Mức độ và nguồn tìm kiếm thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển kiến thức thông tin cho sinh viên Trường Đài học Y tế công cộng (Trang 69 - 73)

Nội dung Số lƣợng

(Phiếu) Tỷ lệ (%)

Mức độ thường xuyên tìm kiếm thông tin

Ít khi 18 12 Thỉnh thoảng 36 24 Thường xuyên 96 64 Các nguồn tìm kiếm thông tin Thư viện 28 18,7 Internet – CSDL 111 74 Nguồn khác 11 7,3 Tổng 150 100

Số liệu thống kê ở bảng trên cho thấy đa số sinh viên thường xuyên tìm kiếm thông tin (64%); chỉ có 24% sinh viên thỉnh thoảng mới thực hiện tìm kiếm. Với 64% sinh viên thường xuyên tìm kiếm thông tin, có thể thấy rằng tinh thần chủ động trong việc học tập của sinh viên trường ĐHYTCC là rất cao, họ luôn luôn ý thức được rằng để có được kết quả bài làm tốt hay để hoàn thành tốt một chương trình học, một bài luận cần phải tham khảo tài liệu, thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, dựa vào các cứ liệu khoa học của người đi trước để chứng minh cho bài nghiên cứu của mình. Chính đặc trưng năng động, chủ động tiếp cận nguồn thông tin của SV tạo cho cán bộ thư viện thuận lợi khi triển khai đào tạo KTTT cho sinh viên. Đây cũng chính là mục tiêu hướng tới của thư viện khi đào tạo người dùng tin, tạo thói quen chủ động tìm kiếm thông tin, tài liệu từ các nguồn khác nhau phục vụ cho quá trình học tập và nghiên cứu.

Tuy vậy, vẫn có tới 12% sinh viên ít khi tìm kiếm thông tin, tài liệu. Có thể họ cho rằng những tài liệu giáo viên cung cấp là đã đủ nên họ không có nhu cầu tìm kiếm thêm thông tin hoặc cũng có thể họ chưa biết cách tìm kiếm nên. Trung tâm cần tìm hiểu rõ nguyên nhân và quan tâm hơn tới những nhóm sinh viên này nhằm có biện pháp hữu hiệu để phát triển kỹ năng tìm kiếm cho họ.

Xu hướng sử dụng nguồn thông tin điện tử và tra cứu thông tin trên mạng Internet chiếm ưu thế. Nguồn tìm kiếm thông tin trong thư viện được nói đến ở đây là nguồn tài liệu truyền thống như sách, báo, tạp chí; nguồn tài liệu hiện đại là các trang Web, các CSDL trực tuyến. Trong thực tế, sinh viên ĐHYTCC có xu hướng ưu tiên các phương tiện tìm tin hiện đại. Có tới 74% SV được hỏi cho rằng họ tìm kiếm thông tin, tư liệu từ Internet và các CSDL, ngược lại chỉ có 18,7% trả lời thư viện là nơi họ tìm kiếm thông tin. Kết quả này chứng minh rằng, thư viện chưa đáp ứng được nhu cầu tin của sinh viên hoặc khả năng marketing của Thư viện còn kém nên sinh viên chưa nhận biết được nguồn tài liệu giá trị có trong Thư viện. Thực tế đó cũng cho thấy, nhu cầu sử dụng thông tin từ các CSDL, từ Internet của sinh viên là rất lớn. Đây chính là vấn đề thư viện cần nghiên cứu và đưa ra giải pháp phù hợp với thói quen sử dụng tài liệu điện tử, tài liệu số. Tuy nhiên, cùng với việc phát triển

nguồn tài liệu điện tử, cũng cần tính đến việc phát triển hài hòa nguồn tin trên giấy một cách có trọng tâm, với chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dùng tin.

Với những SV thực hiện quá trình tìm kiếm thông tin trên Internet, có tới 94% sử dụng công cụ tìm kiếm là Google. Tuy vậy, cũng có 6% sinh viên khi được hỏi thì trả lời rằng họ sử dụng các công cụ tìm kiếm khác như: Yahoo.com, Ask.com.

Tuy nhiên, đa số chỉ sử dụng chức năng tìm kiếm đơn giản (76,7%), còn lại 23,3% sử dụng chức năng tìm kiếm nâng cao nhằm đạt tới kết quả phù hợp nhất.

Tìm kiếm đơn giản là quá trình tìm kiếm sử dụng từng trường tìm kiếm đơn giản như: tìm theo nhan đề hoặc tìm theo tác giả, tìm theo từ khóa...

Tìm kiếm nâng cao là quá trình tìm kiếm sử dụng các trường nhan đề, tác giả, chỉ số phân loại, từ khóa kết hợp với việc sử dụng các toán tử để thu hẹp hoặc mở rộng các kết quả tìm.

Mức độ chênh lệch giữa khả năng tìm kiếm đơn giản và nâng cao khi sử dụng các công cụ tìm tin của sinh viên là khá lớn. Những sinh viên biết sử dụng các chiến lược tìm kiếm thông tin linh hoạt sẽ mang lại kết quả tìm như mong muốn, họ biết cách chọn lọc thông tin và đưa ra giới hạn tìm chính xác, hiệu quả nhất.

