Thuyết nhu cầu của A.Maslow

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo dục hòa nhập cho học sinh tiểu học sống tại làng trẻ SOS Hà Nội (Trang 45 - 49)

10. Cấu trúc của luận văn

1.2. Các lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu

1.2.2. Thuyết nhu cầu của A.Maslow

- Nội dung:

Nhu cầu là một phần quan trọng trong bản thân của mỗi con ngƣời. Mọi giá trị, niềm tin và tập tục của con ngƣời là khác biệt tùy theo từng quốc gia hay từng nhóm ngƣời, tuy nhiên tất cả mọi ngƣời có những nhu cầu chung giống nhau.

Năm 1943, nhà tâm lý học Abraham Maslow (1908 - 1970) đã phát triển một trong các lý thuyết mà tầm ảnh hƣởng của nó đƣợc thừa nhận rộng rãi và đƣợc sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả lĩnh vực giáo dục. Đó là “lý thuyết về thang bậc nhu cầu” của con ngƣời. Trong lý thuyết này, ông sắp xếp các nhu cầu của con ngƣời theo một hệ thống trật tự cấp bậc, trong đó các nhu cầu ở mức độ cao hơn muốn xuất hiện thì các nhu cầu ở mức độ thấp hơn phải đƣợc thỏa mãn trƣớc.

Nội dung của học thuyết cho rằng con ngƣời luôn mong muốn và đấu tranh để thoả mãn những nhu cầu khác nhau. Xuất phát từ việc những mức nhu cầu bậc thấp bao giờ cũng cấp thiết và quan trọng hơn, nên chúng sẽ đóng vai trò nhƣ nguồn và định hƣớng của một mục tiêu cá nhân nếu những nhu cầu này không đƣợc thoả mãn.

Sau khi những nhu cầu bậc thấp đƣợc thoả mãn, những nhu cầu cao hơn sẽ là động cơ hành động. Những nhu cầu chƣa đƣợc thỏa mãn ở bậc dƣới sẽ lấn át những nhu cầu chƣa đƣợc thỏa mãn ở bậc cao hơn, và chúng cần đƣợc thỏa mãn trƣớc khi một cá nhân tiến lên các bậc cao hơn của tháp nhu cầu.

Thang bậc nhu cầu cũng đƣợc áp dụng có hiệu quả trong việc giáo dục trẻ, qua đó gia đình và nhà trƣờng có thể nắm bắt đƣợc tâm lí, sự khó khăn, thiếu hụt (những nhu cầu) của học sinh đang gặp phải ở vị trí nào trong tổng quan tháp nhu cầu để có những thay đổi, điều chỉnh và rút ra những phƣơng pháp giáo dục phù hợp nhất nhằm phát huy tối đa tiềm năng của trẻ.

Về cơ bản, Maslow đã sắp xếp các nhu cầu của con ngƣời theo 5 cấp bậc: - Nhu cầu sinh lí (nhu cầu căn bản)

- Nhu cầu về an toàn của cá nhân

- Nhu cầu đƣợc chấp nhận (đƣợc là thành viên) - Nhu cầu đƣợc tôn trọng (địa vị xã hội)

- Nhu cầu hiện thực hóa bản thân (nhu cầu đƣợc thể hiện mình)

Nhu cầu sinh lý: Đây là nhu cầu cơ bản để duy trì cuộc sống của con

ngƣời nhƣ nhu cầu ăn uống, ngủ, nhà ở, sƣởi ấm và thoả mãn về tình dục. Là nhu cầu cơ bản nhất, nguyên thủy nhất, lâu dài nhất, rộng rãi nhất của con ngƣời. Nếu thiếu những nhu cầu cơ bản này con ngƣời sẽ không tồn tại đƣợc. Đặc biệt là với trẻ em vì chúng phụ thuộc rất nhiều vào ngƣời lớn để đƣợc cung cấp đầy đủ các nhu cầu cơ bản này. Ông quan niệm rằng, khi những nhu cầu này chƣa đƣợc thoả mãn tới mức độ cần thiết để duy trì cuộc sống thì những nhu cầu khác của con ngƣời sẽ không thể tiến thêm nữa.

Nhu cầu về an toàn hoặc an ninh: An ninh và an toàn có nghĩa là

một môi trƣờng không nguy hiểm, có lợi cho sự phát triển liên tục và lành mạnh của con ngƣời.

Đây là những nhu cầu khá cơ bản và phổ biến của con ngƣời. Để sinh tồn con ngƣời tất yếu phải xây dựng trên cơ sở nhu cầu về sự an toàn. Nhu cầu an toàn nếu không đƣợc đảm bảo thì công việc của mọi ngƣời sẽ không tiến hành bình thƣờng đƣợc và các nhu cầu khác sẽ không thực hiện đƣợc. Do đó, chúng ta có thể hiểu vì sao những ngƣời phạm pháp và vi phạm các quy tắc bị mọi ngƣời căm ghét vì đã xâm phạm vào nhu cầu an toàn của ngƣời khác.

Ví dụ, nếu nhà tham vấn làm việc với trẻ em lang thang thì phải xác định đƣợc rằng đa số trẻ em lang thang đã bị “tắc” ở bậc nhu cầu này bởi những rủi ro mà các em đang phải đối diện ở cuộc sống ngoài đƣờng phố

(cƣớp giật, lạm dụng,…). Bởi vì các em phải luôn cảnh giác với các rủi ro này nên không thể tập trung vào việc thỏa mãn các nhu cầu ở bậc cao hơn.

