Sự chuyển biến trong chính sách trung lập của các quốc gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự chuyển biến trong chính sách trung lập của một số nước châu âu sau chiến tranh lạn (Trang 71 - 82)

5. Cấu trúc luận văn

3.2. Sự chuyển biến trong chính sách trung lập của các quốc gia

3.2.1 Thụy Điển

Chiến tranh Lạnh kết thúc cho tới nay, với sự sụp đổ của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa ở Đơng và Trung Âu và sự tan rã của Liên Bang Xơ Viết, mặc dù đã khơng cịn sự lo ngại về một cuộc chiến tranh lớn ở Châu Âu, chính phủ Thụy Điển vẫn theo đuổi đường lối trung lập nhưng cĩ nhiều những sự điều chỉnh linh hoạt hơn.

Trong thời kì hiện nay, chính sách ngoại giao của Thụy Điển là chính sách chính sách trung lập của Thụy Điển đã thể hiện được sự “nhạy bén” này thơng qua việc phân định những đường lối ngoại giao đối với từng chủ thể. - QUAN HỆ VỚI EU VÀ LIÊN HỢP QUỐC

Giai đoạn sau Chiến tranh lạnh đến nay, một chuyển biến to lớn trong chính sách ngoại giao của Thụy Điển chính là việc gia nhập Liên minh Châu Âu. Những xu thế quốc tế cùng với sự lớn mạnh của EU khiến cho chính phủ Thụy Điển phải xem xét lại đường lối ngoại giao trung lập của mình. Việc gia nhập Liên minh Châu Âu của Thụy Điển thực sự đã gây ra một sự biến động trong nội bộ quốc gia này giữa những người phản đối và ủng hộ. Những người

phản đối thì cho rằng việc gia nhập sẽ gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng tới chủ quyền. Trong khi những người ủng hộ thì cho rằng điều quan trọng nhất đối với Thụy Điển là giành được “quyền bỏ phiếu ở Châu Âu” và cơ hội để gây ảnh hưởng đối với các quyết định của EU. 46

Trọng tâm chính của Thụy Điển là hợp tác với các nước láng giềng, tăng cường hợp tác trong khuơn khổ EU, Liên Hợp Quốc song song với các hoạt động viện trợ phát triển nhằm duy trì vị thế của nước này trên trường quốc tế.47

Sau gần 40 năm thành lập EU, Thụy Điển mới tham gia. Việc gia nhập EU đã trở thành một bước ngoặt trong lịch sử ngoại giao của Thụy Điển. Khơng chỉ tạo ra cơ chế hợp tác đa phương mà EU cịn tạo ra những điều kiện mới cho các hoạt động hợp tác song phương giữa Thụy Điển và các nước thành viên. Với mong muốn thực thi một chính sách ngoại giao tích cực, chính phủ Thụy Điển đã đề ra những mục tiêu cụ thể cho chính sách ngoại giao của mính đối với từng khu vực. Nhằm duy trì chính sách trung lập, Thụy Điển khơng tham gia vào các hoạt động thúc đẩy liên minh quân sự, song ủng hộ một EU vững mạnh, cĩ vai trị tích cực trong việc đảm bảo hồ bình thế giới. Mục tiêu của Thụy Điển là nhấn mạnh các giá trị dân chủ, nhân quyền trong hợp tác. Thụy Điển luơn ủng hộ quá trình mở rộng Châu Âu và quan hệ hợp tác EU-Nga bởi lợi ích của nước này gắn liền với sự ổn định trong quan hệ với Nga.

