Các biện pháp tránh thai và nạo phá thai.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan niệm của sinh viên về vai trò giới trong chăm sóc sức khỏe sinh sản (Trang 52 - 67)

Theo số liệu điều tra của tổ chức ESCap (2001) thì tỷ lệ thụ thai ở nhóm tuổi VTN của Việt nam chiếm tới 22%. Và có từ 15 đến 20% trẻ VTN tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội cho biết đã có quan hệ tình dục trước hơn nhân dẫn đến hậu quả có thai ngồi ý muốn và phải nạo phá thai. Trong cả nước có khoảng 15% trẻ do các bà mẹ tuổi dưới 19 sinh ra và 30% cuộc nạo hút thai xảy ra với các em gái chưa có chồng.

Theo Lê Ngọc Lân trong nghiên cứu: “Vai trò giới trong nhận thức và

chăm sóc sức khoẻ sinh sản” thì hiểu biết về các biện pháp tránh thai là khá cao do tác động của việc tuyên truyền kế hoạch hố gia đình kéo dài trong nhiều năm..Kết quả cho thấy khơng có sự chênh lệch nhiều giữa nơng thơn và thành thị trong việc nhận biết các BPTT thông thường ( 72,3% so với 70,2% số người biết đến thuốc viên ngừa thai và 73,2% so với 74,7% biết đến vịng tránh thai), và khơng có sự khác biệt nhiều giữa các nhóm nghề nghiệp về vấn đề này. Phụ nữ nhìn chung có hiểu biết cao hơn đang kể so với nam giới về BPTT như thuốc ngừa thai, vòng tránh thai ( với tỷ lệ là 80,2% và 90,1% so với 67,4% và 65,7%).Nam giới hiểu biết về các biện pháp như bao cao su so với 91,1% ở nữ giới. Đáng chú ý là tỷ lệ nam giới coi nạo hút thai là một BPTT cao hơn 10 lần so với nữ ( 10,9% so với 0,7%).Nhìn chung, những BPTT được coi là quen thuộc với giới nào thì giới đó có tỷ lệ lựa chọn về loại BPTT ấy.

Đối với nhóm nam thanh niên ( TN) tình hình cũng tương tự. Nghĩa là, nam thanh niên có hiểu biết nhiều hơn về một số BPTT thông thường như thuốc viên và bao cao su ( chiếm tỷ lệ từ 74,2% đến 94,6% ý kiến trả lời). Nam thanh niên thành thị có hiểu biết cao hơn nam thanh niên nông thôn ở hầu hết các BPTT nhưng sự khác biệt lớn nhất liên quan đến các loại thuốc viên và tiêm cấy tránh thai.

Bảng 3: Hiểu biết về các BPTT của nam thanh niên chia theo khu vực ( Tỷ lệ %) Khu vực Các biện pháp tránh thai Thuốc tiêm Viên ngừa khẩn cấp Vòng tránh thai Bao cao su Thuốc viên Thuốc cấy tránh thai Triệt sản Thuốc dân tộc Biện pháp tự nhiên Nạo hút thai Không biết Thành thị 2,3 4,7 47,7 95,3 87,2 4,7 32,6 2,3 19,8 17,4 - Nông thôn 4,2 0,9 39,9 94,4 69,0 - 14,6 - 6,6 8,9 4,2 Chung 3,7 2,0 42,1 94,6 74,2 1,3 19,7 0,7 10,4 11,4 3,0

(Nguồn: theo Lê Ngọc Lân trong nghiên cứu “Vai trò giới trong nhận thức và chăm sóc sức khoẻ sinh sản” )

Kết quả cho thấy có 11,4% nam thanh niên cho rằng nạo hút thai cũng

là BPTT và tập trung ở nhóm thanh niên có học vấn thấp, khơng có việc làm trong khi ở các nhóm thanh niên khác ít có sự nhầm lẫn hơn ( 10,8% ở nhóm nam là học sinh).

Trong nghiên cứu: “ Gia đình trong giáo dục sức khoẻ sinh sản vị

thành niên” của tác giả Nguyễn Linh Khiếu thì hiểu biết của vị thành niên về

các biện pháp tránh thai và việc sử dụng chúng là một trong những yếu tố hết sức quan trọng và cần thiết nhằm làm giảm đáng kể tỷ lệ vị thành niên có thai ngồi ý muốn.

