầu tư cho công tác tư tưởng lý luận; đổi mới nội dung, phương pháp công tác tư tưởng, lý luận [25, tr. 3-4]. Qua những nội dung nêu trên, có thể thấy rằng, Hội nghị Trung ương lần thứ 5 (khóa IX) đã đề cập một cách khá đầy đủ, toàn diện về công tác tư tưởng, lý luận và đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tư tưởng, lý luận của Đảng (tổng kết, tìm ra nguyên nhân, nêu phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp). Những quan điểm chỉ đạo của Hội nghị Trung ương 5 có vai trò định hướng cho công tác GDLLCT.
Tiếp sau Hội nghị Trung ương lần thứ 5 (khóa IX), Đại hội X (18/4/2006) của Đảng tiếp tục khẳng định hai nội dung quan trọng liên quan đến công tác tư tưởng, lý luận, công tác GDLLCT: 1). Phải nâng cao bản lĩnh chính trị và trình độ trí tuệ của Đảng, kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; 2). Nâng cao chất lượng nghiên cứu lý luận và đổi mới công tác giáo dục lý luận, công tác tư tưởng trong Đảng, nhất là cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý chủ chốt các cấp” [26, tr. 49]. Bởi vì, những năm tới, bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế đan xen cả thời cơ và thách thức to lớn, công tác tư tương, lý luận, báo chí cần phải chủ động, tích cực, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hơn nữa cả nội dung và phương thức hoạt động, nâng cao tính định hướng chính trị, tính thuyết phục, tính hiệu quả.
Nhất quán với những quan điểm nâng cao vai trò, vị trí và chất lượng của công tác tư tưởng, lý luận, công tác GDLLCT, trong nhiệm kỳ 2005-
2010, các nghị quyết của Đảng tiếp tục nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường, đẩy mạnh hơn nữa công tác này trong tình hình mới, đặc biệt chú trọng đến việc đổi mới nội dung, phương pháp nghiên cứu và đào tạo LLCT. Ngày 5/3/2010 Chính phủ ban hành Nghị định số 18/2010/NĐ-CP về việc đào tạo, bồi dưỡng công chức. Nghị định nêu rõ 2 mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng công chức: 1).Trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ, công vụ; 2). Góp phần xây dựng đội ngũ công chức chuyên nghiệp, có đủ năng lực xây dựng nền hành chính tiên tiến, hiện đại [26, tr. 49].
Quán triệt các chủ trương, nghị quyết của Đảng về công tác GDLLCT và xuất phát từ tình hình thực tiễn địa phương. Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV (12/2005) đã xác định mục tiêu tổng quát nhiệm kỳ 2006-2010, tầm nhìn đến năm 2015: “Phấn đấu có đủ các yếu tố cơ bản của một tỉnh công nghiệp vào năm 2015; trở thành thành phố Vĩnh Phúc vào những năm 20 của thế kỷ XXI” [17, tr. 33].
Tiếp tục coi trọng và nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức và coi đây là một trong những giải pháp cơ bản để Vĩnh phức đạt được các chỉ tiêu phát triển từ 2006 - 2010 và giai đoạn 2010 - 2020. Trong báo cáo chính trị trình bày trước đại hội có đoạn:
“…Bốn là: Quan tâm đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH” [17, tr. 42].
Trên cơ sở nhận thức và đánh giá tầm quan trọng đặc biệt về vai trò nguồn nhân lực đối với sự phát triển của tỉnh, ngày 25/02/2008, Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đã ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TU về phát triển nguồn nhân lực phục vụ CNH, HĐH đến năm 2015, định hướng đến năm 2020.
Về đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, Nghị quyết đã nêu mục tiêu: phấn đấu đến năm 2010 “…100% cán bộ, công chức cấp xã đạt chuẩn về trình độ đào tạo theo quy định” [17, tr. 52].
Mục tiêu tổng quát trên được Đảng cụ thể hóa thành 9 định hướng phát triển và các nhiệm vụ chủ yếu. Chú trọng trước hết là nhiệm vụ “Nâng cao bản
lĩnh chính trị, tư tưởng và trình độ trí tuệ của Đảng bộ” và “Xây dựng đội ngũ công chức có đủ trình độ, năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ tình hình mới. Tăng cường công tác quản lý, giáo dục, rèn luyện, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, nâng cao trách nhiệm thi hành công vụ, đặc biệt trong giải quyết các vấn đề có liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người dân; chống các biểu hiện tiêu cực, phiền hà, sách nhiều đối với nhân dân” [17, tr. 53-54].
