Vai trò của NVCTXH trong GDHN cho HSTH sống ở làng trẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo dục hòa nhập cho học sinh tiểu học sống tại làng trẻ SOS Hà Nội (Trang 34 - 42)

10. Cấu trúc của luận văn

1.1. Một số vấn đề cơ bản của đề tài

1.1.4. Vai trò của NVCTXH trong GDHN cho HSTH sống ở làng trẻ

SOS Hà Nội và các TTBTXH

- Khái niệm CTXH

CTXH là một khoa học xã hội ứng dụng, một nghề chuyên môn đƣợc hình thành từ cuối thế kỉ XIX. Cùng với sự vận động và phát triển của xã hội loài ngƣời, CTXH không ngừng đƣợc bổ xung, hoàn thiện về lý thuyết và thực hành để ứng dụng vào thực tiễn đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội. Ngày nay, CTXH ngày càng thể hiện rõ vai trò quan trọng của mình khi mà các vấn đề xã hội ngày càng gia tăng phức tạp. CTXH đã và đang khẳng định vai trò tích cực của mình trong việc hƣớng tới xây dựng một xã hội công bằng, bình đẳng, tiến bộ và văn minh mọi thành viên trong xã hội đƣợc sống cuộc sống an toàn, đảm bảo những nhu cầu thiết yếu, đƣợc tôn trọng và đƣợc phát triển một cách toàn diện.

Đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau về CTXH ở trên thế giới. Ở Việt Nam cũng có nhiều nhà khoa học, nhà chuyên môn đƣa ra định nghĩa về CTXH dựa trên sự học hỏi của thế giới và điều kiện thực tiễn ở nƣớc ta. Có thể đƣa ra định nghĩa khái quát: “CTXH là hoạt động chuyên nghiệp được thực hiện dựa trên nền tảng khoa học chuyên ngành nhằm hỗ trợ đối tượng có vấn đề xã hội (cá nhân, nhóm, cộng đồng) giải quyết vấn đề gặp phải, cải thiện

hoàn cảnh vươn lên hòa nhập xã hội theo hướng tích cực, bền vững”. [14]

Từ định nghĩa trên ta có thể khái quát mục tiêu của CTXH là:

+ Giải quyết các vấn đề, hoặc loại bỏ những trở ngại ngăn cản con ngƣời sống một cuộc sống nhƣ mong muốn.

+ Hỗ trợ con ngƣời với vai trò cá nhân, nhóm ngƣời, cộng đồng để đạt đƣợc hoặc nâng cao các khả năng giải quyết vấn đề và sự linh hoạt, mềm dẻo trong khi giải quyết các vấn đề của cuộc sống tƣơng lai.

+ Đối tƣợng của CTXH là con ngƣời nói chung với những vấn đề xã hội đặc biệt là những đối tƣợng yếu thế không đủ khả năng để vƣợt qua khó khăn hoặc không thực hiện đƣợc một hay một số chức năng xã hội nào đó của mình.

- Khái niệm CTXH học đường

Với mục tiêu và vai trò của mình, hiện nay CTXH đã đƣợc đƣa vào ứng dụng trên rất nhiều lĩnh vực nhƣ: chăm sóc hỗ trợ những đối tƣợng thiệt thòi, yếu thế (trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ...), trong bệnh viện, tòa án và đặc biệt là trong giáo dục, trƣờng học.

Hiệp hội CTXH trƣờng học ở Mỹ đã đƣa ra định nghĩa: “CTXH trường học là một trong những chuyên ngành quan trọng của CTXH. Với kiến thức và kỹ năng chuyên môn của mình, các NVCTXH trường học tác động đến nhóm học sinh và cả hệ thống trường học. NVCTXH trường học được coi là công cụ để thúc đẩy nhà trường đạt được các mục tiêu học tập và giảng dạy. NVCTXH trường học cũng giúp cho học sinh nâng cao khả năng đáp ứng các nhiệm vụ học tập của mình thông qua sự phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng”.

