- Phần lớn sinh viên chưa nhận thức và đánh giá đúng tầm quan trọng
Phần II Nội dung
1.2. Các lý thuyết
1.2.1.- Thuyết hành động xã hội
Theo Marx Weber, hành động xã hội như là hành vi của con người khi một tác nhân hay những tác nhân coi nó như là có ý nghĩa một cách khách quan.Ơng nhấn mạnh đến động cơ thúc đẩy trong ký ức của chủ thể là nguyên nhân của hành động.Theo ông “ Hành động xã hội là hành vi có định hướng ý nghĩa theo thái độ của những người khác”.Hành động xã hội cũng có thể được xác định: loại hợp mục đích, loại hợp giá trị thơng qua niềm tin có ý thức vào giá trị tự thân bắt buộc của một sự việc nhất định và độc lập với kết quả), loại cảm xúc, loại truyền thống (Max Weber,1980,12).
Theo lý thuyết hành động xã hội, bao giờ cũng có sự tham gia của các yếu tố ý thức với mức độ khác nhau. Đó là sự định hướng mục đích hay cịn gọi là “tâm thế xã hội của cá nhân”.Người ta thường nhầm lẫn khi xem xét dấu hiệu xã hội của hành động thông qua hệ quả khách quan của hành động đó.
Hành động xã hội là một bộ phận cấu thành trong hành động hoạt động sống của cá nhân hay các cá nhân hành động chính là để thực hiện những hoạt động sống của mình. Hành động xã hội ln gắn với tính tích cực của cá nhân.Tính này cịn bị quy định bởi hàng loạt các yếu tố như: nhu cầu lợi ích, định hướng giá trị…của chủ thể hành động mà trước đó các cá nhân trải qua q trình nhận thức. Đó là phương thức tồn tại của chủ thể.
Theo Parson, mọi hành động đều có thể được miêu tả bằng ba giá trị cơ bản: thứ nhất thực tế của tình huống; thứ hai những nhu cầu của chủ thể
hành động và thứ ba là sự đánh giá tình hướng của chủ thể hành động ln có xu hướng cân bằng những nhu cầu của cá nhân của mình với những địi hỏi xã hội. Ơng cũng thừa nhận thấy rằng có thể có những xung đột giữa nhu cầu của chủ thể hành động và khuôn mẫu cần thiết cho sự định hướng nhằm duy trì hệ thống, song ơng lại cho rằng các chủ thể hành động sẵn sàng tìm cách dung hồ để luôn giữ lại hệ thống cân bằng. Parson cũng cho rằng, các hành động xã hội bị điều chính bởi hệ thống biểu trưng đó có thể là các cử chỉ, lời nói của chúng ta hay các giá trị xã hội được thừa nhận. Chúng ta căn cứ vào hệ giá trị chuẩn mực chính thống của xã hội và các cơ chế điều chỉnh khác mà chúng ta tiếp nhận một cách chủ quan. Nhận định tình hướng để hành động hay khơng hành động. Nhận định chủ quan của mỗi cá nhân khi hành động có thể có những mức độ phù hợp khác nhau so với hoàn cảnh thực tế.
Về các yếu tố quy định hành động cũng như các yếu tố của hành động lý thuyết này cho rằng:
- Các đặc điểm cơ thể của con người quy định nhận thức và hành vi của con người.
- Q trình xã hội hố của cả đời người quy định hành động xã hội của mỗi cá nhân. Mỗi giai đoạn của q trình này có những đặc trưng khác nhau quy định hành động khác nhau của họ. ở những điểm này họ có chung quan điểm với lý thuyết đồng cảm.
Đề tài vận dụng lý thuyết hành động xã hội để lý giải những động cơ nào, những yếu tố tác động khiến sinh viên tìm hiểu về sức khoẻ sinh sản và hiểu được rằng nhận thức sẽ quyết định hành vi.
1.2.2.Lý thuyết xã hội học về giới.
Bộ môn giới phân chia xã hội lồi người thành hai giới tính khác nhau đó là nam và nữ, sự phân chia đó dựa trên cơ sở sinh học và xã hội. Cơ
sở sinh học quy định những khác biệt về sinh học mà chúng ta gọi là giới tính (sex).Sự khác biệt giới tính giữa nam và nữ chủ yếu liên quan đến sinh sản và chúng là bất biến. Giới tính hay cịn gọi là “giống” là tiến đề sinh học cho những khác biệt giữa nam và nữ gọi là giới ( gender).Giới là thuật ngữ chỉ vai trò xã hội, hành vi ứng xử xã hội là những mong đợi có liên quan đến nam và nữ. Giới không chỉ đề cấp đến nam và nữ, mà còn đề cập đến mối quan hệ giữa nam và nữ, trong mối quan hệ đó, có sự phân biệt về vai trò trách nhiệm,hành vi và sự mong đợi mà xã hội quy định cho mỗi giới. Giới là sản phẩm của xã hội, hành vi của nam hay nữ là kết quả của q trình xã hội hố do học mà có, và giới khơng phải là bất biến như giới tính mà nó biến đổi theo thời gian. Chính vì vậy, nói đến giới là nói đến điều kiện xã hội quy định vị trí, hành vi xã hội của mỗi cá nhân trong một hoàn cảnh cụ thể.Quan hệ giới sẽ thay đổi khi những cái quy định đó thay đổi. Nhìn nhận sức khoẻ sinh sản theo quan điểm giới có nghĩa là đặt nó trong mối quan hệ xã hội giữa nam và nữ. Xét về mặt sinh học do sự khác biệt về chức năng sinh sản giữa nam và nữ và vai trị của họ trong q trình sinh sản là khác nhau.