+ Các nước thành viên Bắc Âu

Khu vực Bắc Âu với nhiều nét tương đồng trong văn hĩa và lịch sử luơn là trọng tâm trong chính sách ngoại giao của Thụy Điển. Vậy khu vực Bắc Âu

46

Ed Regnier, Neutrality within the EU: challenging the Swedish identity, p19 www.lehigh.edu/~incntr/publications/.../regnier.pdf

47

Sweden foreign policy, website chính thức về Thuỵ Điển. http://www.sweden.se

vẫn luơn được Thụy Điển chú trọng, điều này biểu hiện rõ nét trong chính sách của Thụy Điển với cơ chế hợp tác khu vực là Hội đồng Bắc Âu và Hội đồng Bộ trưởng.

Hội đồng Bắc Âu được thành lập năm 1952, nền tảng là hợp tác liên nghị viện với 85 thành viên đến từ năm quốc gia (Đan Mạch, Phần Lan, Iceland, Thụy Điển, Na Uy) và ba vùng lãnh thổ trong khu vực (Greenland, quần đảo Faroe, Ireland). Thực tế, hợp tác luơn là một yếu tố nổi bật trong khu vực này, các quốc gia Bắc Âu chia sẻ các giá trị chung về văn hố, lịch sử và sẵn sàng hợp tác chính trị làm nền tảng cho sự phát triển chung. Khơng chỉ hợp tác trong nội bộ mà các nước này cịn thúc đẩy hợp tác với các nước lân cận (như các nước Baltic, Tây-Bắc Nga) và các thành viên EU. Những thành quả của quá trình hợp tác này là Liên minh hộ chiếu Bắc Âu (1954), tạo điều kiện đi lại tự do cho các cơng dân của các nước thành viên, Thị trường lao động chung Bắc Âu (1954), và Hiệp ước về các vấn đề như an ninh xã hội, giáo dục. Trong chương trình nghị sự mới của Hội đồng, các lĩnh vực được ưu tiên là cơng nghệ, phát triển bền vững, phúc lợi xã hội. Hội đồng Bộ trưởng được thành lập năm 1971 và hai hội đồng cĩ mối quan hệ chặt chẽ, trong đĩ Hội đồng Bộ trưởng là cơ quan thực thi.48

Như vậy đối với khu vực Bắc Âu, trọng tâm hợp tác của Thụy Điển đã được thể hiện rõ nét trong những lĩnh vực hợp tác của cơ chế khu vực. Trong những lĩnh vực đĩ, việc hợp tác với các nước thành viên EU và các nước Baltic cũng được nhấn mạnh. Với Thụy Điển, việc hợp tác trong khu vực khơng chỉ vì mục tiêu phát triển kinh tế và xã hội mà cịn là sự đảm bảo chắc chắn cho việc duy trì chính sách trung lập của Thụy Điển.

48Chương trính nghị sự Bắc Âu, website Hội đồng Bắc Âu.

+ Các nước Baltic

Ba nước Baltic (Lithuana, Latvia, Estonia). Sự gần gũi về mặt địa lý, văn hố là một trong những nguyên nhân khiến Thụy Điển luơn chú trọng tăng cường quan hệ với các nước Baltic, một trong những yếu tố thúc đẩy sự thành lập của Hội đồng Bắc Âu cũng như Hội đồng Baltic. Khi Thụy Điển trở thành thành viên EU, mối quan hệ giữa nước này và khu vực Baltic thậm chì được thúc đẩy hơn nữa với những nỗ lực của Thụy Điển nhằm ủng hộ cho sự gia nhập EU của các nước Baltic. Khơng chỉ giúp phát triển quan hệ với các nước trong khu vực mà hội đồng cịn là một cơ chế hợp tác gĩp phần cải thiện mối quan hệ giữa EU và Nga, hạn chế sự chia rẽ trong Châu Âu. Hội đồng các nước khu vực biển Baltic được thành lập năm 1992, với mười hai thành viên là Thuỵ Điển, Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan, Đức, Nga, Latvia, Lithuana, Estonia, Iceland, Ba Lan và Uỷ ban Châu Âu. Mục tiêu của hội đồng là thúc đẩy phát triển kinh tế, dân chủ, tạo điều kiện thống nhất giữa các nước trong khu vực. 49

+ Tây Âu:

Cho đến nay các nước Tây Âu vẫn là những đối tác thương mại hàng đầu của Thụy Điển. Trong chính sách ngoại giao của Thụy Điển, thành viên tích cực của EU là một mục tiêu song song với việc tiếp tục duy trì chính sách trung lập - điều mà đa số người dân Thụy Điển vẫn ủng hộ.