Từ định nghĩa trên ta thấy nổi bật lên đặc điểm và vai trò của NVCTXH.

- Khái niệm NVCTXH và vai trò của NVCTXH + Nhân viên CTXH:

Tại Hội nghị quốc tế Montreal, Canada, Liên đoàn Chuyên nghiệp Xã hội Quốc tế (IFSW) đã đƣa ra khái niệm NVCTXH nhƣ sau: NVCTXH (hay được gọi là nhân viên xã hội) là những tác nhân đổi mới trong xã hội, trong đời sống của các cá nhân, gia đình, cộng đồng mà họ phục vụ.

Theo tác giả Bùi Thế Cƣờng: “NVXH là một nhà chuyên môn bên cạnh các nhà chuyên môn khác. NVXH hay tác viên phát triển, một dạng NVXH, còn được gọi là “tác nhân đổi mới” (change agent) là một nhà phân tích, tổ

chức, xúc tác, vận động giáo dục quần chúng”. [14]

Theo khoa Xã hội học và CTXH trƣờng Đại học Đà Lạt: “NVXH (Social Workers) là những người được đào tạo một cách chuyên nghiệp về CTXH mà hành động của họ nhằm mục đích tối ưu hóa sự thực hiện vai trò của con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần tích cực vào cải thiện, tăng

cường chất lượng cuộc sống của cá nhân, nhóm và cộng đồng”. [14]

Nhƣ vậy, trong nghiên cứu này thì khái niệm NVCTXH đƣợc hiểu: là ngƣời đƣợc đào tạo một cách chuyên nghiệp và sử dụng những kiến thức và kỹ năng của mình để cung cấp các dịch vụ xã hội cho các thân chủ (những ngƣời này có thể là cá nhân, gia đình, nhóm, cộng đồng), NVCTXH sẽ giúp những thân chủ tăng cƣờng khả năng giải quyết và đối phó với các vấn đề của mình cũng nhƣ giúp họ trong việc tiếp cận các nguồn lực, thiết lập những mối quan hệ thuận lợi giữa họ và môi trƣờng của họ, đồng thời giúp cho xã hội thấy rõ trách nhiệm của mình đối với sự phát triển chung của xã hội, qua đó có những ảnh hƣởng đến sự phát triển của chính sách xã hội.

+ Vai trò NVCTXH

Cho đến nay có rất nhiều nghiên cứu đề cập đến vai trò của NVCTXH, tựu chung ta có thể khái quát về vai trò của NVCTXH nhƣ sau:

1) Vai trò là ngƣời huy động nguồn lực: NVCTXH đóng vai trò là ngƣời trợ giúp thân chủ (cá nhân, nhóm, cộng đồng ...) tìm kiếm các nguồn lực hay nguồn tài nguyên để giải quyết các vấn đề cho thân chủ. Nguồn lực ở đây bao gồm về con ngƣời, về cơ sở vật chất, về tài chính, kỹ thuật, thông tin, sự ủng hộ về chính sách, chính trị và quan điểm ...

Trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi xác định vai trò của NVCTXH trong việc trợ giúp cho các em HSTH sống ở làng trẻ SOS Hà Nội đang gặp những vấn đề khó khăn về khả năng học tập, đời sống tâm lí tình cảm, kỹ năng sống; hỗ trợ cho cán bộ giáo dục, chăm sóc, nuôi dƣỡng về vấn đề chuyên môn nhằm bổ sung và hoàn thiện về các biện pháp, hình thức chăm sóc, giáo dục cho các em nhằm mang lại hiệu quả cao trong công tác GDHN.

2) Vai trò là ngƣời biện hộ: NVCTXH đóng vai trò là ngƣời biện hộ bảo vệ quyền lợi cho thân chủ để họ đƣợc hƣởng những dịch vụ, chính sách, quyền lợi của họ đặc biệt là trong những trƣờng hợp họ bị từ chối những dịch vụ, chính sách mà đáng lẽ ra họ đƣợc hƣởng.

