Các quốc gia duy trì trung lập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự chuyển biến trong chính sách trung lập của một số nước châu âu sau chiến tranh lạn (Trang 47 - 54)

5. Cấu trúc luận văn

2.2. Các quốc gia trung lập thời kì chiến tranh lạnh

2.2.1 Các quốc gia duy trì trung lập

2.2.1.1 Thụy Điển

Chính sách trung lập đã trở thành đặc điểm chính của chính sách ngoại giao của Thụy Điển trong thế kỷ 20. Tình hình thế giới đã cĩ những tác

động sâu sắc tới việc duy trí đường lối ngoại giao của Thụy Điển. Giai đoạn từ năm 1945 đến hết Chiến tranh Lạnh, đặc biệt là sau chiến tranh thế giới thứ hai, Châu Âu bị chia thành hai khối quân sự và hai hệ tư tưởng đối lập nhau. Một Tây Âu dưới ảnh hưởng của Mỹ và một Đơng Âu dưới ảnh hưởng của Liên Xơ. Thụy Điển, một quốc gia ở rất gần siêu cường Liên Xơ, tiếp tục xa lánh những cam kết chính trị, quân sự đối với bất kỳ khối nào, và thi hành chính sách trung

lập. Các nhà hoạch định chính sách Thụy Điển cho rằng thi hành chính sách trung lập nhằm hai mục đìch: một để tránh nằm dưới ảnh hưởng của siêu cường gần đĩ (Liên Xơ cũ) và mặt khác tránh trở thành cứ điểm đe dọa của siêu cường kia (Mỹ). Suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh, chính sách trung lập của Thụy Điển được thực thi với phương châm "khơng tham gia vào các liên minh trong thời bính để trung lập trong thời chiến", cộng với một nền phịng thủ mạnh mẽ.

Bên cạnh đĩ là nhân tố xuất phát từ bối cảnh trong nước, sự thành cơng của chính sách trung lập qua hai cuộc chiến tranh thế giới khiến đa số người dân đều muốn tiếp tục đi theo đường lối này. Và hầu hết các đảng phải chính trị cũng ủng hộ nĩ. Điều này gần như đã trở thành một học thuyết nhận được sự ủng hộ áp đảo trong nước, trong đĩ nhấn mạnh: là một nước nhỏ cần độc lập với các cường quốc và đồn kết với thế giới thứ ba.

Để cĩ thể duy trí được một chính sách trung lập trong thời gian dài với nhiều biến động như vậy, Thụy Điển chủ trương nền tảng chính sách ngoại giao là một nền quốc phịng mạnh nhằm duy trí được vị trí trung lập đồng thời

đĩng gĩp tìch cực cho sự ổn định và an ninh trong khu vực Châu Âu cũng như trên thế giới. Duy trì nền cơng nghiệp quốc phịng ở nhiều mặt cho phép quốc gia này khơng phải dựa vào sự cung cấp vũ khì từ các quốc gia khác. Theo John Logue, sức mạnh quân sự của Thụy Điển phải khiến bất kì một cuộc tấn cơng nào vào nước này cũng vượt xa khỏi chi phí tiềm năng của bất kì kẻ thù nào.34

Trong thế kỉ đầu sau chiến tranh thế giới thứ II đến hết thời kì Chiến tranh Lạnh, đã cĩ những báo cáo cho rằng Chính phủ Thụy Điển lo ngại về việc khả năng trung lập của mình thất bại và nước này sẽ bị Liên Xơ tấn cơng35

. Chính vì

34

Ed Regnier, Neutrality within the EU: challenging the Swedish identity www.lehigh.edu/~incntr/publications/.../regnier.pdf

vậy mà mục tiêu của nước này là phải xây dựng được một lực lượng quân sự cho phép tự bảo vệ mính cho đến khi cĩ sự giúp đỡ từ các cường quốc phương Tây. Kể từ đĩ, nền trung lập dựa trên quân đội mạnh đã được chấp nhận rộng rãi tại Thụy Điển bất chấp việc cung cấp trang thiết bị cho quân đội tạo nên gánh nặng lớn cho ngân sách của nước này.

