Một số hạn chế trong sự lãnh đạo của Đảng bộ đối với công tác

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo công tác giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 93 - 97)

Chương 3 : NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

3.1. Nhận xét tổng quát

3.1.2. Một số hạn chế trong sự lãnh đạo của Đảng bộ đối với công tác

giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở

Một là, Tỉnh ủy ở một số thời điểm còn chưa tập trung chỉ đạo các cấp ủy trực thuộc quan tâm đúng và đầy đủ đến công tác GDLLCT cho đội ngũ cán bộ cơ sở, chưa nhận thức được việc đầu tư GDLLCT cho cán bộ, đảng viên ở cơ sở là đầu tư cho phát triển và xây dựng hệ thống chính trị ở địa phương, cơ sở lãnh đạo của Đảng. Chính vì vậy, thời gian đầu việc đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động và đặc biệt là biên chế ở Trường Chính trị tỉnh và các Trung tâm chưa đảm bảo về số lượng, về tiêu chuẩn và cơ cấu, ảnh hưởng lớn đến hoạt động của Trường và Trung tâm.

Cấp ủy cơ sở chưa quan tâm đúng mức tới công tác bồi dưỡng LLCT và nghiệp vụ cho cán bộ, đảng viên, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân công, cử cán bộ, đảng viên đi học tại Trường và Trung tâm.

Hai là, sự phối kết hợp giữa công tác quy hoạch, tuyển chọn, đào tạo cán bộ cơ sở và công tác GDLLCt còn chưa chặt chẽ, chế độ chính sách đối với người dạy và người học LLCT còn nhiều bất cập.

Trước yêu cầu của nhiệm vụ mới, các cấp ủy Đảng, chính quyền đã có sự quan tâm tới công tác đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch và bố trí sử dụng cán bộ, tạo bước phát triển mới về chất lượng cán bộ. Tuy nhiên, công tác này còn bộc lộ nhiều hạn chế: “Công tác cán bộ thực hiện chưa đồng bộ, thiếu quy hoạch, việc giáo dục quản lý, kiểm tra cán bộ, đảng viên nhiều nơi thiếu chặt chẽ” [52, tr. 22].

Trong Đề án đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở của tỉnh Vĩnh Phúc chỉ rõ: “Cấp ủy và chính quyền các cấp chưa thường xuyên chỉ đạo quy hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở một

cách có hệ thống, chưa coi đó là bộ phận của chiến lược cán bộ của thời kỳ mới, chưa chủ động, tích cực chuẩn bị nguồn cho cán bộ cơ sở” [49, tr. 4]. Việc theo dõi, kiểm tra đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thuộc diện quy hoạch, nhât là cán bộ dự nguồn chưa được làm thường xuyên, liên tục, có khi làm xong quy hoạch lại để đó nên không tạo được điều kiện cho cán bộ phấn đấu theo quy hoạch.

Thực tế cho thấy, có chuẩn bị được nguồn cho cán bộ cơ sở, nhất là cán bộ nguồn giữ chức danh lãnh đạo chủ chốt thì mới có kế hoạch cụ thể sát hợp cho công tác đào tạo, bồi dưỡng đúng đối tượng, mới có được đội ngũ cán bộ dự bị đủ điều kiện, đủ tiêu chuẩn về trình độ mọi mặt trong đó có trình độ LLCT, để thay thế khi cần thiết. Vì thế, việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ phải được xây dựng thành kế hoạch một cách đồng bộ, toàn diện. Nhưng ở Vĩnh Phúc, công tác này vẫn còn thể hiện sự chắp vá dẫn đến việc chiêu sinh học viên đi học hoặc là không đúng, không trúng đối tượng quy định, hoặc là chưa đủ tiêu chuẩn nên ảnh hưởng đến chất lượng học tập, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng không cao. Tình trạng phổ biến vẫn là chờ được bầu cử vào chức danh.

Chế độ chính sách kinh phí hỗ trợ cán bộ đi học cũng có tác động không nhỏ tới tâm lý của người học. Dựa vào điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc đã có những quy định cụ thể về chế độ trợ cấp cho các đối tượng được cử đi đào tạo, bồi dưỡng. Đối với cán bộ cấp xã học ở Trường chính trị tỉnh và các TTBDCT các huyện, thị được phụ cấp 10.000đ/1 ngày đối với nam; 15.000đ/1 ngày đối với nữ (năm 1998 trở về trước, đối với cán bộ cơ sở: Theo học tại huyện được hưởng bồi dưỡng 6.000 đồng/1 ngày, học tại tỉnh 8.000 đồng/1 ngày). Bí thư, phó bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, thường trực Đảng ủy… đi học đại học được phụ cấp 300.000/1tháng trong thời gian thực học ở trường. Chính sách này đã thể hiện sự quan tâm của tỉnh đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nói chung, cán bộ cơ sở nói riêng, là nguồn động viên lớn đối với cán bộ được cử đi học, giúp đỡ họ bớt một phần khó khăn trong quá trình học tập. Tuy nhiên, so với vật

giá thì mức phụ cấp này còn thấp, chưa thực sự tạo thành đòn bẩy để góp phần thúc đẩy cán bộ tự giác học tập, hăng hái làm việc.