3) Vai trò là ngƣời vận động/hoạt động xã hội: ở đây NVCTXH đóng vai trò là nhà vận động xã hội tổ chức các hoạt động xã hội để biện hộ, bảo vệ quyền lợi cho thân chủ, cổ vũ tuyên truyền trong cộng đồng xã hội để mọi ngƣời hiểu biết về những khó khăn, thiệt thòi của đối tƣợng, thân chủ từ đó tranh thủ đƣợc sự chia sẻ, ủng hộ và giúp đỡ từ phía cộng đồng xã hội để tạo điều kiện cho thân chủ có khả năng sống hòa nhập với cộng đồng xã hội tốt hơn.

Biểu hiện về vai trò của NVCTXH trong hai vai trò trên đó là ngƣời trung gian, kết nối giữa thân chủ (HSTH sống ở các làng trẻ SOS Hà Nội) với các tổ chức, tập thể, các đơn vị và cộng đồng nhằm tạo cho các em có cơ hội đƣợc giúp đỡ về cả tinh thần, vật chất và các hoạt động xã hội để giúp các em có nhiều cơ hội hòa nhập với cộng đồng, xã hội.

4) Vai trò là ngƣời giáo dục: NVCTXH đƣợc đào tạo chuyên nghiệp về chuyên môn, nghiệp vụ khi làm việc với thân chủ có vai trò là ngƣời cung cấp kiến thức kỹ năng liên quan tới các vấn đề của họ để giải quyết, nâng cao năng lực cho cá nhân, gia đình, nhóm hay cộng đồng qua tuyên truyền, tập huấn, hội họp, giáo dục để họ hiểu biết, tự tin va tự mình nhìn nhận vấn đề đánh giá vấn đề, phân tích, tìm kiếm nguồn lực đề giải quyết vấn đề của mình.

NVCTXH thể hiện vai trò trong việc giải quyết các vấn đề khó khăn của HSTH ở làng trẻ về khả năng học tập, tâm lí tình cảm, kỹ năng sống ... thông qua các biện pháp và hình thức tổ chức các nội dung GDHN.

5) Vai trò là ngƣời tạo sự thay đổi: NVCTXH đƣợc xem nhƣ ngƣời tạo ra sự thay đổi cho cá nhân, nhóm, cộng đồng giúp họ thay đổi suy nghĩ, thay đổi hành vi tiêu cực hƣớng đến những suy nghĩ và hành vi tốt đẹp hơn.

Với vai trò này khi áp dụng vào đề tài của luận văn, NVCTXH ở đây đóng vai trò chia sẻ về kiến thức chuyên môn, các biện pháp và hình thức giáo dục đối với cán bộ chăm sóc, giáo dục HSTH ở làng trẻ SOS Hà Nội để giúp họ có thêm kiến thức, phƣơng pháp cách thức giáo dục mới kết hợp với kinh nghiệm của họ để có đƣợc một phƣơng pháp giáo dục mới có hiệu quả hơn trong cách giao tiếp, làm việc, can thiệp với trẻ.

6) Vai trò là ngƣời tƣ vấn, tham vấn: NVCTXH có vai trò là ngƣời cung cấp thông tin tƣ vấn cho các thân chủ cần có thông tin nhƣ thông tin về chăm sóc sức khỏe, dinh dƣỡng cho trẻ nhỏ, các biện pháp, hình thức, nội dung giáo dục cho trẻ ... Vai trò tham vấn cho thân chủ tự mình xem xét vấn đề của mình và tìm cách giải quyết để tự thay đổi.

Vận dụng vai trò này vào đề tài của luận văn, NVCTXH có vai trò tƣ vấn cho cán bộ giáo dục, các bà mẹ, bà đì trong làng trẻ SOS Hà Nội các thông tin, kiến thức ... trong việc chăm sóc, nuôi dƣỡng và giáo dục các em. Đồng thời sẽ hỗ trợ các cán bộ, các bà mẹ trong việc tham vấn làm việc với những em học sinh cá biệt có nhiều khó khăn về tâm lí tình cảm, về kỹ năng sống và học tập dựa trên cơ sở chuyên môn nghiệp vụ đƣợc đào tạo chuyên nghiệp.

