Chương 3 : NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM
3.1. Nhận xét tổng quát
3.1.1. Một số thành tựu trong sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh đối vớ
công tác giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cơ sở
Một là, quán triệt, vận dụng những quan điểm, chủ trương của Đảng CSVN về công tác GDLLCT, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc luôn quan tâm sâu sát lãnh đạo, quản lý công tác GDLLCT, đã có nhiều nghị quyết, quyết định, chính sách đúng đắn kịp thời, phù hợp với tình hình nhằm định hướng cho công tác GDLLCT của tỉnh.
Trên tinh thần, quan điểm của Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII; Nghị quyết lần thứ 3 BCHTW Đảng khoá VIII; Quyết định 100 - QĐ/TW 03/6/1995 của Ban bí thư Trung ương; Quy định 54 - QĐ/TW 12/5/1999 “Về chế độ học tập lý luận trong Đảng”; Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX “Về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị xã phường, thị trấn”… Tỉnh ủy đã ban hành những nghị quyết, quyết định, quy chế cụ thể… hướng dẫn rất rõ ràng về trách nhiệm, nghĩa vụ của Trường Chính trị và TTBDCT các huyện, thị; nghĩa vụ và quyền lợi của học viên trong quá trình học tập và rèn luyện tại Trường nhằm tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ LLCT cho cán bộ, đảng viên trong đó có đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở.
Tỉnh ủy Vĩnh Phúc cũng đã xây dựng Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết trung ương 3 (khóaVIII), số 10, ngày 09/10/1997, “Về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước”, Kế hoạch số 23 - KH/TU “Về đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên”, Chương trình hành động, số 34- CTr/TU, ngày 27/6/2002, nhằm “Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về nhiệm vụ chủ yếu của công tác tư tưởng, lý luận trong tình hình mới”, Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thuộc diện Tỉnh ủy
quản lý giai đoạn 2002-2005, số 39-KH/TU, ngày 15/10/2002, Đề án: “Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở xã phường, thị trấn”.
Đây chính là cơ sở pháp lý, những định hướng nâng cao chất lượng GDLLCT, để Trường Chính trị tỉnh và các TTBDCT cụ thể hoá thành những nội quy, quy chế phù hợp với điều kiện cụ thể của đơn vị mình, hướng mọi hoạt động giáo dục rèn luyện đi vào nề nếp và đạt được những thành tựu to lớn.
Hai là, Đảng bộ tỉnh đã gắn công tác GDLLCT cho đội ngũ cán bộ cấp
cơ sở với nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ, từ đó có những chủ trương, giải pháp phù hợp.
Nhằm thực hiện mục tiêu “… nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất và năng lực của cán bộ, đảng viên” [18, tr. 140] và “chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, chú trọng đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp, chuẩn bị tốt đội ngũ cán bộ kế cận” [18, tr. 51], Đảng CSVN đã xác định công tác lý luận trước hết hướng vào nhũng vấn đề do cuộc sống đặt ra, làm căn cứ khoa học của các giải pháp, dự báo xu hướng phát triển, góp phần bổ sung, hoàn thiện đường lối của Đảng, làm cho ngày càng sáng tỏ con đường đi lên CNXH ở nước ta; đồng thời, tăng cường công tác GDLLCT cho đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt. Quán triệt quan điểm đó, nhất là nhằm đáp ứng những yêu cầu nhiệm vụ lớn của tỉnh Vĩnh Phúc, ngay sau khi tái lập tỉnh với đội ngũ cán bộ cơ sở còn nhiều bất cập, đòi hỏi trong một thời gian ngắn phải đáp ứng đủ về số lượng, đồng thời phải bảo đảm chất lượng, đối với công tác GDLLCT cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc chủ trương coi trọng giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước cho cán bộ, đảng viên, tạo sự thống nhất trong Đảng bộ, chống chủ nghĩa thực dụng, vô kỷ luật, bè phái trong nội bộ. Đồng thời, Đảng bộ tỉnh cũng nhấn mạnh phải mở các trường, lớp phù hợp để cán bộ Đảng viên học tập nâng cao bản lĩnh và nhạy bén chính trị, hiểu biết chuyên môn để nắm bắt cái mới, có thái độ rõ ràng và xử lý đúng những vấn đề thực tiễn đặt ra ở mỗi cấp. Thực hiện mục tiêu đó,
Đảng bộ tỉnh đã chú trọng đổi mới chương trình, phương pháp giảng dạy, tăng cường cơ sở vật chất cho cơ sở đào tạo, xây dựng đội ngũ giảng viên, kể cả đội ngũ giảng viên kiêm nhiệm.