Biện pháp tránh thai Nam Nữ Nội thành Ngoại thành Thuốc tránh thai 7 0,27 8 1,1 80, 0 72,0 Đặt vòng 8 5,1 6 9,8 84, 0 70,0 Triệt sản 4 0,4 3 7,7 42, 0 36,0 Tính vịng kinh 1 2,8 3 2,1 24, 0 22,0 Thuốc tiêm 1 9,1 1 1,3 16, 0 14,0 Bao cao su 9 5,7 8 6,8 96, 0 86,0

Xuất tinh ngoài âm đạo 1 2,8 1 1,3 12, 0 12,0

( Nguồn: Theo“ Gia đình trong giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên” của tác giả Nguyễn Linh Khiếu).

Theo số liệu điều tra cho thấy có 3 BPTT được vị thành niên biết đến nhiều nhất là bao cao su, đặt vòng và thuốc tránh thai, với các tỷ lệ tương ứng của nữ và nam vị thành niên như sau: 86,8%, 69,8%, 81,1% và 95,7%,85,15,70,27%. Và dường như các em nam lại tỏ ra am hiểu nhiều hơn các em nữ về những BPTT hiện đại này. Nhưng số các em nữ hiểu biết về BPTT truyền thống tính vịng kinh của phái mình thì hơn hẳn VTN nam,

32,15 so với 12,8%. Có khoảng trên 1/3 vị thành niên xem triệt sản như là một BPTT. Hai BPTT ít được các em nhắc đến nhất là tiêm thuốc và xuất tinh ngoài âm đạo, chỉ chiếm 19,1% và 12,8% đối với các em nam; và cùng một tỷ lệ 11,3% đối với các em nữ.

Nhìn chung, thanh niên hiện nay họ có hiểu biết khá tốt về các biện pháp tránh thai.Và sinh viên là đối tượng có mơi trường thuận lợi trong việc tiếp thu các kiến thức về chăm sóc sức khoẻ sinh sản nói chung và về các biện pháp tránh thai nói riêng. Hiểu biết về các biện pháp tránh thai và việc sử dụng chúng là một trong những yếu tố hết sức quan trọng và cần thiết nhằm làm giảm đáng kể tỷ lệ có thai ngồi ý muốn.

Nhưng từ việc hiểu biết về các BPTT đến việc sử dụng chúng lại là một vấn đề không đơn giản, bởi vì thực tế cho thấy khơng phải tất cả những thanh niên muốn tránh thai và tránh bệnh lây truyền qua đường tình dục đều dùng những BPTT.Theo báo cáo của tổ chức ESCAP, năm 2001 thì “ hiểu biết về các BPTT trong VTN đã lập gia đình ở Lào, Mơng Cổ, Philipin và Việt Nam vào

khoảng 70%- 90%, nhưng tỷ lệ sử dụng các biện pháp đó chỉ vào khoảng 6,7% đến 23,5%.

Khi đến các khoa sản của các bệnh viện chúng ta sẽ thấy những gương mặt rất trẻ đến để nạo phá thai. Khi được hỏi các em rất tự nhiên trả lời các câu hỏi.

Có những em đã đến nạo phá thai đến lần thứ 2, lần thứ 3. Phần lớn các em nữ thường nhờ bạn nữ khác đưa đi, và một số người thì người yêu đưa đi.Người phụ nữ thường phải chịu đau đớn về thể chất và tinh thần.Vì mặc cảm, xấu hổ mà sau khi nạo phá thai họ thường trở lại công việc học hành ngay mà khơng được chăm sóc sức khoẻ tốt nhất.Bạn trai cũng khơng biết cách chăm sóc bạn gái sau khi nạo phá thai.

Tại hội thảo: “Sinh viên với kiến thức, kỹ năng sống về sức khoẻ sinh sản”, các đại diện đến từ 4 trường đại học cho rằng, nhiều bạn trẻ hiện còn “

lơ mơ” về quan hệ tình dục, giới tính nên dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Một hệ quả tất yếu là thiếu kiến thức về giới tính, cũng như khơng có kỹ năng, hiểu biết về quan hệ tình dục an tồn, nhiều bạn trẻ đã phải lén lút đi phá thai. Đề cập đến nguyên nhân quan hệ tình dục trước hơn nhân, nạo phá thai khơng an tồn, các bạn sinh viên cũng cho rằng quan điểm sống của giới trẻ ngày nay thoáng hơn trước, nên cũng “ dễ cho, dễ nhận” hơn. Và cách hiệu quả nhất để là tuyên truyền để từng bạn trẻ nắm được kiến thức về sức khoẻ sinh viên. Điều đó cũng đồng nghĩa cho việc các bạn tự bảo vệ mình. Nếu

H: Thai được mấy tháng rồi em? TL: Được ba tháng rồi chị.

H: Sao em không để sinh?

