Về nội dung giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo dục hòa nhập cho học sinh tiểu học sống tại làng trẻ SOS Hà Nội (Trang 58 - 77)

10. Cấu trúc của luận văn

2.1. Thực trạng giáo dục hòa nhập cho học sinh tiểu học sống ở làng

2.1.1. Về nội dung giáo dục

Mục tiêu của tổ chức SOS Quốc tế dành cho việc chăm sóc, giáo dục trẻ em sống ở làng trẻ SOS Hà Nội nói riêng và trẻ em sống ở các làng SOS khắp nơi ở Việt Nam và trên thế giới là chăm sóc, giáo dục toàn diện về tất cả các mặt: Đức – Trí – Thể - Mỹ, “Học sinh trong làng được giáo dục toàn diện về tất cả các mặt Đức – Trí – Thể - Mỹ thông qua nội dung giáo dục ở nhà trường và trong làng bọn anh tổ chức”(PVS số 1, nam, 45 tuổi, cán bộ

quản lí làng trẻ). Qua tìm hiểu về làng trẻ SOS Hà Nội phỏng vấn cán bộ,

nhân viên, các bà mẹ, giáo viên, học sinh tiểu học chúng tôi đƣợc biết học sinh tiểu học đƣợc giáo dục các nội dung: tâm lí, tình cảm, kỹ năng sống, đạo đức – pháp luật, văn hóa, sức khỏe, giới tính.

2.1.1.1. Giáo dục về tâm lý, tình cảm

Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nói chung và ở làng trẻ SOS Hà Nội nói riêng có biểu hiện đời sống tâm lý, tình cảm đa dạng, phức tạp nhƣ: mặc cảm, tự ty, buồn bã lo lắng, rụt rè, sống khép mình thậm chí một số em có dấu hiệu của sang chấn tâm lí, trầm cảm. Bên cạnh đó, nhiều em lại có cảm xúc rất dễ nổi cáu, giận dữ, hung hăng và phá phách vì không thể diễn tả tâm trạng bằng

lời nói, cảm xúc bị dồn nến trẻ có thể gây gỗ đánh đập ngƣời khác. Có thể lí giải hiện tƣợng tâm lí, tình cảm đó là một phần do đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi và phần lớn là từ đặc điểm hoàn cảnh sống của bản thân các em: “Khi trẻ được đưa về ngôi làng – một môi trường hoàn toàn mới và xa lạ đối với các em ngôi nhà mới, những người mới... xung quanh các em chẳng có người thân thích nào nên các em gặp phải một vấn đề là cú sốc về văn hóa, phong tục tập quán, thói quen. Các em phải xa người thân bấy lâu nay ở quê, xa tổ ấm quen thuộc để đến một nơi hoàn toàn mới về mọi thứ và đây là sự khủng hoảng là nỗi đau lần thứ 2 của các em. Lần thứ nhất là khi mất đi những người ruột thịt của mình (bố mẹ chết cả, hoặc bố mất, mẹ mất người còn lại bỏ mặc chúng hoặc bố mẹ tù tội...). Vì vậy, các em rất cần được hỗ trợ để nhanh chóng ổn định tâm lí, tình cảm chấp nhận hòa nhập với môi trường mới đó là ngôi nhà, ngôi làng với những người hoàn toàn xa lạ, để làm sao cho các em yên tâm gắn bó với nơi đây”(PVS số 1, nam, 40 tuổi, cán bộ giáo

dục làng trẻ). Ở lứa tuổi các em còn quá nhỏ để có thể đƣơng đầu với những

nỗi đau, mất mát quá lớn về mặt tinh thần, vật chất và thật sự đó là những cú sốc lớn đầu đời mà các em phải hứng chịu. Nó để lại những vết hằn sâu trong tâm trí rất khó xoa dịu, do đó ngay cả khi các em tham gia các hoạt động phong trào tập thể thì nét buồn vẫn hiện trên khuôn mặt ngây thơ bé nhỏ:

Nếu có dịp bạn xem các em tập hát biểu diễn văn nghệ hay tham gia các

hoạt động phong trào thì bạn sẽ thấy khuôn mặt của các em rất buồn, dường như các em chẳng có hào hứng cho lắm, cán bộ ở dưới phải luôn chỉ tay, hò

hét, quát tháo và chỉ đạo làm sao cho các em tươi tỉnh, tích cực hơn(PVS số

3, nam, 36 tuổi, cán bộ giáo dục làng trẻ).