Với những chủ trương và giải pháp, biện pháp kịp thời, sát thực tiễn và yêu cầu của đội ngũ cán bộ cơ sở, Tỉnh ủy đã chỉ đạo Trường Chính trị tỉnh và TTBDCT các huyện, thị thực hiện nhiệm vụ đào tạo - bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt của Đảng, chính quyền và các đoàn thể quần chúng ở cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn); trưởng phó phòng, ban cấp huyện, thị và các Sở, ngành đoàn thể Tỉnh; cán bộ dự nguồn các chức danh trên.
Ba là, công tác GDLLCT cho cán bộ cơ sở thuộc diện Trường Chính trị
tỉnh và TTBDCT đảm nhận đã được Tỉnh uỷ, UBND tỉnh đặc biệt quan tâm. Ngay từ khi mới tái lập tỉnh, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh đã đặc biệt quan tâm từ bộ máy lãnh đạo đến đội ngũ cán bộ của Trường và TTBDCT các huyện, thị, đặc biệt là đội ngũ giảng viên, tiếp đến cơ sở vật chất cho trường và TTBDCT các huyện, thị, đó là tạo điều kiện ví trí ăn, ở thuận lợi, những trang thiết bị cần thiết như phòng họp, phòng học, hội trường, phương tiện đi lại… và kiện toàn bộ máy lãnh đạo về tổ chức Đảng, ban giám đốc, các khoa phòng đã bắt tay vào hoạt động với quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ với hiệu quả, chất lượng cao nhất, với một tâm trạng phấn khởi tin tưởng.
Đối với các TTBDCT các huyện, thị, đa số cấp uỷ các địa phương đã nhận thức đầy đủ ý nghĩa, mục đích, yêu cầu, nội dung việc thành lập TTBDCT ở cấp huyện theo Quyết định 100-QĐ/TW của Ban Bí thư khoá VII;
có sự quan tâm đúng mức trong lãnh đạo, chỉ đạo và đầu tư kinh phí, phương tiện hoạt động cho các Trung tâm.
Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ thường xuyên và kịp thời hướng dẫn chỉ đạo các TTBDCT thực hiện các loại chương trình bồi dưỡng chính trị chặt chẽ theo đúng quy đinh, kế hoạch trong lãnh đạo, chỉ đạo và đầu tư kinh phí, phương tiện hoạt động cho các Trung tâm.
Bốn là, dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, Ban giám hiệu của Nhà trường và Ban giám đốc các Trung tâm hoạt động tích cực, năng động, sáng tạo không ngại khó, ngại khổ làm việc trên tinh thần tự giác cao với mục tiêu phấn đấu cuối cùng là chất lượng và hiệu quả.
Ngay từ tháng đầu thành lập, tập thể Trường từ Ban Giám hiệu, Ban Chấp hành Đảng bộ, các đơn vị đến mỗi cá nhân đã phân tích sâu sắc tình hình đặc điểm toàn tỉnh, từng huyện, từng ngành. Đặc biệt là việc cụ thể hoá những khó khăn, thuận lợi trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức trước mắt cũng như lâu dài việc xây dựng kế hoạch đồng bộ và cụ thể hoá kế hoạch bằng nhiệm vụ năm, quý, tháng rất cụ thể. Từ kế hoạch chung của Trường, các khoa phòng, từng cá nhân đã xây dựng kế hoạch đề ra mục tiêu cụ thể, song điều quan trọng nhất là phải bám sát nhiệm vụ cụ thể của trường giao cho khoa. Quan điểm của Trường khi đã có kế hoạch thì “kế hoạch 1 giải pháp 10” mới có thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Trên kế hoạch cụ thể, lãnh đạo trường thực hiện sự chỉ đạo của tỉnh, sự ủng hộ của các học viện, các trường Đại học có liên quan, các huyện, thị và các ngành trong tỉnh phối kết hợp một cách đồng bộ. Nhờ đó, hơn 13 năm qua, Trường luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở mọi đối tượng đáp ứng được đòi hỏi của tỉnh đặt ra cho từng thời kỳ, phục vụ kịp thời nhiệm vụ chính trị của tỉnh, của Trung ương.