TL: Em đang học, em học năm cuối rồi, bọn em chưa cưới năm nay được.

quan hệ tình dục bừa bãi, khơng sử dụng bao cao su, sẽ dẫn đến mang thai ngoài ý muốn. Nghiêm trọng hơn, có thể bị mắc các bệnh như: HIV/AIDS, lậu, giang mai, nhiễm nấm, mụn rộp sinh dục, viêm âm hộ - âm đạo, viêm quy đầu…

Trong trường hợp các bạn nữ có thai ngồi ý muốn, lén lút đi phá thai ở những cơ sở không đảm bảo chất lượng, có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Nếu phá thai nhiều lần, sau này dễ bị vô sinh và viêm nhiễm bộ phận sinh dục.

Theo ông Ngô Khang Cường – Vụ trưởng vụ truyền thông – Tổng cục Dân số Kế hoạch hố Gia đình cho rằng quan hệ sinh dục ở sinh viên là bình thường nhưng phải hiểu biết và có biện pháp an tồn. Tốt nhất là nên dùng bao cao su để tránh có thai ngồi ý muốn và lây các bệnh qua đường tình dục. Hiện nay kỹ năng sống của sinh viên cịn chưa cao. Ơng Cường lấy ví dụ đơn giản, nhiều bạn nữ không biết cách giảm bớt ham muốn của người yêu trong những trường hợp bị địi hỏi, vì vậy hậu quả sau đó là khó tránh khỏi.

Theo kết quả điều tra tại bốn trường đại học lớn của Hà nội như ĐH Bách Khoa, ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Văn hố và Phân viện báo chí tuyên truyền (8/2002) cho thấy 25% số sinh viên được hỏi tán thành việc có QHTD trước hơn nhân trong đó nam giới là 42,7% và nữ giới là 10,7%. Và tỷ lệ những sinh viên không sử dụng bất cứ biện pháp tránh thai nào là 11,1% hay sử dụng một số biện pháp thiếu an tồn như tính chu kỳ kinh nguyệt là 34,3% và xuất tinh ngoài âm đạo là 25,7%.

Các chuyên gia trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ sinh sản đã cảnh báo rõ về nguy cơ của việc QHTD khơng an tồn như: Viêm nhiễm đường sinh dục, mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, có thai ngồi ý muốn. Một điều tất yếu là nếu muốn tiếp tục quá trình học tập tại trường thì các sinh viên nữ buộc phải chấp nhận nạo phá thai.

Hiện nay tỷ lệ nạo phá thai có xu hướng tăng lên ở các bạn trẻ trong giới học sinh, sinh viên đặc biệt là những bạn chưa lập gia đình.Những phụ nữ này ngồi việc phải chịu những hậu quả về thể chất và tinh thần do nạo phá thai, việc chăm sóc sau nạo phá thai của họ cũng không được quan tâm đúng mức.

Bản thân nạo phá thai đã là một biện pháp bất đắc dĩ. Nhưng vấn đề là khơng phải nữ sinh viên nào cũng tìm đến những cơ sở y tế đảm bảo của Nhà nước. Hậu quả của nạo phá thai khơng an tồn cũng như các viêm nhiễm, các bệnh lây truyền rất nguy hiểm bởi nó gây vơ sinh, ung thư thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Sự ân hận dằn vặt về tâm lý cũng là những điều thường xảy ra đối với các bạn nữ sau mỗi lần nạo hút thai. Những điều này sẽ dẫn đến những ảnh hưởng khơng tốt, trước mắt đối với q trình học tập tiếp theo cũng như cuộc sống và hạnh phúc gia đình sau này. Lo sợ khơng có con hay vơ sinh là nỗi lo thường thấy trong đầu các em. Lúc này, điều mà các em mong muốn là được chăm sóc đầy đủ về mọi mặt, nhưng với hồn cảnh của mình, các em khơng thể nói hoặc chia sẻ với tất cả mọi người. Các em phải cố gắng về tinh thần. Và chính sự chăm sóc trong im lặng có thể làm gia tăng những hậu quả về tâm lý trong tương lai…

Những bạn gái này còn thiếu sự hỗ trợ của gia đình và người thân: Ngồi những khó khăn về tinh thần và thể chất sau nạo phá thai, các bạn gái sống một mình khơng có điều kiện trang trải cho các chi phí thuốc men ăn uống để bồi bổ sức khoẻ sau nạo phá thai. Bởi phải làm như khơng có gì xảy ra, nên mọi sự tìm kiếm trợ giúp ln phải che đậy dưới những lý do hình thức khác nhau và khiến các bạn gái không nhận được sự hỗ trợ tích cực của gia đình và người thân trong chăm sóc bản thân. Do sống một mình, họ khơng

có ai để chia sẻ, động viên. Đó là chưa kể đến tâm trạng bất an lo lắng bị bạn trai bỏ rơi.