Ba là, do một số hạn chế, nhược điểm trong sự lãnh đạo của Đảng bộ

tỉnh đối với công tác GDLLCT, trong công tác GDLLCT của tỉnh Vĩnh Phúc vẫn còn những tồn tại nhất định.

Cùng với những cố gắng và kết quả đạt được, thì công tác quản lý dạy và học vẫn còn bộc lộ những hạn chế. Trong giai đoạn này, tuy số lớp đào tạo theo chương trình Trung cấp LLCT ngày một tăng, hình thức đào tạo tập trung tại trường đã tiếp tục được coi trọng, song số lớp đào tạo theo chương trình Trung cấp LLCT với hình thức đào tạo tập trung tại trường vẫn còn chiếm tỷ lệ thấp so với tổng số lớp và số học viên được đào tạo, bồi dưỡng trong năm. Về các lớp bồi dưỡng, tuy đã có sự đa dạng trong chương trình bồi dưỡng và đáp ứng kịp thời yêu cầu công tác của cán bộ cơ sở, song số lớp và số học viên các lớp bồi dưỡng còn chiếm tỷ lệ khá cao.

Do yêu cầu công tác đòi hỏi và thực trạng trình độ học vấn của đội ngũ cán bộ cơ sở, chính vì vậy trong tổ chức chiêu sinh ở một số lớp đào tạo theo chương trình trung cấp LLCT chưa đảm bảo tiêu chuẩn đầu vào về trình độ học vấn, nên có ảnh hưởng nhất định tới chất lượng đào tạo, bồi dưỡng. Theo số liệu điều tra của Sở nội vụ tỉnh Vĩnh Phúc về trình độ học vấn của cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở: Đa số cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở của tỉnh đã có trình độ học vấn tốt nghiệp phổ thông, tuy nhiên trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở vấn còn 10,1% chưa tốt nghiệp trung học phổ thông [49, tr. 11].

Nhìn chung, Nhà trường và các Trung tâm vẫn chưa có những biện pháp tích cực, có hiệu quả để quản lý tốt các khâu của quá trình dạy và học. Đối với những lớp tại chức mở ở các địa phương, cơ sở, tình trạng đi muộn, về sớm, nghỉ học của học viên chưa được khắc phục căn bản. Việc đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng qua thi, kiểm tra còn dễ dãi, nhẹ tay, có nơi còn chạy theo số lượng.

Do số lượng giảng viên của Trường và các Trung tâm nhìn chung còn thiếu, số lớp đông, chính vì vậy, việc tổ chức, quản lý, kiểm tra quá trình soạn, giảng, đánh giá chất lượng bài giảng của giảng viên, tuy đã được coi trọng, có tiến bộ, song chưa được tiến hành thường xuyên, chưa thật chặt chẽ. Việc soạn bài theo khung giáo án mới đã được Trường và các Trung tâm triển khai thực hiện, song việc bổ sung kiến thức thực tiễn của địa phương, cơ sở vào bài giảng chưa được quan tâm thật đầy đủ…

Trên thực tế, nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng LLCT còn nhiều trùng lặp, chống chéo, nặng về lý thuyết, nhẹ về nghiệp vụ. Việc trang bị thế giới quan, phương pháp luận, phương pháp tư duy còn mạng tính giáo điều, sách vở, chưa gắn với thực tiễn đổi mới của đất nước nói chung, thực tiễn cơ sở nói riêng.

Phương pháp giảng dạy chủ yếu vẫn là phương pháp thuyết trình, diễn giải hoặc độc thoại nghĩa là thầy giảng, thậm chí thầy đọc chậm trò ghi chép một cách thụ động máy móc; việc áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực còn rất hạn chế. Phương châm lý luận gắn với thực tiễn học đi đôi với hành chưa được chú ý, khiến cho những bài giảng thiếu sức sống, không thu hút được người học. Học viên tiếp nhận kiến thức một cách thụ động, rời rạc, chưa phát huy được tính độc lập tích cực, sáng tạo của người học, hạn chế việc bồi dưỡng năng lực tư duy lý luận cho học viên ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của việc nâng cao trình độ nhận thức và năng lực thực tiễn của đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở.

Từ những ưu, nhược điểm nói trên, để thực hiện hiện tốt công tác này trong thời gian tới, cần phải có một hệ thống giải pháp đồng bộ, nhằm khắc phục nhược điểm, phát huy ưu điểm. Do đó, việc tổng kết rút ra những kinh nghiệm, sẽ góp phần quan trọng thực hiện tốt công tác GDLLCT ở giai đoạn tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo công tác giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 93 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)