Việc sắp xếp, bố trí bộ máy của Nhà trường vừa chất lượng, vừa đồng bộ, khoa học, xuất phát từ công việc mà bố trí từng con người tương đối hợp lý và ngày càng thể hiện tính đồng bộ, liên tục và phát triển. Từ đó, đã phản ánh rất lôgic với chất lượng công việc, đặc biệt là chất lượng, số lượng đào tạo, bồi dưỡng của Trường trong những năm qua. Ở đây, phải nói tới nhân tố con người có vai trò quyết định cơ bản. Nhìn lại chặn đường từ năm 1997 đến năm 2010, đội ngũ cán bộ công chức của Nhà trường đã được kiện toàn cả về số lượng và chất lượng.
Lãnh đạo các Trung tâm phần lớn là phó Ban tuyên giáo kiêm nghiệm, nắm bắt kịp thời các chủ trương của cấp uỷ nên trong tổ chức và hoạt động đã bám sát tinh thần chỉ đạo của cấp uỷ. Các Trung tâm đều sớm tiến hành hoàn thiện bộ máy, xây dựng đội ngũ giảng viên kiêm chức, tiến hành mở các lớp bồi dưỡng LLCT cho cán bộ, đảng viên ở cơ sở ngay sau khi các Trung tâm được thành lập.
Năm là,dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, các sở, ban, ngành, các huyện, thị và của đội ngũ cán bộ cơ sở trong tỉnh, cũng như các cơ quan liên quan đã có sự phối hợp chặt chẽ, giành sự quan tâm to lớn cho công tác GDLLCT.
Với sự cộng tác, giúp đỡ của ba Học viện là Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Hành chính quốc gia và Học viện Báo chí - Tuyên truyền đã giúp Trường đào tạo lại bộ máy cán bộ cho Trường cả trình độ quản lý, nghiệp vụ chuyên môn, cung cấp đầy đủ giáo trình, động viên khen thưởng kịp thời. Trên cơ sở hướng dẫn của các học viện, các ban ngành Trung ương, nội dung chương trình đào tạo đã từng bước được đổi mới, thực hiện đa dạng hoá nội dung chương trình và các loại hình đào tạo, chính sách người dạy và người học từng bước được bổ sung phù hợp nên đã thu hút được người học năm sau cao hơn năm trước, nâng cao được trình độ nhận thức của cán bộ, đảng viên và cán bộ lãnh đạo cơ sở về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà Nước.
Cùng với sự quan tâm của các sở, ban, ngành, các huyện, thị của tỉnh là sự ủng hộ nhiệt tình, tự giác, trách nhiệm của đông đảo học viên đam mê học tập ở tất cả các xã, phường, các phòng ban…, kể cả đối tượng học ngắn hạn, dài hạn, trung cấp, đại học… Đa số học viên đã xác định được vị trí, tầm quan trọng của học tập LLCT và học tập chuyên môn hiện nay. Vì thế, trong đợt chiêu sinh mở lớp các loại hình đào tạo, bồi dưỡng học viên đều đăng ký vượt chỉ tiêu. Nhiều huyện, sở, ban ngành còn yêu cầu Trường mở thêm các lớp ngoài kế hoạch.
Sáu là, nhờ vận dụng đúng đắn quan điểm của Đảng CSVN về công tác
GDLLCT vào địa phương, công tác GDLLCT của tỉnh Vĩnh Phúc dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh đã đạt được những kết quả quan trọng.
Tuy còn có không ít khó khăn cả về điều kiện vật chất và đội ngũ, nhất là những năm đầu tỉnh mới tái lập, song, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên đặc biệt của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, Ban Tuyên giáo và của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, sự phối kết hợp chặt chẽ các sở ban ngành đoàn thể tỉnh, các huyện thị uỷ, sự giúp đỡ tận tình, tích cực của các Học viện, các trường Đại học, Cao đẳng liên kết đào tạo,… cùng với quyết tâm của tập thể cán bộ, giảng viên, công nhân viên, Nhà trường và các Trung tâm BDLLCT, trong 13 năm (1997-2010), công tác GDLLCT ở tỉnh Vĩnh Phúc đã có những thành tích ấn tượng.
