Đặc điểm về địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo dục hòa nhập cho học sinh tiểu học sống tại làng trẻ SOS Hà Nội (Trang 54 - 58)

10. Cấu trúc của luận văn

1.4. Đặc điểm về địa bàn nghiên cứu

Xuất phát từ hiện thực thập niên 60 của thế kỷ XX, chiến tranh ở Việt Nam ngày càng diễn ra ác liệt và nhiều nguyên nhân khác nữa đã dẫn đến tình trạng trẻ em bị mồ côi, bị bỏ rơi không nơi nƣơng tựa ngày càng gia tăng. Hiện thực đó rất cần một tổ chức SOS đƣợc thành lập ở Việt Nam. Làng trẻ SOS đầu tiên ở Việt Nam đƣợc xây dựng và đƣa vào hoạt động vào năm 1969 đó là làng trẻ SOS Gò Vấp dƣới chế độ Việt Nam Cộng Hòa.

Đƣợc sự giúp đỡ của tổ chức SOS Quốc tế và các tổ chức trong nƣớc và Quốc tế khác, cuối năm 1987, mối quan hệ giữa Việt Nam và SOS Quốc tế đƣợc nối lại. Một Hiệp định thƣ kí ngày 22/12/1987 giữa ông chủ tịch SOS Quốc tế và Bộ LĐTBXH mở ra việc xây dựng lại làng trẻ SOS Gò Vấp, đồng thời sẽ thành lập thêm làng trẻ SOS tại Mai Dịch – Hà Nội.

Làng trẻ em SOS Hà Nội là một trong 2 Làng trẻ em SOS đầu tiên đƣợc xây dựng theo Hiệp định ký giữa Bộ Lao động -Thƣơng binh và Xã hội và Làng trẻ em SOS Quốc tế. Làng trẻ em SOS Hà Nội đƣợc khởi công xây dựng năm 1988 và hoàn thành vào giữa năm 1989, với 16 nhà gia đình. Làng trẻ em SOS Hà nội đƣợc thành lập theo quyết định số 3286/QĐ-UB, ngày 14 tháng 7 năm 1988 của Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội. Đầu tháng 9/1989, 53 cháu đầu tiêu đƣợc tiếp nhận vào nuôi dƣỡng tại Làng. Ngày 25 tháng 01 năm 1990 Làng trẻ em SOS Hà Nội chính thức đƣợc khánh thành.

Làng trẻ em SOS Hà Nội nằm phía Tây thành phố Hà Nội, thuộc địa bàn phƣờng Mai Dịch, Quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, nằm trên trục đƣờng Phạm Văn Đồng từ nội thành Hà Nội đi sân bay Nội Bài. Làng trẻ em SOS Hà Nội có trụ sở chính tại số 2 Phạm Thận Duật, Mai Dịch, Cầu Giấy, với tổng diện tích 19,000 m2

rất thuận lợi cho việc xây dựng thiết kế quy hoạch nhà cửa, khuôn viên, đƣờng sá đi lại phù hợp cho việc chăm sóc và nuôi dạy trẻ.

Làng trẻ SOS Hà Nội là một cơ sở xã hội đƣợc thành lập dƣới sự giúp đỡ của tổ chức SOS Quốc tế là tổ chức phi chính phủ hoạt động nhân đạo từ thiện nhằm chăm sóc nuỗi dƣỡng giáo dục trẻ em mồ côi và chịu sự quản lí về mặt chuyên môn của văn phòng SOS Việt Nam. Đồng thời chịu sự quản lí hành chính Nhà nƣớc của Sở LĐTBXH thành phố Hà Nội.

Làng trẻ SOS Hà Nội là cơ quan chuyên môn giúp sở LĐTBXH thực hiện chức năng quản lí Nhà nƣớc và giúp văn phòng điều hành SOS Việt Nam thực hiện chức năng quản lí chuyên môn, chăm sóc nuôi dƣỡng, giáo dục hƣớng nghiệp và dạy nghề, tìm kiếm việc làm, tái hòa nhập cộng đồng cho trẻ mồ côi không nơi nƣơng tựa trên địa bàn Hà Nội và một số vùng lân cận.