Những cam kết của Thụy Điển với Liên Hợp Quốc đã và đang là hịn đá tảng trong chính sách ngoại giao của quốc gia này. Kể từ năm 1956, các đơn vị quân đội của Thụy Điển bắt đầu tham gia vào các hoạt động của lực lượng gìn giữ hịa bình Liên Hợp Quốc. Quốc gia này cũng tham gia tìch cực vào những

49 Hội đồng Baltic, Bộ Ngoại Giao Thuỵ Điển. http://www.swedenabroad.com/

đĩng gĩp cĩ ý nghĩa cho các quốc gia đang phát triển thơng qua viện trợ và hợp tác. Cổ vũ và tham gia tìch cực vào các cuộc đàm phán về giải trừ quân bị và các nỗ lực nhằm tạo ra những luật lệ quốc tế mới về vũ khì. Một ví dụ điển hình khác là hội nghị mơi trường của Liên Hợp Quốc được tổ chức trên cơ sở sáng kiến của Thụy Điển. Ngồi ra, Thụy Điển cịn là thành viên của rất nhiều các hiệp định và tổ chức quốc tế như Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch (GATT), tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) v.v…Chình sách trung lập đã mang lại cho Thụy Điển những thuận lợi trong việc cơng khai bày tỏ quan điểm của mình về các tranh chấp quốc tế.

- QUAN HỆ VỚI MỸ VÀ NATO

Khơng chỉ cĩ quan hệ hợp tác chặt chẽ với Mỹ dựa trên những yếu tố lịch sử như vai trị của người di cư gốc Thụy Điển trong quá trính hính thành nước Mỹ, đối với Thụy Điển, Mỹ cịn là một đối tác thương mại lớn sau các nước thành viên EU.

Mối quan hệ giữa Thụy Điển và Mỹ đã cĩ một thời gian lạnh nhạt vào năm 1968-1976. Nguyên nhân của việc này là do Thụy Điển chính thức chỉ trích cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam. Dẫn đến 2/1968, Đại sứ của Mỹ tại Thụy Điển đã bị triệu hồi về nước và Mỹ đã đĩng băng quan hệ với Thụy Điển. Mối quan hệ này chỉ được cải thiện khi thủ tướng Thorbjưrn Fälldin đắc cử năm 1976 và sự ra đi của cố thủ tướng Olof Palme.

Cùng với việc Chiến tranh Lạnh kết thúc và việc Thụy Điển gia nhập EU, mối quan hệ giữa Mỹ và Thụy Điển đã ngày càng phát triển và củng cố. Minh chứng cho điều này là 6/10/2006, thủ tướng Fredrik Reinfeldt tuyên bố rằng chính phủ sẽ củng cố mối quan hệ “xuyên Đại Tây Dương”.