Qua thống kê, tổng hợp báo cáo kết quả hoạt động đào tạo, bồi dưỡng từ năm 1997 đến 2010, Trường Chính trị tỉnh đã mở tổng số 292 lớp, với gần 30.000 lượt học viên, số lượng lớp và học viên năm sau cao hơn năm trước [65, tr. 3].
Hệ đào tạo: Trường mở 73 lớp với 6.854 học viên; trong đó có 47 lớp Trung cấp LLCT với 4.662 học viên [65, tr. 3]. Song song với việc mở các lớp Trung cấp chính trị, nhằm đáp ứng yêu cầu cấp bách về lý luận và tư tưởng cho cán bộ chủ chốt các sở, ngành, hội, đoàn thể trong hệ thống chính trị, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH, Tỉnh ủy chủ trương tăng cường công tác GDLLCT, đào tạo chuyên môn cho cán bộ quản lý Nhà nước, cán bộ các cấp hội, đoàn thể…và cán bộ dự nguồn cho chiến lược phát triển lâu dài của tỉnh, bao gồm: Các lớp Đại học, Cao cấp LLCT; các lớp Trung cấp LLCT…
Hệ bồi dưỡng: Nhà trường đã mở được 219 lớp với 22.203 học viên; bao gồm các lớp của khối Hành chính văn phòng, lớp Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, lớp chủ tịch UBND xã, lớp Bí thư Đảng ủy, lớp cán bộ đoàn cơ sở… [65, tr. 4].
Giai đoạn 1997 - 2010 cũng đánh dấu việc đa dạng hóa trong công tác mở lớp của Nhà trường. Trường đã liên kết, phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh mở 42 lớp cử nhân chính trị cho 3.772 học viên là cán bộ lãnh đạo các Sở, ban, ngành của tỉnh và huyện, thị; đồng thời, mở 25 lớp cao cấp LLCT cho 2.586 học viên [62, tr 19].
Theo Báo cáo số 131 - BC/TU của Ban thường vụ Tỉnh ủy, từ năm 1997 đến năm 2010, toàn tỉnh đã mở được 3.281 lớp thuộc 25 chương trình khác nhau, bồi dưỡng cho 306.788 lượt đối tượng [54, tr. 4].
Thực tế và những kết quả trong hoạt động đào tạo của Trường và các Trung tâm BDLLCT huyện thị cho thấy công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp cơ sở của Nhà trường và các Trung tâm ngày càng được đẩy mạnh. Qua số liệu điều tra của Sở nội vụ tỉnh Vĩnh Phúc, số lượng cán bộ cơ sở đã qua đào tạo LLCT đã tăng lên, đa số cán bộ đã có trình độ trung cấp LLCT chiếm 59,73%, số cán bộ có trình độ sơ cấp LLCT là 38,04%, cao cấp LLCT là 0,3% [32, tr. 50].
Kết quả đào tạo với tỷ lệ khá, giỏi tương đối cao (85 - 90%), kết quả yếu kém không có. Qua khảo sát 54/137 xã của tỉnh Vĩnh Phúc, số người sau khi học tập chương trình trung cấp LLCT đã có 80% phát huy tác dụng tốt trong công tác lãnh đạo thực tiễn tại địa phương [60, tr. 3]. Nhà trường đã trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản nhất về lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, về lý luận xây dựng Đảng, Nhà nước và quản lý Nhà nước, công tác dân vận, các quan điểm cơ bản trong đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước… Trên cơ sở đó, góp phần nâng cao niềm tin vào lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, kiên định, trung thành với sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc. Hình thành và phát triển ở người học thế giới quan và phương pháp luận khoa học, hiểu đúng, bảo vệ, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng vào thực tiễn công tác. Các học viên được nâng cao trình độ tư duy lý luận, năng lực tổ chức thực tiễn, khả năng lãnh đạo, quản lý
các lĩnh vực công tác Đảng, quản lý Nhà nước và vận động quần chúng… Phần lớn đội ngũ cán bộ qua đào tạo đã được đề bạt giữ chức vụ chủ chốt ở cơ sở, được nhân dân tín nhiệm, góp phần thực hiện hoàn thành sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở cơ sở, địa phương.