Sử dụng lý thuyết xã hội học về giới để phân tích sự khác biệt đặc thù giữa nam và nữ có liên quan đến việc thực hiện hành vi của mỗi cá nhân trong mỗi giới.Sự quy định về mặt sinh học và xã hội. Những quy định của chuẩn mực xã hội hay những quan niệm của cộng động xã hội có ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến hành vi của mỗi cá nhân trong xã hội.
1.2.3. Thuyết về sức khoẻ.
Talcott Pasons thường được coi là người đại diện chính của thuyết chức năng cấu trúc. Ơng là người có nhiều đóng góp cho sự phát triển của xã hội học, đặc biệt là xã hội học y tế. Ông đã đặt cơ sở nền tảng cho việc hình thành khảo cứu xã hội về sức khoẻ.
Theo quan điểm của Parsons thì con người có thể “ lựa chọn” để ốm ( People can “choose” to be sick) và coi bệnh tật như một vai trò xã hội. ở đây, ông đã phát triển quan điểm chức năng trong xã hội học y tế khi đưa ra khái niệm “ vai trò bệnh ” ( Sick role). Ông cho rằng “ bệnh ” là một hình thức lệch chuẩn xã hội, bởi vì xã hội khơng muốn có người ốm yếu, và do đó xã hội có trách nhiệm cứu chữa người bị ốm. Mặt trái của “ vai trò bệnh” là ở chỗ, nếu một người nào đó có giấy chứng nhận của bác sĩ là là bị ốm đau sẽ được miễn giảm nhiều nghĩa vụ xã hội, trong khi chưa chắc chắn người đó có bệnh thực sự. Chức năng của y tế là kiểm sốt hành vi đúng đắn, xã hội gọi đó là lương tâm thầy thuốc. Tất nhiên ở đây có cả trình độ nghề nghiệp.
1.2.3.Thuyết lựa chọn hợp lý
Định hướng chọn lựa hợp lý của Coleman rõ ràng trong ý tưởng cơ bản của ơng rằng " hành động có múc đích của cá nhân hướng tới một mục tiêu; mục tiêu đó ( và do đó cả hành động) định hình bởi các giá trị hay các sở thích".
Một nền tảng tối thiểu đối với một hệ thống xã hội là hai chủ thể , mỗi chủ thể kiểm soát các tiềm năng về mối quan tâm của chủ thể kia. Chính mối quan tâm của từng chủ thể tới các tiềm năng dưới sự kiểm soát của chủ thể còn lại dẫn tới việc cả hai, với tư cách là các chủ thể có mục đích, thực hiện các hành động bao gồm...một hệ thống hành động...Chính cấu trúc này, cùng sự kiện rằng các actor có tính mục đích, mỗi chủ thể có mục tiêu để tối đa hố nhận thức về các quan tâm của anh ta đã đưa tới sự phụ thuộc lẫn nhau, hay đặc tính hệ thống, cho các hành động của họ ( Coleman)
1.2.4.Thuyết tương tác biểu trưng.
Trong nghiên cứu về lý thuyết tương tương biểu trưng còn phải kể đến nhà xã hội học người Mỹ George Herbert Mead. Một trong những luận điểm
trung tâm của lý thuyết tương tác biểu trưng theo Mead là quan điểm cho rằng các cá nhân trong quá trình tương tác qua lại với nhau không phản ứng đối với hành động trực tiếp của người khác mà thơng qua một hình thức khác như cử chỉ hành động, đồ vật để đáp trả và đó là các biểu trưng. Để có thể hiểu được ý nghĩa của các biểu trưng của người khác, chúng ta phải nhập vào vai của người đó tức là đặt mình vào vị trí của họ. Chỉ khi đó chúng ta mới hiểu được hết ý nghĩa của những biểu trưng. Mead coi khả năng của con người đặt mình vào vị trí, vai trị của đối tác và nhìn nhận mình như một đối tác hành động là cơ chế quan trọng trong sự tương tác của họ đối với môi trường xã hội xung quanh.