Do đó, việc giáo dục tâm lí, tình cảm cho HSTH kể từ khi mới vào làng và qua từng giai đoạn phát triển của các em là rất cần thiết, quan trọng bởi vì nếu trẻ càng nhanh ổn định về tâm lí, tinh thần, tình cảm thì khả năng hòa nhập

ở tất cả các môi trƣờng sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn: “Nội dung giáo dục được bọn anh ưu tiên hàng đầu là giáo dục về tâm lí, tình cảm cho các em đặc biệt là lứa tuổi tiểu học. Nên khi đón trẻ về làng thì ngoài bà mẹ ra thì cán bộ giáo dục bọn anh phải quan tâm bám sát trẻ để biết được các biểu hiện của trẻ hàng ngày xem các em có gặp phải những vấn đề khó khăn gì về hòa nhập. Từ đó cán bộ phối hợp với các bà mẹ sẽ có những biện pháp giáo dục phù hợp đối với từng trẻ” (PVS số 1, nam, 45 tuổi, cán bộ quản lí làng trẻ).

Vì thế, ngay khi trẻ đƣợc đƣa vào làng thì vấn đề GDHN đầu tiên cho các em là GDHN trong chính ngôi nhà mà trẻ sẽ sinh sống lâu dài: “Làng xác định khi trẻ được đưa vào làng thì mục tiêu đầu tiên đó là cho trẻ hòa nhập về tất cả các mặt với các thành viên trong gia đình – bà mẹ, các anh, chị, em,

với các thói quen, nề nếp sinh hoạt...(PVS số 1, Nam, 45 tuổi, cán bộ quản lí

làng trẻ). Do vậy, hiệu quả của việc GDHN trong gia đình trẻ sinh sống phụ

thuộc rất lớn vào khả năng, phƣơng pháp, hình thức giáo dục của các bà mẹ. Bởi vì đây là những ngƣời có vai trò, trách nhiệm trực tiếp trong việc gần gũi, chăm sóc, nuôi dƣỡng và giáo dục đối với tất cả các con trong gia đình: “Khi đưa một trẻ vào làng thì vấn đề khó khăn đầu tiên đó là vấn đề hòa nhập: hòa nhập trong gia đình đối với các anh, chị, em. Hôm đầu tiên đón các con về thì sau bữa cơm tối, tôi cho họp cả gia đình và thông báo với các con cả nhà là có thành viên mới của gia đình sau đó nói chuyện để cho các con nhận anh chị em và đồng thời cũng phân công các anh chị lớn kèm cặp, hướng dẫn con mới vào cho các anh chị lớn trong nhà giúp mẹ và mẹ sẽ để ý quan sát sự thay đổi hay không về tâm sinh lí và khả năng hòa nhập hay không để có sự điều

chỉnh hoặc nhờ đội ngũ cán bộ giáo dục trợ giúp(PVS số 1, bà mẹ, 53 tuổi)

Tuy nhiên, việc giáo dục về tâm lí tình cảm cho trẻ cũng không hề đơn giản. Bởi xuất phát từ những khó khăn từ bản thân đứa trẻ cũng nhƣ những hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ trong quá trình làm việc với trẻ của cán

bộ, nhân viên chăm sóc, giáo dục ở làng, “Có nhiều em khi mới vào làng sống khép mình, lầm lì ít nói, ít giao tiếp và chưa bộc lộ về đời sống tâm lí, tình cảm, thói quen, các mặt mạnh cũng như hạn chế. Tình trạng đó kéo dài 1 – 2 tháng thậm chí nửa năm trời, bọn mình phải bám sát, gần gũi trò chuyện, chơi cùng dần dần các em mới tin tưởng và bộc lộ về các mặt từ đó bọn mình

