Các yếu tố ảnh hƣởng đến GDHN cho HSTH sống ở làng trẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo dục hòa nhập cho học sinh tiểu học sống tại làng trẻ SOS Hà Nội (Trang 95 - 99)

10. Cấu trúc của luận văn

2.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến GDHN cho HSTH sống ở làng trẻ

SOS Hà Nội

Qua việc nghiên cứu thực trạng GDHN cho HSTH ở làng trẻ SOS Hà Nội, chúng tôi nhận thấy những yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả công tác GDHN cho các em ở đây bao gồm các yếu tố khách quan và chủ quan, bao gồm:

2.2.1. Gia đình – cộng đồng làng trẻ

Mô hình làng trẻ SOS vừa mang tính gia đình vừa mang tính làng xã giống nhƣ một xã hội thu nhỏ. Do đó, gia đình – làng trẻ có vai trò rất lớn trong quá trình GDHN cho các em. Trƣớc hết đó là vai trò của những cán bộ, nhân viên trong việc chăm sóc, nuôi dƣỡng, giáo dục đối với trẻ. Họ là những ngƣời tiếp thu và thực hiện các mục tiêu của tổ chức SOS Quốc tế, chủ trƣơng, chính sách của nhà nƣớc trong vấn đề chăm sóc, bảo vệ, giáo dục trẻ em. Họ là những ngƣời có chuyên môn, kinh nghiệm trong quản lí, làm việc, giáo dục với các đối tƣợng trẻ em. Họ là những ngƣời đầu tiên đƣa các em vào làng cũng là ngƣời cuối cùng trong việc quyết định đƣa các em hòa nhập với xã hội, cộng đồng khi trƣởng thành. Bên cạnh đó, còn có vai trò của các mẹ, dì, cũng nhƣ anh chị em trong các gia đình cũng có vai trò quan trọng trực tiếp trong việc nuôi dƣỡng, chăm sóc đảm bảo cho các em trong việc ăn, ngủ, vui chơi và học tập. Chính các lực lƣợng giáo dục của làng có vai trò quan trọng đầu tiên trong việc GDHN cho các em từ khi mới đƣợc đƣa vào trung tâm cho đến khi trƣởng thành. Hay nói cách khác làng trẻ là môi trƣờng

đầu tiên giúp đứa trẻ hòa nhập về tất cả các mặt trƣớc khi hòa các em hòa nhập trong nhà trƣờng và ngoài xã hội. Một khi đứa trẻ đã hòa nhập tốt trong môi trƣờng gia đình, cộng đồng làng trẻ thì không quá khó để các em hòa nhập với cộng đồng xã hội.

Ngoài những kết quả đã đạt đƣợc trong GDHN cho các em thì ở làng trẻ vẫn còn tồn tại những hạn chế, khó khăn về mặt chuyên môn của cán bộ, nhân viên đặc biệt là chuyên môn về GDHN, CTXH; khó khăn về chế độ trợ cấp, cơ sở vật chất trong việc đáp ứng các nhu cầu của trẻ. Vì vậy, việc khắc phục những hạn chế, khó khăn của làng trẻ sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn trong công tác GDHN cho HSTH ở đây.

2.2.2. Trường Hermann Germeiner

Trƣờng học có vai trò trung tâm trong việc thực hiện mọi yêu cầu khách quan của xã hội về giáo dục và đào tạo nói chung và đối với việc GDHN cho học sinh tiểu học ở làng trẻ SOS Hà Nội nói riêng.

Trƣớc hết đó là vai trò, trách nhiệm của đội ngũ những ngƣời lãnh đạo, quản lí nhà trƣờng. Họ có vai trò trong việc tiếp thu, thực hiện các chủ trƣơng, yêu cầu chỉ đạo của cấp trên vừa là ngƣời có quyền hạn trong việc chỉ đạo thực hiện, triển khai về mục tiêu giáo dục, nội dung chƣơng trình giáo dục, đổi mới quá trình giáo dục, cơ sở vật chất, phƣơng tiện thiết bị giáo dục cũng nhƣ chuẩn bị đội ngũ nhân sự cho quá trình giáo dục. Họ cũng là ngƣời thƣờng xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá các hoạt động giáo dục hòa nhập kịp thời điều chỉnh và tìm kiếm giải pháp sao cho quá trình giáo dục hòa nhập vận hành tốt, đi đúng hƣớng và đạt hiệu quả cao.

Nếu nhƣ các nhà quản lí lãnh đạo trƣờng đóng vai trò quan trọng cho quá trình giáo dục hòa nhập thì đội ngũ giáo viên là những ngƣời có vai trò trực tiếp trong hoạt động GDHN cho HSTH ở làng trẻ. Bởi vì, họ là những ngƣời có chuyên môn, đƣợc đào tạo bài bản ở các trƣờng đại học, cao đẳng sƣ phạm.

Giáo viên là những ngƣời nắm đƣợc tinh thần chỉ đạo chung của ngành, của trƣờng về vấn đề giáo dục hòa nhập, là ngƣời lập ra kế hoạch giáo dục đồng thời tiến hành tổ chức các hoạt động giáo dục và dạy học cho học sinh. Chính giáo viên là ngƣời thƣờng xuyên tiếp xúc và tham gia giáo dục trực tiếp các em nên hơn ai hết họ có vai trò rất lớn trong quá trình giáo dục hòa nhập cho các em về các mặt đức – trí – thể - mỹ, về các kỹ năng sống, kỹ năng xã hội … để giúp các em có thể hòa nhập tốt vào xã hội khi trƣởng thành.