Sinh viên Đại học YTCC cũng đã biết sử dụng các toán tử để mở rộng hay giới hạn kết quả tìm kiếm của mình. Toán tử AND: Toán tử AND tạo ra quan hệ giao, cho phép liên kết 2 hay nhiều thuật ngữ trong biểu thức tìm. Toán tử AND có tác dụng chính xác hóa yêu cầu tìm kiếm, thu hẹp kết quả tìm tin. Toán tử OR: Toán tử OR sẽ tạo ra quan hệ hợp, cho phép lựa chọn tìm theo một hoặc nhiều thuật ngữ trong biểu thức tìm. Toán tử OR có tác dụng mở rộng kết quả tìm tin, nâng cao độ đầy đủ. Toán tử NOT : Toán tử NOT sẽ tạo ra quan hệ loại trừ, cho phép loại trừ một trong những thuật ngữ trong biểu thức tìm. Thuật ngữ đứng trước toán tử NOT sẽ được chỉ định, thuật ngữ đứng sau toán tử NOT sẽ bị loại trừ (không xuất hiện trong kết quả tìm).

Kết quả quan sát người dùng tin trong quá trình phục vụ cho thấy đa số sinh viên biết xác định vị trí của tài liệu cần tìm một cách nhanh chóng, chính xác.

Phỏng vấn một số sinh viên cho thấy sinh viên ĐHYTCC đã biết phân biệt sự khác nhau và lợi ích sử dụng của từng nguồn tin là tài liệu cấp một hay tài liệu cấp hai, biết cách sử dụng chúng thật hữu ích và phù hợp với từng lĩnh vực, từng chuyên ngành cụ thể. Nhiều sinh viên đã biết đánh giá lại kết quả tìm kiếm thông tin tài liệu có phù hợp hay không, đồng thời biết thu gọn câu hỏi tìm kiếm bằng cách nghiên cứu kỹ những thuật ngữ từ khóa được định dạng trong thư viện. Một số sinh viên đã biết phân tích kết quả tìm được để nhận dạng, loại bớt tài liệu không phù hợp với lĩnh vực cần tìm hoặc tài liệu lỗi thời.

2.3.3 Kỹ năng đánh giá thông tin

Sau khi thực hiện quá trình tìm kiếm thì kết quả là người dùng tin sẽ nhận được các thông tin phù hợp theo yêu cầu của mình. Tuy nhiên, với sự bùng nổ thông tin hiện nay thì chúng ta có thể tìm thông tin ở mọi nơi, mọi lúc và đặc biệt là sự xuất hiện của Internet thì mỗi người có thể đưa thông tin của mình lên mạng một cách dễ dàng. Vì vậy, bên cạnh các kỹ năng về tra cứu/tìm kiếm thông tin thì sinh viên cần phải có kỹ năng đánh giá các thông tin.

Như chúng ta đã biết, hiện nay sinh viên được học tập trong một môi trường rộng mở và có rất nhiều nguồn tìm kiếm để lựa chọn. Hơn nữa, đứng trước một biển thông tin như hiện nay thì rất khó để chọn thông tin nào là phù hợp và nguồn tin có đáng tin cậy hay không.

Đánh giá và so sánh thông tin từ các nguồn khác nhau theo phương diện: chất lượng; mức độ phù hợp, giá trị thông tin, độ chính xác, bản quyền, mức độ cập nhật…Ví dụ, để đánh giá theo phương diện giá trị thông tin, cần bám vào các tiêu chí như: tác giả, nội dung tài liệu. Để đánh giá độ tin cậy của thông tin cần dựa trên tiêu chí nhà xuất bản, người cung cấp thông tin; hay để đánh giá mức độ cập nhật của thông tin cần bám vào tiêu chí năm xuất bản của tài liệu…

Sinh viên trường ĐHYTCC được học các kỹ năng đánh giá thông tin thông qua khóa học “Hướng dẫn tìm kiếm và đánh giá thông tin” được tổ chức vào chiều thứ 6 hàng tuần.

Có thể nhận dạng kỹ năng đánh giá thông tin của sinh viên qua việc tìm hiểu xem họ coi trọng tiêu chí nào để lựa chọn và đánh giá thông tin. Qua câu hỏi: “Những tiêu chí nào sau đây anh chị cho là quan trọng khi đánh giá thông tin tìm được?” có 72,6% sinh viên được hỏi cho rằng nội dung tài liệu là quan trọng nhất; 6% sinh viên cho rằng họ căn cứ vào tên tài liệu để đánh giá nguồn thông tin tìm được; đồng thời có 10% cho là tên tác giả là quan trọng nhất.

Tất nhiên việc đánh giá thông tin cần dựa chủ yếu vào nội dung, nhưng các yếu tố khác cũng có thể hỗ trợ cho đánh giá giá trị thông tin ở mức độ nhất định. Họ đều có những lý do chính đáng để lựa chọn những tiêu chí đánh giá nguồn thông tin tìm được, song để có thể có sự đánh giá chính xác đầy đủ, cần đánh giá thông tin ở nhiều tiêu chí khác nhau, sự kết hợp giữa các tiêu chí đó sẽ mang lại một đánh giá xác thực cho thông tin bạn tìm được.

Như vậy cũng có thể thấy rằng sinh viên đã biết cách đánh giá thông tin dựa trên các tiêu chí tùy theo khía cạnh đánh giá. Dưới đây là bảng tiêu chí đánh giá thông tin của sinh viên:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển kiến thức thông tin cho sinh viên Trường Đài học Y tế công cộng (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)