7) Vai trò là ngƣời trợ giúp xây dựng và thực hiện kế hoạch cá nhân, nhóm: trên cơ sở xác định nhu cầu của cá nhân, nhóm và tìm hiểu những tiềm năng của họ. NVCTXH giúp cá nhân, nhóm xây dựng bảng kế hoạch can thiệp phù hợp với đặc điểm về hoàn cảnh, môi trƣờng sống.

8) Vai trò là ngƣời quản lí hành chính: khi thực hiện vai trò này, NVCTXH làm các công việc quản lí các hoạt động, các chƣơng trình, lên kế hoạch và triển khai kế hoạch, các chƣơng trình dịch vụ cho cá nhân, gia đình và cộng đồng

Trong đề tài nghiên cứu này, NVCTXH thể hiện 2 vai trò trên trong việc trợ giúp, tƣ vấn cho cán bộ giáo dục, giáo viên hoặc trực tiếp xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân, nhóm cho các em. Đồng thời luôn có sự kiểm tra đánh giá hiệu quả của công tác giáo dục để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn.

9) Vai trò là ngƣời thu thập, xử lí thông tin, dữ liệu: Với vai trò này, NVCTXH có trách nhiệm nghiên cứu, tìm hiểu, thu thập thông tin, dữ liệu và phân tích thông tin liên quan đến các vấn đề của thân chủ trên cơ sở đó tƣ vấn cho thân chủ để họ đƣa ra những quyết định đúng đắn.

Trong khuôn khổ luận văn này, NVCTXH thể hiện vai trò này trong việc nghiên cứu các tài liệu về lí luận cũng nhƣ thu thập, tìm hiểu thực tiễn các mô hình GDHN có hiệu quả. Từ đó, hỗ trợ cho cán bộ giáo dục, giáo viên và trực tiếp can thiệp, trợ giúp cho các em về các vấn đề GDHN nhƣ: nội dung, phƣơng pháp và hình thức giáo dục phù hợp mang lại hiệu quả hòa nhập tốt hơn cho các em.

1.1.5. Tiêu chí đánh giá GDHN cho HSTH sống ở làng trẻ SOS Hà Nội dưới góc độ CTXH

CTXH là một ngành khoa học, một nghề, một loại dịch vụ xã hội có chức năng, nhiệm vụ trợ giúp các đối tƣợng yếu thế trong xã hội nói chung vƣợt qua những khó khăn, rào cản trong cuộc sống, phát huy các thế mạnh, sở trƣờng để tự đứng vững trên đôi chân của mình sống hòa nhập hoặc tái hòa nhập với xã hội cộng đồng. Do đó, khả năng hòa nhập và tái hòa nhập của các

đối tƣợng yếu thế với cộng đồng xã hội đƣợc coi là tiêu chí để đánh giá mức độ hiệu quả của các biện pháp trợ giúp của CTXH.

Xuất phát từ cơ sở trên, luận văn đƣa ra các tiêu chí đánh giá GDHN cho HSTH sống ở làng trẻ SOS Hà Nội ở các mức độ sau:

- Mức độ hòa nhập của trẻ ở gia đình thay thế

Gia đình thay thế trong làng trẻ SOS Hà Nội là một môi trƣờng sống mới đối với các em khi phải xa tổ ấm ban đầu của mình. Do đó, trong GDHN cho HSTH trong làng vấn đề hòa nhập trong gia đình với các thành viên mới đƣợc đánh giá ở mức độ quan trọng đầu tiên. Nó tạo tiền đề cơ bản để các em có thể hòa nhập trong các môi trƣờng khác nhau qua từng giai đoạn phát triển trƣởng thành. Qua tìm hiểu thực tế thì vấn đề hòa nhập trong gia đình của các em đƣợc đánh giá ở các điểm sau:

+ Trẻ phải hòa nhập đƣợc với môi trƣờng sống mới – gia đình mới, cùng chung sống với các thành viên trong gia đình bao gồm bà mẹ, các anh, chị, em – những con ngƣời hoàn toàn xa lạ, không có quan hệ họ hàng thân thích từ nhỏ đến lớn với những biểu hiện tính cách sống khác nhau. Do đó, trẻ phải biết chấp nhận, thích nghi với những thay đổi về môi trƣờng sống mới này. Vì vậy, hiệu quả của GDHN ở đây đƣợc đánh giá ở mức độ đứa trẻ ý thức đƣợc vị trí, vai trò, trách nhiệm của mình trong ngôi nhà chung. Biết cách giao tiếp, ứng xử với các thành viên trong gia đình theo sự quản lí, tổ chức của ngƣời mẹ chung. Biết sống đoàn kết, hòa thuận, tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau trong sinh hoạt, học tập, vui chơi, lao động.

+ Tiêu chí đánh giá thứ hai trong GDHN trong gia đình đối với các em đó là khả năng thay đổi về phong tục tập quán, thói quen, ngôn ngữ, văn hóa vùng miền, địa phƣơng nhanh chóng thích ghi với những quy định nề nếp, nội quy, quy tắc, kỷ luật của gia đình mới sinh hoạt ăn uống, giờ giấc ngủ nghỉ, vui chơi, lao động, học tập.

+ Thứ ba, trẻ biết tự vệ sinh cá nhân, bảo vệ bản thân, có ý thức tự giác trong học tập, trong phân công lao động gia đình, ý thức tu dƣỡng bản thân.

+ Thứ tƣ, trẻ tham gia một cách tự nguyện, hào hứng các hoạt động tập thể trong gia đình, làng trẻ và nhà trƣờng. Có khả năng vƣơn lên trong học tập đặc biệt là phát huy các mặt mạnh về năng khiếu nhƣ: âm nhạc, mỹ thuật, hội họa, thể dục thể thao... Trẻ phải học và biết cách kiềm chế, điều chỉnh làm chủ cảm xúc trong ứng xử, giao tiếp trong gia đình và mọi ngƣời xung quanh.

+ Thứ năm, trẻ có khả năng quản lí bản thân, quản lí thời gian một cách phù hợp giữa các hoạt động ăn uống, nghỉ ngơi, vui chơi, học tập và lao động.

- Mức độ hòa nhập của trẻ trong làng

Đây là cấp độ hòa nhập thứ hai của trẻ sau khi đã hòa nhập tốt trong gia đình chung. Việc trẻ hòa nhập trong môi trƣờng làng trẻ đƣợc đánh giá trên các tiêu chí sau:

+ Trẻ phải tuân thủ và thực hiện một cách tự giác các nội quy, quy định của làng đặt ra nhƣ: không đƣợc tự do ra ngoài khi chƣa có sự đồng ý của cán bộ, nhân viên, ý thức giữ gìn vệ sinh chung, chăm sóc, bảo vệ cây cối, hoa quả trong gia đình và trong làng, không gây gổ đánh nhau, chia bè phái, không nói tục, chửi bậy, ý thức đƣợc về việc phòng chống và tránh xa các tệ nạn xã hội.

+ Trẻ có khả năng trong giao tiếp, ứng xử với cán bộ, nhân viên trong làng, với các gia đình khác trong làng đặc biệt là đối với tất cả các trẻ em trong cộng đồng làng trẻ SOS theo quy định của làng và phù hợp với chuẩn mực chung của xã hội.

+ Trẻ hào hứng, nhiệt tình tham gia các hoạt động tập thể chung của

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo dục hòa nhập cho học sinh tiểu học sống tại làng trẻ SOS Hà Nội (Trang 34 - 42)