đề ra kế hoạch can thiệp trợ giúp (PVS số 2, Nữ, 44 tuổi, cán bộ giáo dục

làng trẻ). Thậm chí khi đã sống đƣợc một thời gian dài trong gia đình - làng

trẻ và đi học hòa nhập tại tiểu học một số em vẫn còn tâm lí mặc cảm, tự ti

Đến lớp các em chỉ ngồi một chỗ, ít giao tiếp với bạn bè, cô giáo hỏi thì nói,

dù biết hay không biết cũng không giơ tay phát biểu gì cả(PVS số 4, nữ, 28

tuổi, cán bộ giáo dục).

Việc giáo dục tâm lý, tình cảm cho các em là rất quan trọng nó quyết định đến khả năng hòa nhập nhanh hay chậm của trẻ, do đó đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ và nhân viên chăm sóc, giáo dục có trình độ chuyên môn chuyên và kinh nghiệm làm việc hiệu quả với trẻ. Thực tế yêu cầu nhƣ vậy, nhƣng theo phản ánh của cán bộ và nhân viên làng và qua khảo sát thì lực lƣợng cán bộ so với trẻ thì còn mỏng, trình độ chuyên môn chủ yếu là tốt nghiệp chuyên ngành sƣ phạm và các ngành xã hội, chƣa có cán bộ chuyên môn về CTXH chuyên nghiệp để làm việc có hiệu quả hơn đối với trẻ: “So với số lượng của trẻ là trong làng là 229 từ tiểu học đến cấp 3 trong khi đó cán bộ giáo dục bọn anh chỉ có bốn người chủ yếu làm giờ hành chính. Cán bộ giáo dục bên anh chủ yếu tốt nghiệp chuyên ngành sư phạm, các ngành xã hội trong đó: 1 tâm lí giáo dục, 1 sư phạm địa lí, 1 sư phạm ngoại ngữ, 1 lịch sử đảng, các chuyên ngành này chỉ gần với công việc chuyên môn nên bọn anh cũng gặp nhiều khó khăn trong việc can thiệp trợ giúp cho trẻ đặc biệt là các trường hợp trẻ có vấn đề

về tâm lí tình cảm như sang chấn tâm lí, trầm cảm, tăng động giảm trí nhớ ...

Bảng 2.1: Đội ngũ cán bộ, nhân viên làm việc trong làng trẻ SOS Hà Nội Bộ phận Số lượng (người) Trình độ Giới tính Hành chính 8 Thạc sĩ, đại học; trung cấp 2 nữ 6 nam Giáo dục 4 2 đại học 2 thạc sỹ 2 nữ 2 nam

Mẫu giáo 6 Cao đẳng, đại học Nữ

Mẹ, dì 16 mẹ, 7 dì Nữ

(Nguồn: văn phòng quản lí làng trẻ SOS Hà Nội)

Qua bảng số liệu và thực tế tìm hiểu chúng tôi thấy số lƣợng cán bộ nhân viên đặc biệt cán bộ giáo dục còn mỏng so với số lƣợng các em trong làng (229 em sống trong làng). Cán bộ giáo dục chủ yếu có trình độ chuyên môn sƣ phạm chƣa có cán bộ hay NVCTXH chuyên nghiệp.

Theo bảng số liệu và từ thực tế tiến hành phỏng vấn sâu thì số cán bộ quản lí, cán bộ giáo dục và các bà mẹ, dì chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ trong làng bao gồm:

- Cán bộ quản lí có 03 ngƣời, trong đó 01 giám đốc và 2 trợ lí giám đốc. - Cán bộ thuộc bộ phận giáo dục có 04 ngƣời, gồm 2 cán bộ nam, 2 cán bộ nữ, trong đó có 02 ngƣời đạt trình độ đại học, 02 ngƣời đạt trình độ thạc sỹ.