Trong lịch sử, đường lối này đã luơn đi liền với một lực lượng quân sự lớn. Tuy nhiên, chính sách kinh tế với phúc lợi xã hội cao đã trở thành thách thức lớn đối với việc thực hiện chính sách ngoại giao này. Mặc dù phúc lợi xã hội cung cấp cho cơng dân những dịch vụ xã hội rộng rãi và khá thành cơng trong việc giảm khoảng cách chênh lệch giữa các tầng lớp trong xã hội. Thêm vào đĩ những tác động từ tồn cầu hịa, với tỉ lệ sinh thấp và sự gia tăng người nhập cư khiến cho việc giảm thuế để hỗ trợ tăng dân số đã khơng thực hiện được. Với những gánh nặng như vậy, rõ ràng là nhà nước phúc lợi sẽ gặp nhiều khĩ khăn hơn để cĩ thể duy trì một cách thành cơng. Gánh nặng này được cho là do vị trì địa lý và dân số của Thụy Điển. Nhìn chung, dân số ít trên một vùng rộng lớn sẽ gây ra nhiều khĩ khăn hơn trong việc quốc phịng. Mật độ dân số thấp nhất tại Châu Âu. Một quốc gia với chiều dài lớn yêu cầu một nền quốc phịng tiên tiến cĩ thể bao quát trên diện rộng đặc biệt là khu vực ìt người ở phía bắc.

Duy trì chính sách trung lập khơng cĩ nghĩa là Thụy Điển thờ ơ với thế giới. Ngược lại, Thụy Điển luơn thể hiện mình là một quốc gia tích cực trong

các vấn đề quốc tế. Tính chất trung lập của Thụy Điển chưa bao giờ ghi trong

Hiến pháp. Điều đĩ nhiều lúc lại là một lợi thế cho phép Thụy Điển đĩng một vai trị độc lập; chình sách này được thể hiện rõ nét khi Chính phủ do Đảng Xã hội - Dân chủ nắm quyền: chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chỉ trích các nước lớn can thiệp vào các nước nhỏ - như trường hợp Mỹ can thiệp vào Việt

Nam, Liên Xơ can thiệp vào Afghanistan, dành viện trợ cho các nước nghèo vơ tư, hào phĩng, khơng kèm điều kiện chính trị.

Trong giai đoạn từ năm 1945 đến khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, những cam kết của Thụy Điển với Liên Hợp Quốc đã và đang là hịn đá tảng trong chính sách ngoại giao của quốc gia này. Kể từ năm 1956, các đơn vị quân đội của Thụy Điển bắt đầu tham gia vào các hoạt động của lực lượng gìn giữ hịa bình Liên Hợp Quốc. Quốc gia này cũng tham gia tìch cực vào những đĩng gĩp cĩ ý nghĩa cho các quốc gia đang phát triển thơng qua viện trợ và hợp tác. Cổ vũ và tham gia tích cực vào các cuộc đàm phán về giải trừ quân bị và các nỗ lực nhằm tạo ra những luật lệ quốc tế mới về vũ khì. Một ví dụ điển hình khác là hội nghị mơi trường của Liên Hợp Quốc được tổ chức trên cơ sở sáng kiến của Thụy Điển. Ngồi ra, Thụy Điển cịn là thành viên của rất nhiều các hiệp định và tổ chức quốc tế như Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch (GATT), tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) v.v…Chình sách trung lập đã mang lại cho Thụy Điển những thuận lợi trong việc cơng khai bày tỏ quan điểm của mình về các tranh chấp quốc tế.

Tĩm lại, với chính sách nhạy bén, kịp thời, cĩ lúc tỏ ra thực dụng, Thụy Điển đã thành cơng trong việc duy trí mơi trường hồ bình ổn định để phát triển và đạt được sự phát triển cao, cĩ được vị trí và uy tín trên thế giới.

2.2.1.2 Ireland

Giống như Thụy Điển, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, trung lập trở thành chình sách cĩ được sự ủng hộ từ phìa người dân. Ireland tiếp tục duy trì

chính sách này trong thời kì Chiến tranh Lạnh. Chính sách trung lập của Ireland thời kì này được cho là cĩ phần thực dụng nhằm đảm bảo sự cân bằng giữa lợi ích của các bên, cùng các mối quan tâm chính trị trong nước,

quốc tế dưới sự chi phối của mối xung đột Mỹ-Liên Xơ. Nhiều nhà nghiên cứu

cho rằng, mặc dù tuyên bố trung lập song thời điểm này, Ireland thực chất đứng về các quốc gia phương Tây. Họ khơng tham gia hay cĩ hành động liên minh quân sự chống lại Đơng Âu, Liên Xơ hay chủ nghĩa cộng sản song lại luơn ủng hộ và cĩ phần tán đồng với Tây Âu và Ireland chỉ trung lập về mặt quân sự. Thời kì Chiến tranh Lạnh cũng là một thời điểm quan trọng với Ireland bởi vì khơng giống các quốc gia khác, 1948 Ireland mới tuyên bố mính độc lập lấy tên là Cộng hịa Ireland. Vì vậy, đường lối ngoại giao thời kì này cịn gắn với nhiệm vụ vơ cùng quan trọng là củng cố nền độc lập non trẻ. Theo nhà nghiên