Đối với nhiệm vụ “Xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức Đảng”, Đại hội nhấn mạnh quan điểm: “Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, trước hết là giáo dục ý chí kiên định lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, lối sống trong sạch, lành mạnh cho đội ngũ cán bộ, đảng viên theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; giáo dục tinh thần cảnh giác cách mạng, đấu tranh làm thất bại âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, công tác tuyên truyền. Đổi mới công tác giáo dục lý luận chính trị trong hệ thống trường chính trị trên cơ sở đổi mới phương pháp dạy và học, gắn lý luận với thực tiễn. Thực hiện chế độ học tập lý luận bắt buộc đối với cán bộ, đảng viên theo quy định của Trung ương [17, tr. 56].
Đối với công tác cán bộ, để xây dựng một đội ngũ cán bộ “đáp ứng yêu cầu mới, trước hết là đội ngũ cán bộ Đảng, chính quyền các cấp, đặc biệt là đội ngũ cán bộ chủ chốt của tỉnh, các ngành, các huyện thị xã, cơ sở có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực lãnh đạo” [15, tr. 53-56], thì việc “từng bước thực hiện chiến lược cán bộ. Có quy mô đào tạo, bồi dưỡng cán bộ gắn với nhu cầu sử dụng” [15, tr. 53-56] là hết sức cần thiết, trong đó, tăng cường GDLLLCT, các kiến thức quản lý Nhà nước, chủ trương, chính sách của Đảng… cần được coi trọng. Cần “Xây dựng chiến lược cán bộ của tỉnh đáp ứng yêu cầu thời kỳ CNH,HĐH”.
Đại hội nhấn mạnh những việc cần làm ngay nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có trình độ đáp ứng nhu cầu đổi mới: Rà soát, điều chỉnh,
bổ sung quy hoạch cán bộ các ngành, các cấp, đảm bảo nguồn cán bộ cả trước mắt và lâu dài, tạo thế chủ động trong công tác cán bộ. Gắn công tác quy hoạch với đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển và gắn đào tạo, bồi dưỡng với sử triển vọng trong diện quy hoạch, tạo nguồn cán bộ lâu dài cho tỉnh. Tỉnh ủy, Ban thường vụ Tỉnh ủy xây dựng kế hoạch, kế hoạch đào tạo cán bộ lãnh đạo chủ chốt của tỉnh, trong đó chú trọng đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020. Xây dựng kế hoạch đào tạo, đào tạo lại nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của tỉnh. Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích việc phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ có đức, có tài. Thực hiện tốt nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đào công tác cán bộ và quản lý cán bộ. Đổi mới phương pháp nhận xét, đánh giá cán bộ đảm bảo khách quan, trung thực theo quan điểm toàn diện, lịch sử và cụ thể. Thực hiện đúng nguyên tắc, quy chế, quy trình về công tác cán bộ, chống chủ nghĩa cá nhân, cục bộ địa phương. Nâng cao trách nhiệm của các cấp ủy đảng, người đứng đầu trong các cơ quan Đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trong công tác cán bộ. Đổi mới, kiện toàn, nâng cao chất lượng các cơ quan, tổ chức và đội ngũ cán bộ tổ chức đảng Từng bước nghiên cứu, xây dựng cơ chế để Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể nhân dân và các tầng lớp nhân dân tham gia giám sát đội ngũ cán bộ, công chức theo quy chế dân chủ ở cơ sở. Làm tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ; thực hiện tốt chính sách cán bộ” [17, tr. 58].
Như vậy, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục nhất quán những quan điểm về GDLLCT của nhiệm kỳ trước, song đã gắn công tác GDLLCT một cách chặt chẽ với công tác cán bộ, coi đó là hai nhiệm vụ song song, tác động, bổ trợ cho nhau trong quá trình thực hiện mục tiêu lớn của toàn Đảng bộ.
Đại hội cũng xác định mục tiêu cụ thể là phấn đấu đến năm 2010, 100% cán bộ thuộc diện tỉnh quản lý có trình độ chuyên môn từ đại học,
LLCT từ cao cấp trở lên, trong đó có 7 - 8% thạc sỹ, tiễn sỹ; có trình độ ngoại ngữ tin học đáp ứng được yêu cầu hiện nay [16, tr. 65].
Nhìn chung, trong nhiệm kỳ 2005- 2010, đặt trong mục tiêu xây dựng, củng cố bản lĩnh chủ trương, sự thống nhất trong Đảng bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ tỉnh đáp ứng về số lượng, chất lượng và mục tiêu tổng quát của toàn tỉnh, chủ trương của Đảng bộ tỉnh về công tác GDLLCT có bước phát triển, theo hướng thiết thực, gắn bó và bám sát thực tiễn, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.