- Nhân viên trực tiếp chăm sóc, nuôi dƣỡng các em có 16 bà mẹ và 07 ngƣời dì (khi nào bà mẹ ốm hoặc bận công việc thì các dì sẽ thay thế công việc của các mẹ).

Về trình độ chuyên môn: cán bộ quản lí có nhiệm vụ quản lí chung tất cả các vấn đề của làng trẻ có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm trong vấn đề quản lí là chủ yếu (01 ngƣời chuyên ngành Luật, 01 ngƣời chuyên ngành Vật lí, 01 ngƣời chuyên ngành tâm lí giáo dục). Bộ phận giáo dục có nhiệm vụ trực

tiếp tiếp xúc, làm việc với các em. Trong số 04 cán bộ giáo dục có 01 ngƣời thuộc chuyên ngành Tâm lí giáo dục, 01 ngƣời chuyên ngành Ngoại ngữ, 01 ngƣời chuyên ngành Lịch sử đảng, 01 ngƣời chuyên ngành sƣ phạm Địa lí. Với trình độ chuyên môn đó ta thấy trong số các cán bộ đó có 02 ngƣời có chuyên môn gần với CTXH đó là Tâm lí giáo dục còn lại là các chuyên ngành sƣ phạm không có ai có thuộc chuyên môn giáo dục đặc biệt, giáo dục hòa nhập hay CTXH. Do đó, đây là một khó khăn, hạn chế đối với cán bộ khi làm việc với các em đặc biệt là vấn đề can thiệp các trƣờng hợp đặc biệt đòi hỏi chuyên môn sâu rộng. Bên cạnh đó, với số lƣợng 04 cán bộ giáo dục trong khi đó tổng số trẻ em trong làng hơn 200 em nên tỉ lệ bình quân cán bộ so với trẻ em là 1/50 điều này là một khó khăn lớn trong việc thực hiện triển khai các nội dung giáo dục cũng nhƣ tính hiệu quả của vấn đề giáo dục hòa nhập cho các em. Việc giáo dục tâm lí, tình cảm cho HSTH trong làng chủ yếu đƣợc thực hiện bởi các bà mẹ, dì những ngƣời trực tiếp chăm sóc, nuôi dƣỡng, giáo dục các em hàng ngày. Đối với những trƣờng hợp trẻ khó hòa nhập thì các bà mẹ có sự quan tâm hơn, gần gũi động viên và giúp đỡ các con trong ăn uống, sinh hoạt, học tập. Bên cạnh đó, các mẹ cũng thƣờng xuyên tổ chức họp gia đình, nhắc nhở và động viên các anh, chị, em của trẻ cùng quan tâm, động viên, giúp đỡ các em trong học tập, vui chơi, lao động và xây dựng những thói quen tập thể. Đối với những trƣờng hợp khó khăn đặc biệt thì các bà mẹ sẽ báo cáo lên làng để có thêm sự hỗ trợ về mặt chuyên môn, nghiệp vụ của các cán bộ.

Việc giáo dục tâm lí, tình cảm cho HSTH cũng đƣợc tiến hành ở trƣờng học. Trƣờng Hermann là ngôi trƣờng do tổ chức SOS Quốc tế xây dựng với mục đích phục vụ cho việc giáo dục cho HS làng trẻ. Công tác giáo dục tƣ tƣởng tình cảm ở trƣờng học chủ yếu thông qua các buổi chào cờ hàng tuần, các hoạt động tập thể, ngoại khóa, các buổi sinh hoạt lớp: “Nhà trường kết hợp

với các giáo viên tổ chức giáo dục về tư tưởng, tình cảm cho HS trong trường vào các buổi lễ chào cờ đầu tuần, các phong trào tập thể, các buổi sinh hoạt lớp thông qua các chủ đề của tháng, chủ đề môn học...” (PVS số 1, nam, 56 tuổi, cán bộ quản lí giáo dục).

