Tiêu chí đánh giá thông tin của sinhviên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển kiến thức thông tin cho sinh viên Trường Đài học Y tế công cộng (Trang 73 - 76)

Nội dung Số lƣợng Tỷ lệ (%)

Tiêu chí đánh giá thông tin của sinh viên

Nội dung 109 72,6

Tên tài liệu 9 6

Tên tác giả 15 10

Năm xuất bản 10 6,66

Nhà xuất bản 7 4,67

Tổng cộng 150 100%

Ngoài nhận biết được các tiêu chí đánh giá thông tin tìm được như trên, sinh viên ĐHYTCC cũng đã nhận thức được rằng, không phải mọi thứ có trên Internet đều là thông tin phù hợp và đáng tin cậy.

2.3.4Kỹ năng sử dụng và trao đổi thông tin trong học tập và nghiên cứu

Sau khi đã tìm được các thông tin phù hợp với yêu cầu tin của mình, sinh viên sẽ sử dụng thông tin tìm được phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu của

mình. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là làm sao để họ có thể sử dụng các thông tin tìm được một cách hiệu quả và hợp pháp. Để làm được điều này đòi hỏi sinh viên phải có sự hiểu biết về vấn đề bản quyền và có kỹ năng trích dẫn tài liệu, lập danh mục tài liệu tham khảo.

Bản quyền (copyright) là thuật ngữ được các quốc gia theo hệ thống pháp luật Anh – Mỹ dùng để chỉ cho quyền phi vật thể đối với các tác phẩm trí tuệ. Ở Việt Nam, bản quyền còn được gọi là Quyền tác giả (Author right). Quyền tác giả được pháp luật thừa nhận và bảo hộ. Theo Bộ luật Dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quốc hội khóa XI thông qua ngày 14/6/2005 và Luật Sở hữu trí tuệ được thông qua ngày 29/11/2005. Quyền SHTT là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ bao gồm Quyền tác giả và Quyền liên quan đến Quyền tác giả, Quyền sở hữu công nghiệp và Quyền đối với giống cây trồng. Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu nhằm bảo vệ các quyền lợi cá nhân và lợi ích kinh tế của tác giả trong mối liên quan với tác phẩm của họ, ngăn chặn hành vi sao chép, mạo danh, phổ biến, chuyển nhượng bất hợp pháp tác phẩm.

Năm 1997 Việt Nam đã ký kết một số các Điều ước Quốc tế liên quan đến Quyền tác giả như: Hiệp định SHTT song phương giữa Việt Nam – Hoa Kỳ (1997), Hiệp định bảo hộ Quyền SHTT với Liên bang Thụy Sỹ (2000); Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ (2001); Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học - nghệ thuật (2004); Công ước Genever về bảo hộ nhà sản xuất bản ghi âm (2005)… Cácđiều ước quốc tế này đã tạo ra một hành lang pháp lý vững chắc, an toàn trong lĩnh vực bảo hộ Quyền tác giả ở Việt Nam phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế.

Trong các Điều ước quốc tế trên thì Công ước Berne là tiêu biểu nhất. Các quốc gia tham gia Công ước Berne công nhận Quyền tác giả của tác phẩm xuất bản tại quốc gia thành viên khác trên lãnh thổ nước mình. Công ước Berne quy định Quyền tác giả là quyền suốt đời cộng thêm tối thiểu 50 năm sau khi tác giả qua đời. Tuy nhiên các quốc gia tham gia Công ước Berne có thể được phép nâng thời hạn

hưởng quyền tác giả tới 70 năm sau khi tác giả qua đời hoặc đối với các tác phẩm là công trình của một quốc gia thì thời hạn tác quyền là 90 năm sau lần xuất bản đầu tiên. Việt Nam chính thức gia nhập Công ước Berne ngày 26/7/2004.

Trong hoạt động TT-TV, quyền khai thác, sử dụng tác phẩm vì mục đích giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học mà không nhằm mục đích thu lợi nhuận thì được pháp luật thừa nhận. Một thực tế hiện nay cho thấy ở hầu hết các thư viện, đặc biệt là các thư viện đại học và các thư viện lớn như Thư viện Quốc gia thì việc sao chụp, in ấn, scan hay photo tài liệu vẫn diễn ra một cách thường xuyên và phổ biến.

Ở nước ta hiện nay, vấn đề Bản quyền và Quyền tác giả còn chưa được coi trọng. Đặc biệt trong các thư viện đại học, Quyền sở hữu trí tuệ, Quyền tác giả thường xuyên bị xâm phạm. Sinh viên trong thời đại mới đã được trao thêm rất nhiều trọng trách – trọng trách của vai trò là “công dân toàn cầu”. Đây một khái niệm tương đối mới ở Việt Nam. Nhưng sinh viên Việt Nam hiện nay đã chuẩn bị gì cho điều đó? Chính sách giáo dục đại học Việt Nam hiện nay đã trang bị gì cho họ để hội nhập toàn cầu? Trong rất nhiều kiến thức và kỹ năng cần thiết phải có của một công dân toàn cầu, thì kiến thức về bản quyền, bảo hộ sở hữu trí tuệ là “vốn”không thể thiếu khi một người tham gia bất kỳ một hoạt động kinh tế - xã hội - văn hóa hội nhập nào. Do đó, được giáo dục, được đào tạo và nâng cao nhận thức về bản quyền tác giả, sở hữu trí tuệ là quyền và cũng là nhu cầu của người học trong thời đại hiện nay. Điều này cũng đang trở thành một phần trong chiến lược các chương trình giáo dục và nâng cao nhận thức của công chúng được toàn thế giới quan tâm.

Họ khó có thể đáp ứng được các yêu cầu của công việc trong môi trường hội nhập khi họ không được trang bị những kiến thức và kỹ năng cơ bản về sở hữu trí tuệ.

Hiện nay do rất ít các trường đại học Việt Nam có môn giảng dạy về sở hữu trí tuệ cho sinh viên, nên đại đa số sinh viên hiểu rất mơ hồ về bản quyền và sở hữu trí tuệ. Do đó việc vi phạm bản quyền, luật sở hữu trí tuệ vẫn diễn ra thường xuyên ở hầu hết các trường đại học Việt Nam. Hiện tượng sao chép tài liệu ngày

càng tăng. Sinh viên có thể dễ dàng mua những cuốn tài liệu photo – sản phẩm sao chụp từ một tài liệu khác ở các hàng photocopy. Ý thức sự hiểu biết của sinh viên còn hạn chế về sở hữu trí tuệ nói chung và bản quyền tác giả nói riêng dẫn đến khai thác, sử dụng tùy tiện. Sinh viên ĐHYTCC về cơ bản có hiểu biết về bản quyền và sở hữu trí tuệ (85,3%) song tỷ lệ thực hiện theo quy định bản quyền – sở hữu trí tuệ khi sử dụng thông tin tìm được nói chung chưa cao. Thực tế này có thể lí giải vì sinh viên có biết đến quy định về bản quyền, về sở hữu trí tuệ, nhưng chưa biết cách áp dụng cụ thể từng trường hợp vào thực tế nên các em đã không thực hiện theo quy định.

Dưới đây là bảng thống kê sự hiểu biết của sinh viên ĐHYTCC về bản quyền – sở hữu trí tuệ và mức độ thực hiện như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển kiến thức thông tin cho sinh viên Trường Đài học Y tế công cộng (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)