cứu Paula A. Wylie, trong cuốn sách “Ireland And The Cold War: diplomacy and recognition, 1949-63” tạm dịch là “Ireland trong chiến tranh lạnh: ngoại giao và cơng nhận, 1949-63”, cho rằng sau năm 1945 nền ngoại giao của Ireland tập trung vào 4 nhiệm vụ chính: tuyên bố độc lập, giải quyết vấn đề giữa Anh, Bắc Ireland; củng cố nền ngoại giao trung lập về quân sự và kinh tế; chuyển đổi nền kinh tế từ bảo hộ sang tự do thương mại quốc tế và cuối cùng là tìm kiếm vị thế trên trường quốc tế.

Cĩ rất nhiều yếu tố chi phối tới việc hoạch định chính sách của Ireland. Quan trọng nhất phải kể tới là mối quan hệ với Anh, Mỹ và tầm ảnh hưởng của Giáo Hội Cơng giáo.

Giáo hội Cơng giáo chi phối rất lớn tới lịch sử của Ireland. Phần lớn người Ireland đều theo Cơng giáo. Tại đất nước này, Cơng giáo ảnh hưởng tới rất nhiều các vấn đề xã hội như ly hơn, phá thai, kiểm duyệt sách báo….Ngồi ra phần lớn Giáo Hội kiểm sốt các bệnh viện, trường học và cung cấp nhiều dịch vụ xã hội khác. Tại Ireland, nhà thờ cĩ thể điều chỉnh chính sách của chính phủ thơng qua việc tác động tới đại bộ phận ý kiến cơng dân. Điều này khiến cho giới lãnh đạo Ireland gặp phải nhiều khĩ khăn hơn khi đưa ra một chính

sách nếu khơng muốn tạo nên sự mâu thuẫn trong nội bộ quốc gia. Thời kì Chiến tranh Lạnh, giáo hội Cơng giáo ở Ireland theo chủ nghĩa chống cộng. Ví dụ như chình sách y tế về Bà mẹ và trẻ em những năm 1951, do sự phản đối từ phía nhà thờ, Bộ trưởng Noël Browne đã bị yêu cầu từ chức. Trong đĩ, những người Cơng giáo cho rằng chính sách y tế của chính phủ giống như một sự can thiệp “mang tình cộng sản” vào các gia đính. Điều này cho thấy tại Ireland mặc dù khơng đưa ra một chính sách hay phát biểu chính thức nào song cĩ thể thấy Ireland khơng ủng hộ Liên Xơ và chủ nghĩa cộng sản. Chình điều này đã khiến cho Liên Xơ luơn nghi ngờ sự trung lập của Ireland. Đơn cử từ việc gia nhập Liên Hợp Quốc, Ireland đã khơng thể là thành viên của tổ chức này do hai lần phủ quyết của Liên Xơ. Liên Xơ cho rằng Ireland sẽ đứng về phía Mỹ và các quốc gia Tây Âu. Sau này, Ireland gia nhập Liên Hợp Quốc vào năm 1955 dựa trên chủ trương các lực lượng quân sự tích cực và nhanh chĩng đĩng gĩp cho việc duy trì hịa bình trên thế giới. Trung lập được coi như sự bảo đảm cho quan điểm về lợi ìch và đạo đức trong vai trị này của Ireland. Ngồi ra, Ireland muốn gia nhập Liên Hợp Quốc cũng là một sự chứng tỏ lập trường khơng đứng về một phe nào trong Chiến tranh Lạnh

Mối quan hệ với Anh chi phối tới quyết sách của Ireland khơng chỉ bởi Anh là quốc gia lớn chung biên giới mà cịn vì sự phụ thuộc vào thương mại giữa hai quốc gia. Anh là bạn hàng truyền thống, là nhà cung cấp và thị trường tiêu thụ hàng hĩa chính của Ireland. Sự lệ thuộc của Ireland vào nền kinh tế Anh được thể hiện rõ qua bản Hiệp định Thương mại giữa hai quốc gia vào năm 1938. Sau khi chiến tranh thế giới thứ II kết thúc, nền kinh tế của Ireland gặp phải rất nhiều khĩ khăn do thời điểm năm 1947 là thời kì mà kinh tế Anh gặp nhiều suy thối. Sự thiếu hụt nguồn tiền đơ la để chi trả cho các hoạt động quân sự bên ngồi cùng với sự suy giảm vị thế của đồng bảng Anh trên trường quốc