Sự kết hợp giữa làng trẻ và nhà trƣờng trong việc giáo dục tâm lí, tình cảm cho HSTH làng trẻ cũng đã mang lại những kết quả nhất định trong việc ổn định tâm lí ban đầu để trẻ chấp nhận, thay đổi các thói quen, tập quán thích nghi với môi trƣờng sống, học tập mới. Nhiều học sinh đã ổn định đƣợc tâm lí, tình cảm hòa nhập với gia đình, ngôi làng và trƣờng học.

Tuy vậy, vẫn còn nhiều em khi mới vào nhớ nhà, nhớ ngƣời thân, khóc lóc đòi về nhà, thậm chí có những trƣờng hợp đã trốn khỏi làng tìm đƣờng về nhà. Vẫn còn hiện tƣợng trẻ có biểu hiện tâm lí không ổn định nhƣ trầm cảm, tự ti, nhút nhát rụt rè, phá bĩnh, tăng động, hiện tƣợng vô lễ, hỗn láo với cán bộ, các bà mẹ trốn làng đi chơi game, tụ tập thành bè phái và chơi với nhiều đối tƣợng xấu ngoài làng. Hiện tƣợng bạo lực giữa các em trong làng với nhau, giữa các em trong làng và ngoài làng, giữa cán bộ với các em trong vấn đề xử lí các tình huống trong cuộc sống hàng ngày. Điều này sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến các em và ảnh hƣởng đối với môi trƣờng giáo dục, chăm sóc, nuôi dƣỡng trong làng và cộng đồng dân cƣ xung quanh địa bàn sống. Vì vậy, vấn đề đặt ra đối với làng trẻ SOS Hà Nội hiện nay là cần có một đội ngũ cán bộ quản lí, giáo dục trẻ trình độ, nghiệp vụ chuyên môn, chuyên ngành đặc thù đủ về số lƣợng cũng nhƣ trình độ, năng lực làm việc để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục tâm lí, tình cảm cho trẻ trong làng nói chung và học sinh tiểu học sống ở làng nói riêng.

2.1.1.2. Giáo dục kỹ năng sống

Kĩ năng sống là khả năng làm chủ bản thân của mỗi ngƣời, khả năng ứng xử phù hợp với những ngƣời khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích

cực trƣớc các tình huống của cuộc sống. Muốn đạt đƣợc các kỹ năng đó phải thông qua quá trình học hỏi trong cuộc sống hàng ngày của con ngƣời.

Việc giáo dục kỹ năng sống cho các em là một trong những ƣu tiên hàng đầu của ban quản lí làng và trong gia đình. Bởi vì, khi vào làng – một môi trƣờng sống hoàn toàn mới mẻ, với những con ngƣời hoàn toàn xa lạ đối với các em. Do đó, việc giáo dục cho các em thích nghi, hòa nhập với ngôi nhà mới, ngôi làng mới là hết sức cần thiết để giúp các em nhanh chóng ổn định về mặt tâm lý, tình cảm có đƣợc niềm tin gắn bó ở môi trƣờng mới. Việc giáo dục kỹ năng sống giúp các em thay đổi dần thói quen về phong tục, tập quán, cách ăn uống, ngủ nghỉ, giao tiếp, ứng xử với những ngƣời xung quanh, vệ sinh, vui chơi, học tập, lao động... “Bọn anh xác định việc giáo dục kỹ năng sống là ưu tiên hàng đầu khi trẻ bước chân vào làng vì nó quyết định đến sự thích nghi hòa nhập của đứa trẻ sau này” (PVS số 1, nam, 40 tuổi, cán

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo dục hòa nhập cho học sinh tiểu học sống tại làng trẻ SOS Hà Nội (Trang 58 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)