Với những bạn sống cùng gia đình, tuy có thuận lợi hơn, nhưng những quan tâm chăm sóc của người thân thường diễn ra tự nhiên như khi bị ốm chứ khơng phải là chăm sóc sau nạo phá thai, bởi các bạn đều cho đó là bí mật nên che giấu điều đó. Như vậy dù có sống cùng gia đình thì các bạn gái này cũng không được chia sẻ và giải toả những vấn đề tâm lý, vẫn thiếu thốn những hỗ trợ đặc biệt, những lời khuyên, tư vấn liên quan đến chăm sóc sức khoẻ sau nạo phá thai.

2.Thái độ của sinh viên về các biện pháp tránh thai và nạo phá thai

Thái độ của sinh viên về các biện pháp tránh thái

Sinh viên hiện nay đã được tiếp nhận thông tin về các biện pháp tránh thai qua nhiều kênh truyền thơng đại chúng, vì vậy họ đã có những hiểu biết nhất định về các biện pháp tránh thai. Hiện nay, các công cụ ngừa thai được bán rất phổ biến và đa dạng như bao cao su, thuốc tránh thai… nhưng trên thực tế vẫn còn một số lượng lớn các sinh viên vẫn có thai ngồi ý muốn và dẫn đến tình trạng nạo phá thai khơng an tồn. Một phần là do quan niệm của các em về các biện pháp tránh thai.

Biểu 5: Thái độ của sinh viên về biện pháp tránh thai. ( tỷ lệ %)

Nhận định Nữ Nam Tổng

Hỏi về bao cao su là khó khăn vì nó khiến người khác nghĩ là bạn sắp sửa có quan hệ tình dục

Biết nhiều về bao cao su là biểu hiện

của việc quan tâm đến chính mình. 54,2 45,8 100 Người phụ nữ có thể làm bạn trai

khơng hài lịng nếu cương quyết bắt anh ta dùng bao cao su trong quan hệ tình dục

50 50 100

Sử dụng bao cao su chứng tỏ bạn

không tin tưởng bạn tình 26,3 73,7 100

Bao cao su chỉ thích hợp với tình dục ngẫu nhiên ( không gắn với quan hệ lâu dài) hoặc với gái mại dâm.

44,1 55,9 100

Kết quả trên cho thấy giữa sinh viên nam và nữ sinh viên có thái độ khác nhau về biện pháp tránh thai cụ thể là bao cao su. Với nhận định sử dụng

bao cao su chứng tỏ bạn không tin tưởng bạn tình có sự khác nhau rõ rệt giữa

sinh viên nam và sinh viên nữ. Với tỷ lệ 73,7 nam sinh viên đồng ý và 26,3% nữ sinh viên. Như vậy, có thể thấy nam sinh viên có thái độ coi việc sử dụng bao cao su là hành động tỏ ra khơng tin tưởng bạn tình của mình. Có thể đây cũng là lý do và cơ hội cho việc lây lan các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và hiện tượng mang thai ngoài ý muốn ngày càng tăng ở sinh viên. Có thể thấy nam giới thường ích kỷ hơn khi không chia sẻ trách nhiệm bảo vệ bạn tình của mình tránh khỏi các bệnh lây truyền qua đường tình dục và mang thai ngoài ý muốn, họ có những lợi thế về giới như không mang thai và bộ phận sinh dục nam ít nguy cơ mắc một số bệnh phụ khoa như nấm âm đạo...và họ coi sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục với bạn tình đặc biệt là người yêu của mình, và cho rằng đó là hành động khơng tin tưởng bạn tình. Đó cũng là lý do có sự khác biệt về nhận định giữa hai giới bao cao su chỉ thích hợp với tình dục ngầu nhiên ( khơng gắn với quan hệ lâu dài) hoặc

với gái mại dâm, với tỷ lệ 44,1% nữ sinh viên đồng ý và 55,9% nam sinh viên

đồng ý.

Hiện nay sinh viên chưa ý thức rõ được tầm quan trọng của việc bảo vệ sức khoẻ cho mình và cho bạn tình của mình, thể hiện ở nhận định Hỏi về bao cao su là khó khăn vì nó khiến người khác nghĩ là bạn sắp sửa có quan hệ tình dục với tỷ lệ 55,2% nam sinh viên đồng ý và 44,8% nữ sinh viên đồng ý. Các bạn sinh viên vẫn còn e ngại khi hỏi về các biện pháp tránh thai hoặc không chủ động trong việc hỏi về các vấn đề có liên quan đến tình dục vì họ sợ người khác nghĩ khơng tốt về mình. Ngồi việc tự tìm hiểu họ thường

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan niệm của sinh viên về vai trò giới trong chăm sóc sức khỏe sinh sản (Trang 52 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)