Hiện nay, việc GDHN cho HSTH ở làng trẻ SOS còn gặp phải những vấn đề khó khăn từ phía nhà trƣờng nhƣ: trình độ chuyên môn đặc biệt là kiến thức về GDHN, CTXH đối với giáo viên; kinh nghiệm tổ chức, quản lí những lớp học có đông học sinh SOS theo học; những khó khăn về kinh phí hỗ trợ GDHN; sự phối hợp trong GDHN giữa trƣờng và làng trẻ chƣa đƣợc chặt chẽ. Vì thế, việc khắc phục những hạn chế này sẽ mang lại hiệu quả GDHN cao và khả năng hòa nhập cộng đồng xã hội cho học sinh làng trẻ thuận lợi, dễ dàng hơn.

2.2.3. Cộng đồng và các tổ chức xã hội

Có thể khẳng định GDHN cho HSTH nói chung và cho HSTH sống ở làng trẻ SOS nói riêng sẽ không đạt đến cái đích cuối cùng nếu thiếu sự tham gia tích cực, ủng hộ của cộng đồng, cũng nhƣ của các tổ chức xã hội. Do vậy, có ý kiến cho rằng “Giáo dục nhà trường không thể thành công nếu không có sự phối hợp chặt chẽ với giáo dục cộng đồng, nơi trẻ được sinh ra,

lớn lên và học hòa nhập”. [13, tr.301]

Vai trò này đƣợc thể hiện trong vấn đề nhận thức và hành động của cộng đồng, xã hội. Với nhận thức trẻ em chính là tƣơng lai của xã hội, đất nƣớc do đó các em ngày càng nhận đƣợc sự quan tâm hơn của cộng đồng, xã hội về tinh thần và vật chất. Đầu tiên cần nói đến ở đây đó là sự thay đổi về nhận thức của cộng đồng xã hội về trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Từ chỗ kỳ thị, phân biệt … đến chấp nhận và dành sự quan tâm hỗ trợ cho các em.

Thực ra, các em không có tội, trái lại các em rất đáng thƣơng và cần đƣợc sự cảm thông, chia sẻ từ cộng đồng, xã hội. Chính từ nhận thức thay đổi đó các em đã đón nhận đƣợc nhiều sự quan tâm của các ngành, các cấp, các đoàn thể, tổ chức xã hội. Hàng năm, các em đƣợc nhận trợ cấp thƣờng xuyên từ ngân sách nhà nƣớc, đƣợc hỗ trợ về đời sống, cấp thẻ bảo hiểm y tế, cấp thuốc miễn phí, miễn giảm học phí, nhận học bổng. Nhiều trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi đƣợc nuôi dƣỡng tại các cơ sở bảo trợ xã hội, đƣợc các gia đình, cá nhân nhận nuôi và đƣợc nhận đỡ đầu nuôi dƣỡng tại cộng đồng. Vì lẽ đó, mới đây, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành quyết định, đề án, kế hoạch chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng giai đoạn 2013 – 2020 với mục tiêu huy động sự tham gia của toàn xã hội, nhất là gia đình, cộng đồng bảo đảm cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đƣợc chăm sóc, trợ giúp để ổn định cuộc sống, có cơ hội thực hiện các quyền của trẻ em và hòa nhập cộng đồng. Bên cạnh đó, các em còn nhận đƣợc nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của các cá nhân, tổ chức nhân đạo, từ thiện, phi chính phủ quốc tế và trong nƣớc trong việc đảm bảo cho các em đƣợc hƣởng các quyền, nhu cầu cơ bản của mình. Đặc biệt khi trƣởng thành, xã hội cộng đồng hãy dang rộng vòng tay đón nhận, tạo những cơ hội việc làm giúp cho cuộc sống của các em ổn định xây dựng hạnh phúc gia đình và đóng góp cho xã hội, đất nƣớc.

2.2.4. Bản thân trẻ sống ở làng SOS Hà Nội

Nếu nhìn nhận theo góc độ CTXH thì các em là những thân chủ cần đƣợc trợ giúp để tự giải quyết các vấn đề của mình. Do đó, hiệu quả của công tác GDHN cho HSTH phụ thuộc rất lớn vào yếu tố chủ quan của các em.

Tuy nhiên, qua nghiên cứu thực trạng GDHN ở làng trẻ, chúng tôi nhận thấy trẻ đang gặp phải những khó khăn nhất định: khó khăn về tâm lí, tình cảm; khó khăn về khả năng học tập; khó khăn về các kỹ năng sống... Những

khó khăn đó xuất phát từ đặc điểm hoàn cảnh xuất thân của các em, từ yếu tố vùng miền với các điều kiện chăm sóc, nuôi dƣỡng, giáo dục khác nhau, yếu tố tƣ duy và khả năng học tập có nguồn gốc gia đình, chế độ chăm sóc, nuôi dƣỡng, giáo dục. Và trong đó có cả ý thức bản thân của các em nhƣ: tâm lí ỉ lại, chờ đợi, không mạnh dạn, chủ động, tự giác trong việc học tập, lao động, vui chơi... Chính những yếu tố này là rào cản trong quá trình học hòa nhập của các em. Vì vậy, những ngƣời làm công tác giáo dục cần nắm vững, hiểu rõ các đặc điểm về trẻ sống ở làng trẻ để đƣa ra các biện pháp, hình thức giáo dục phù hợp nâng cao hiệu quả GDHN cho các em nói chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo dục hòa nhập cho học sinh tiểu học sống tại làng trẻ SOS Hà Nội (Trang 95 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)