tế là nguyên nhân đe dọa đế chế này. Sự khĩ khăn khiến Anh đa tiến hành cắt giảm những mặt hàng xuất khẩu và khơng mua các sản phẩm nơng nghiệp nhập khẩu từ Ireland. Trong khi đĩ, Ireland lại cần nhập khẩu than đá và phân bĩn để duy trí điện sản xuất và phục hồi nền nơng nghiệp. Thời kì những năm đầu 1940, nền kinh tế Ireland phụ thuộc vào nguồn cung nước ngồi và tìm kiếm thị trường xuất khẩu. Cùng thời điểm đĩ, Mỹ muốn thực hiện kế hoạch ngăn chặn làn sĩng cộng sản, đồng thời củng cố an ninh quân sự cho các quốc gia Châu Âu bị tàn phá trong chiến tranh. Đĩ là sự ra đời của tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương NATO và kế hoạch Marshall. Kế hoạch Marshall là đề xuất các kế hoạch hỗ trợ kinh tế tồn diện cho các quốc gia Tây Âu bị chiến tranh tàn phá. Ireland cũng đã được liệt kê vào danh sách các quốc gia được nhận viện trợ từ kế hoạch này. Thơng qua Marshall, Mỹ nhìn nhận Ireland như một nhà cung cấp tiềm năng lương thực cho Anh và Tây Âu, nhằm giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn cung của Mỹ. Như vậy, Ireland đã trở thành quốc gia được nhận viện trợ từ quốc gia này. Điều này cho thấy sự ủng hộ và ảnh hưởng tài chính của Mỹ tới quốc gia này.

Một vấn đề quan trọng khác cần được kể tới đĩ là việc Ireland từ chối khơng gia nhập NATO. Vào năm 1949, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Sean McBride được cho là người cĩ ảnh hưởng lớn tới quyết định khơng gia nhập NATO của Ireland. Ơng đã tuyên bố nguyên nhân cho việc này là Ireland coi NATO là một biểu hiện cho sự chia cắt và đối đấu giữa hai phe. Đường lối trung lập khơng cho phép quốc gia này gia nhập NATO. Ngồi ra, những địi hỏi về chi phí quân sự, việc cài đặt các căn cứ của NATO trên lãnh thổ và sự lệ thuộc về chính sách của các thành viên khác trong tổ chức là những nguyên nhân khiến Ireland khơng tham gia vào tổ chức này. Ngồi ra, nguyên nhân cho việc Ireland khơng gia nhập NATO xuất phát từ việc khơng muốn gia nhập một tổ

chức mà ở đĩ Anh là thành viên. Quốc gia này phần nào muốn chứng tỏ sự độc lập với Anh.

Thời kì giữa Chiến tranh Lạnh, Châu Âu diễn ra nhiều biến động trong đĩ kể tới sự ra đời của Cộng đồng Kinh tế Châu Âu (EEC). Trong thời điểm 1955- 1973, những nhà lãnh đạo Ireland tìm cách phát triển kinh tế, giảm bớt sự phụ thuộc vào thương mại với Anh Quốc. Vì vậy, sự ra đời của khối liên kết kinh tế Châu Âu thực sự đã đặt Ireland trước rất vơ số các vấn đề khúc mắc. Câu hỏi lớn nhất đặt ra lúc đĩ cho các nhà lãnh đạo Ireland là gia nhập EEC cĩ mâu thuẫn với chính sách trung lập hay khơng. Phải cho tới cuối những năm 1960, Ireland mới đệ đơn gia nhập EEC do sự thay đổi trong đường lối lãnh đạo của hai vị thủ tướng Sến Lemass và sau này là Jack Lynch. Hai người cho rằng tương lai của Ireland khơng thể khơng cĩ Châu Âu. Tuy nhiên, hai lần đệ đơn gia nhập đều bị bác bỏ vào năm 1961 và 1967. Các quốc gia khác của Châu Âu bày tỏ sự nghi ngại với nền kinh tế nơng nghiệp lạc hậu, phụ thuộc và chính sách bảo hộ, cũng như sự lệ thuộc vào Anh của Ireland36. Phải cho tới năm 1972, với sự đồng thuận của Pháp, Ireland chính thức trở thành thành viên của tổ chức này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự chuyển biến trong chính sách trung lập của một số nước châu âu sau chiến tranh lạn (Trang 47 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)