Mặc khác tuy người dân Thụy Điển chưa chấp thuận việc nước này gia nhập NATO, nhưng trong bối cảnh nhiều nước láng giềng đã gia nhập khối này thì an ninh của Thụy Điển khơng thể khơng chịu tác động từ mối quan hệ với Mỹ hay quan hệ EU-Mỹ. Thực tế, trong năm qua Thụy Điển tiếp tục ưu tiên quan hệ hợp tác tồn diện với EU và Mỹ, tăng cường tham gia các hoạt động quân sự theo hướng liên kết ngày càng mạnh hơn với NATO (dù chưa là thành viên chính thức). Tháng 4-1998, Thụy Điển đã cử 3 nhân viên quân sự làm sĩ quan trong bộ máy chỉ huy của NATO và việc này được coi là sự tham gia chính thức đầu tiên của Thụy Điển vào NATO50 hay việc tái khẳng định cam kết quốc phịng ở Afghanistan đến năm 2014 và duy trí hỗ trợ các mặt cho chính quyền thân Mỹ và phương Tây ở Irắc51. Gần đây với cuộc chiến tại Libi, Thụy Điển đã cử 8 máy bay chiến đấu phản lực Jas Grippen và 130 binh lính cùng với một máy bay vận tải quân sự và một máy bay trinh sát giúp NATO phong tỏa khơng phận ở Libi. Động thái này của Thụy Điển làm dấy lên nhiều quan điểm trong dư luận quốc tế. Cĩ quan điểm cho rằng cuộc chiến Libi với Nghị quyết 1973 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc được coi là sự cho phép và như vậy đương nhiên “phù hợp với luật pháp quốc tế” nên Thụy Điển mới gửi quân và gĩp thiết bị chính thức và trực tiếp tham cuộc chiến. Nhưng cĩ quan điểm khác cho rằng đây là minh chứng cho việc Thụy Điển chỉ là “trung lập” trên danh nghĩa hoặc cho đây là cơ hội để nước này quảng bá máy bay chiến đấu phản lực Jas Gripen mà Thụy Điển chế tạo. Dù sao một điều cĩ thể khẳng định là duy trì quan hệ hợp tác thân thiện với Mỹ là một trong những mục tiêu chiến lược của Thụy Điển kèm theo đĩ là sự ủng hộ quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa EU và Mỹ.

50

, Quách Quỳnh, “Giã từ trung lập”, Tạp chí Cộng Sản.

http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Binh-luan/2011/50/Gia-tu-trung-lap.aspx 51

Tổng quan về Thuỵ Điển, website Bộ Ngoại Giao Việt Nam

3.2.2 Áo

Bởi những thay đổi trong tình hình quốc tế những năm 1980 và 1990, cùng với đĩ là áp lực từ tình hình kinh tế, quân sự và quan điểm chính trị trong nước, giới chính trị Áo đã cân nhắc và điều chỉnh trong chính sách.

Cĩ thể nĩi, sau Chiến tranh Lạnh, nền chính trị Áo đã cĩ một sự chuyển biến vơ cùng lớn. Trong những năm cuối của Chiến tranh Lạnh, đặc biệt trong năm 1989, nền chính trị nước này chứng kiến hai sự kiện được coi là quan trọng nhất. Thứ nhất là việc nộp đơn gia nhập vào EEC vào tháng 6. Một bước đi đánh dấu sự thay đổi trong cả chình sách đối nội lẫn đối ngoại. Thứ hai là việc bức tường Berlin sụp đổ vào ngày 9/9. Sự thay đổi to lớn này trong trật tự thế giới đã đẩy nước Áo vào giai đoạn chuyển đổi mơ hình kinh tế và chính trị. Đối với nước Áo, Chiến tranh Lạnh chấm dứt kéo theo sự kết thúc của vai trị cầu nối tích cực giữa hai bờ Đơng-Tây Âu, lợi ích lớn nhất mà một quốc gia trung lập cĩ thể cĩ được. Và từ đây, chình sách trung lập dứt khốt được nới lỏng nhưng việc diễn giải một cách thỏa đáng tính trung lập trong trật tự thế giới mới là một đề tài chính trị đối nội gây tranh cãi.

Năm 1995 Áo trở thành thành viên của Liên minh châu Âu và đối tác của NATO trong các nhiệm vụ gìn giữ hịa bình vì thế trên thực tế khơng cịn trung lập nữa mà chỉ khơng cĩ liên minh về quân sự. Sự thay đổi trong việc giải thích

về tính trung lập của mình và sự tham gia tích cực trong hợp tác khu vực là hai trong số đặc điểm quan trọng nhất của chính sách ngoại giao Áo sau Chiến tranh Lạnh.