Kể từ khi xây dựng và đi vào hoạt động đến nay, làng trẻ SOS Hà Nội dƣới sự chỉ đạo của UUBND TP Hà Nội và tổ chức SOS Quốc tế, văn phòng SOS Việt Nam, sự trực tiếp chỉ đạo, quản lí của ban giám đốc làng trẻ SOS Hà Nội thì làng đã thực sự trở thành một đơn vị vững mạnh, một tập thể đoàn kết thống nhất trong các hoạt động và đem lại hiệu quả cao trong việc thực hiện chức năng, trách nhiệm đƣợc giao. Tính đến năm 2011, Làng trẻ em SOS Hà Nội đã và đang nuôi dƣỡng đƣợc gần 400 cháu. Trong đó, 188 cháu đang hiện đang nuôi dƣỡng và 198 cháu đã hoàn toàn tự lập, hoà nhập xã hội (trong số này có 112 cháu đã xây dựng gia đình và có cuộc sống ổn định và hạnh phúc). Trong số các cháu đã tự lập hoàn toàn, 30% có trình độ đại học và trên

đại học, 40% có trình độ cao đẳng và trung học nghề chính quy, số còn lại đều đƣợc đào tạo nghề cơ bản, 97% có việc làm ổn định. Phần lớn các cháu đang làm việc tại Hà Nội (85%, số còn lại làm việc tại các tỉnh phía Nam) (PVS số 1, nam,445tuổi, cán bộ quản lí làng trẻ)

Với những kết quả đạt đƣợc trong quá trình hoạt động, Làng trẻ em SOS Hà Nội đã nhận đƣợc Huân chƣơng Lao động hạng III do Chủ tịch nƣớc trao tặng (2009) và nhiều bằng khen, giấy khen của Bộ trƣởng Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội và của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội. Những phần trƣởng này chính là nguồn động viên tinh thần lớn cho tập thể cán bộ nhân viên trong làng tiếp tục nhiệt tình cống hiến cho sự nghiệp cao quý, thiêng liêng: bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

GDHN cho học sinh tiểu học sống tại các TTBTXH nói chung và GDHN cho học sinh tiểu học sống ở làng trẻ SOS Hà Nội nói riêng là một yêu cầu tất yếu và vô cùng quan trọng. Bởi sự hiệu quả và thành công của nó sẽ quyết định cho sự hòa nhập của các em trong các bậc học tiếp theo và là cơ sở vững chắc cho các em hòa nhập vào xã hội, cộng đồng sau này. Tuy nhiên, để đạt đƣợc mục tiêu đó đòi hỏi những ngƣời làm công tác chăm sóc, giáo dục cần nắm vững hệ thống các khái niệm cơ bản, lí luận về giáo dục hòa nhập đồng thời vận dụng một cách linh hoạt sáng tạo trong thực tiễn áp dụng với đối tƣợng. Để làm việc với đối tƣợng có hiệu quả đòi hỏi các nhà giáo dục phải nghiên cứu, tìm hiểu, hiểu biết rõ ràng về đặc điểm tâm – sinh lý của các em vì nó rất quan trọng trong việc tiếp cận cũng nhƣ tiến hành các hoạt động giáo dục hòa nhập. Đồng thời, cần đi sâu nghiên cứu, khảo sát về thực trạng về hoàn cảnh sống, học tập, vui chơi ... của các em ở các trung tâm để biết đƣợc những nhu cấp thiết và lâu dài của các em từ đó đề ra đƣợc những biện pháp, cách thức trợ giúp nhằm khắc phục những khó khăn và tạo điều kiện cho năng lực của các em phát triển. Ngoài ra, chúng ta cần nắm vững nguyên tắc giáo dục: nhà trƣờng – gia đình và xã hội để từ đó thấy đƣợc vai trò của các yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình giáo dục hòa nhập. Từ đó đƣa ra các mô hình, biện pháp, phƣơng pháp mang tính khoa học để tiến hành can thiệp, trợ giúp một cách hiệu quả.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC HÕA NHẬP CHO HỌC SINH TIỂU HỌC SỐNG Ở LÀNG TRẺ SOS

HÀ NỘI DƢỚI GÓC ĐỘ CÔNG TÁC XÃ HỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo dục hòa nhập cho học sinh tiểu học sống tại làng trẻ SOS Hà Nội (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)