Những nhu cầu về quan hệ và được thừa nhận (tình yêu và sự chấp nhận):

+ Do con ngƣời là thành viên của xã hội nên họ cần nằm trong xã hội và đƣợc ngƣời khác thừa nhận.

+ Nhu cầu này bắt nguồn từ những tình cảm của con ngƣời đối với sự lo sợ bị cô độc, bị coi thƣờng, bị buồn chán, mong muốn đƣợc hòa nhập, lòng tin, lòng trung thành giữa con ngƣời với nhau.

+ Nội dung của nhu cầu này phong phú, tế nhị, phức tạp hơn. Bao gồm các vấn đề tâm lý nhƣ: Đƣợc dƣ luận xã hội thừa nhận, sự gần gũi, thân cận, tán thƣởng, ủng hộ, mong muốn đƣợc hòa nhập, lòng thƣơng, tình yêu, tình bạn, tình thân ái là nội dung cao nhất của nhu cầu này. Lòng thƣơng, tình bạn, tình yêu, tình thân ái là nội dung lý lƣởng mà nhu cầu về quan hệ và đƣợc thừa nhận luôn theo đuổi. Nó thể hiện tầm quan trọng của tình cảm con ngƣời trong quá trình phát triển của nhân loại.

Nhu cầu được tôn trọng:

+ Nội dung của nhu cầu này gồm hai loại: Lòng tự trọng và đƣợc ngƣời khác tôn trọng.

+ Lòng tự trọng bao gồm nguyện vọng muốn giành đƣợc lòng tin, có năng lực, có bản lĩnh, có thành tích, độc lập, tự tin, tự do, tự trƣởng thành, tự biểu hiện và tự hoàn thiện.

+ Nhu cầu đƣợc ngƣời khác tôn trọng gồm khả năng giành đƣợc uy tín, đƣợc thừa nhận, đƣợc tiếp nhận, có địa vị, có danh dự,… Tôn trọng là đƣợc ngƣời khác coi trọng, ngƣỡng mộ. Khi đƣợc ngƣời khác tôn trọng cá nhân sẽ tìm mọi cách để làm tốt công việc đƣợc giao. Do đó nhu cầu đƣợc tôn trọng là điều không thể thiếu đối với mỗi con ngƣời.

cách phân cấp về nhu cầu của ông. Đó là sự mong muốn để đạt tới, làm cho tiềm năng của một cá nhân đạt tới mức độ tối đa và hoàn thành đƣợc mục tiêu nào đó.

+ Nội dung nhu cầu bao gồm nhu cầu về nhận thức (học hỏi, hiểu biết, nghiên cứu,…) nhu cầu thẩm mỹ (cái đẹp, cái bi, cái hài,…), nhu cầu thực hiện mục đích của mình bằng khả năng của cá nhân. [31]

- Ứng dụng của lý thuyết

+ Qua lý thuyết nhu cầu của Maslow, NVCTXH hiểu đƣợc con ngƣời có nhiều nhu cầu khác nhau bao gồm cả nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần. Ai cũng cần đƣợc yêu thƣơng, đƣợc thừa nhận, đƣợc tôn trọng, cảm giác an toàn, đƣợc phát huy bản ngã,… Do đó, trong việc trợ giúp cho thân chủ nhà tham vấn không chỉ trợ giúp thân chủ thỏa mãn nhu cầu sinh lý cơ bản mà cao hơn nữa phải tập trung trợ giúp cho thân chủ nhằm giúp thân chủ thỏa mãn các nhau cầu tinh thần để sống lành mạnh hơn.

+ NVCTXH sử dụng thuyết nhu cầu để giúp đỡ thân chủ thỏa mãn các nhu cầu của họ. Điều này có nghĩa khi làm việc với thân chủ NVCTXH cần tham vấn để giúp họ xác định các hành động có thể thực hiện đƣợc để thay đổi tình huống và tập trung vào các vấn đề tình cảm có thể đang cản trở thân chủ trong việc thỏa mãn nhu cầu của chính họ.

+ Trong một số trƣờng hợp, thân chủ không có khả năng thỏa mãn các nhu cầu cơ bản, việc kết nối họ với các nguồn lực là hoàn toàn hợp lý nhƣng đây là công việc của nghề công tác xã hội. Còn NVCTXH tăng cƣờng năng lực cho thân chủ bằng cách lắng nghe thân chủ, chú ý đến các nhu cầu tinh thần của thân chủ và giúp thân chủ hiểu đƣợc các tiềm năng của mình, sử dụng các tiềm năng đó để vƣợt lên nấc thang nhu cầu cao hơn. [31]

Khi xác định đƣợc những nhu cầu cần thỏa mãn cho HSTH sống ở làng trẻ SOS Hà Nội NVCTXH cần xây dựng nhóm biện pháp can thiệp hỗ trợ phối kết hợp với các hệ thống chăm sóc, giáo dục trẻ sẽ giúp cho các em có khả năng hòa nhập tốt hơn với môi trƣờng cộng đồng xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo dục hòa nhập cho học sinh tiểu học sống tại làng trẻ SOS Hà Nội (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)