- QUAN HỆ VỚI EU VÀ LIÊN HỢP QUỐC

Chính sách ngoại giao của Áo sau trong những năm cuối 1980 hướng dần về hội nhập với Châu Âu. Xu hướng này được củng cố khi Đảng Dân chủ Xã

hội Áo (SPO) và Đảng Nhân dân Áo (OVP) thành lập chính phủ liên minh lớn trong năm 1987 và lãnh đạo OVP A. Mock đã trở thành Bộ trưởng Ngoại giao. Sự tái định hướng chính của chính sách ngoại giao Áo được định nghĩa là một chính sách ngoại giao chủ yếu dựa vào lợi ích quốc gia của Áo

Việc gia nhập EU của Áo xuất phát từ sự thúc đẩy tìm kiếm những cơ hội kinh tế từ mối quan hệ giữa các thành viên EC. Mặc dù đường lối trung lập đã tạo ra nhiều tranh cãi trong các nhà chính trị nước này. Tuy nhiên, Áo cho rằng thậm chí ngay cả khi EC tiến tới việc đưa các vấn đề liên minh quân sự vào cấu trúc, Áo sẽ vẫn kiên trì tập trung vào liên minh kinh tế và tăng cường sự đồn kết về chính trị. Yếu tố Mikhail Gorbachev cùng những cải cách của ơng cũng gĩp phấn thúc đẩy các nhà lãnh đạo Áo bởi họ tin rằng sẽ nhận được sự đồng thuận từ phía Liên Xơ.

Thủ tướng Áo, Thomas Klestil (nhậm chức vào7/1992) đã tuyên bố rằng “Nền trung lập của Áo sẽ khơng chấm dứt”. Áo mong muốn trở thành một phần trong hệ thống an ninh Châu Âu bởi ví “An ninh của Châu Âu cũng là an ninh của chúng tơi”, như lời tuyên bố của ơng. Thủ tướng Klestil cũng đã chỉ ra rằng đường lối trung lập của Áo hồn tồn khơng phải là nền trung lập hồn tồn (như Thụy Sĩ). Áo đĩng vai trị là một quốc gia hướng tới chủ nghĩa quốc tế với sự ủng hộ gần như tuyệt đối với nhiệm vụ của Liên Hợp Quốc. Quốc gia này đã hồn tồn ủng hộ giải pháp của Liên Hợp Quốc trong vấn đề Iraq. Áo đã cho phép liên quân được sử dụng khơng phận và trung chuyển thiết bị quân dụng qua lãnh thổ của mính. “Khi các thành viên của Liên Hợp Quốc chống lại một kẻ thù thì ở đĩ khơng cĩ chỗ cho sự hồi nghi về trung lập, mà chỉ cĩ sự đồn kết”.

Sự gia nhập EU của Áo, cũng giống như các quốc gia trung lập khác, là quá trính tranh cãi và đối đầu về ý nghĩa trung lập. Áo cũng đã chỉ rõ trong hồ sơ gia nhập EC về tính trung lập của mình rằng là một quốc gia ở trung tâm của Châu Âu, Áo muốn đĩng gĩp cụ thể cho việc duy trì hịa bình và an ninh ở Châu Âu”, với “ kinh nghiệm lịch sử và mối quan hệ với các nước láng giềng ở Trung và Đơng Âu”, Áo sẽ “nâng cao và củng cố cho sự lớn mạnh của tổ chức này.”

Vào 1/8/1991, Ủy bản Châu Âu đã nhấn mạnh rằng Áo sẽ trở thành “một trong những thành viên ổn định và một nền kinh tế mạnh” trong Liên minh. Nền trung lập của quốc gia này được nhìn nhận như mơt sự “đặc biệt” song khơng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự chuyển biến trong chính sách trung lập của một số nước châu âu sau chiến tranh lạn (Trang 71 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)