Phải có sự phối kết hợp của các ban ngành, đoàn thể để tiến hành

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo công tác giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 99 - 101)

Chương 3 : NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

3.2. Những kinh nghiệm chủ yếu

3.2.2. Phải có sự phối kết hợp của các ban ngành, đoàn thể để tiến hành

hành công tác giáo dục lý luận chính trị một cách thực chất, tránh hình thức

Để thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của tỉnh nói chung và công tác GDLLCT nói riêng, một trong những nguyên nhân quan trọng và có ý nghĩa quyết định là phải có sự phối kết hợp của các sở, ban ngành, đoàn thể để thực hiện công tác GDLLCT một cách thực chất, hiệu quả, tránh hình thức, nhằm mang lại những kết quả tích cực trong việc nâng cao trình độ, năng lực nhận thức và hành động của đội ngũ cán bộ cơ sở.

Trên cơ sở đường lối, chính sách của Trung ương và các nghị quyết, chương trình hành động , kế hoạch, đề án… của Tỉnh ủy đã được đề ra, nhằm thúc đẩy công tác GDLLCT phát triển, đáp ứng yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình mới.

Tuy nhiên, nỗ lực của Tỉnh ủy thôi là chưa đủ, mọi chủ trương, chương trình, kế hoạch, đề án mà Đảng bộ tỉnh đề ra, nhằm thực hiện hiệu quả công tác GDLLCT cho đội ngũ cán bộ cơ sở chỉ có thể thành hiện thực nếu có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các ban ngành, đoàn thể. Vì thế, để công tác GDLLCT được thực hiện đạt kết quả cao, đòi hỏi sự góp mặt của nhiều yếu tố khác nhau: Xây dựng các cơ sở đào tạo, tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ giảng viên, quản lý học viên, đổi mới nội dung chương trình đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy, công tác tài chính… và những nội dung được liệt kê ở trên liên quan tới nhiều ban, ngành, đoàn thể khác nhau. Vì thế, Đảng bộ tỉnh đã chỉ đạo, để tất cả các huyện, thị ủy, đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy, các

ban, ban cán sự đảng, đoàn thể, các sở, ngành tích cực xây dựng chương trình hành động của cấp mình đối với công tác GDLLCT cho phù hợp.

Trong những năm 1997-2010, công tác GDLLCT ở tỉnh Vĩnh Phúc dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh đã được sự ủng hộ, quan tâm của các ban, ngành, các đoàn thể, từ việc xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ cán bộ, lựa chọn cán bộ gửi đi học, xây dựng cơ sở vật chất cho Trường Chính trị, các Trung tâm BDCT của tình, đến chính sách, chế độ đối với người đi học, xây dựng đội ngũ giảng viên… Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm gần đây đã quan tâm đến việc nâng cấp, sửa chữa hoặc xây dựng mới các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng LLCT, từng bước đáp ứng nhu cầu của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hiện nay. Một số TTBDCT huyện, thị đã được đầu tư xây dựng như TTBDCT huyện Yên Lạc, thị xã Phúc Yên, thành phố Vĩnh Yên... Bên cạnh đó, trường Chính trị tỉnh cũng được đầu tư mới theo quy hoạch. Đặc biệt, các cơ sở đào tạo đã tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, nhưng phù hợp với đối tượng người học. Đó là khi sử dụng phương pháp thuyết trình cho đối tượng cán bộ cơ sở hạn chế về trình độ học vấn, kinh nghiệm công tác, các cơ sở đào tạo đã chú ý đến tốc độ, dữ liệu thông tin… cho phù hợp: Tốc độ chậm hơn, dữ liệu thông tin vừa phải,… Đặc biệt, khi lấy các ví dụ minh họa đã chú ý tính thiết thực, gắn với thực tiễn địa phương, đảm bảo phù hợp trình độ mọi mặt của học viên. Bên cạnh đó, đã chú ý lồng ghép nhiều phương pháp khác cho phù hợp, nhất là thảo luận giúp cho người học tự liên hệ thực tiễn, từ đó, nắm chắc kiến thức đã học. Nhờ đó, công tác GDLLCT cho đội ngũ cán bộ cơ sở đã đạt được những thành tựu nhất định, nâng cao đáng kể trình độ, tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ cơ sở, góp phần quan trọng vào việc xây dựng đội ngũ về cả phẩm chất đạo đức lẫn bản lĩnh chính trị. Phần lớn đội ngũ cán bộ cơ sở đã qua đào tạo đều được đề bạt giữ chức vụ chủ chốt ở cơ sở, được nhân dân tín nhiệm, tham gia và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở cơ sở, địa phương. Đặc biệt, công tác GDLLCT đã đi vào thực chất, đã tăng cường giảng dạy nghị quyết của Đảng CSVN,

Đảng bộ tỉnh, giảng dạy các kiến thức thiết thực phục vụ thực tiễn, gắn lý luận với thực tiễn, tăng cường cập nhật kiến thức cho đội ngũ này, tác động tích cực đến quá trình không ngừng tự hoàn thiện năng lực công tác, phẩm chất đạo đức của người cán bộ cơ sở.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo công tác giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)