Xuất hiện các quốc gia trung lập mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự chuyển biến trong chính sách trung lập của một số nước châu âu sau chiến tranh lạn (Trang 54)

5. Cấu trúc luận văn

2.2. Các quốc gia trung lập thời kì chiến tranh lạnh

2.2.2 Xuất hiện các quốc gia trung lập mới

2.2.2.1 Áo

Áo tên nước chính thức là Cộng hịa Áo (Republic of Austria), quốc khánh ngày 26/10/1955, nước này cũng tuyên bố chính sách trung lập vĩnh viễn kể từ thời điểm trên. Như một phần của thỏa thuận với 4 bên (Anh, Pháp,

Liên Xơ, Mỹ), Áo đã thơng qua việc theo đuổi chính sách trung lập vĩnh viễn. Cam kết này là một bước hợp lý để loại bỏ hồn tồn các lực lượng chiếm đĩng

36

trong nước. Tuyên bố là một quốc gia trung lập vĩnh viễn là cái giá mà Áo chấp nhận để cĩ được sự độc lập tồn vẹn lãnh thổ từ phía Nga trong biên bản ghi nhớ tại Matxcơva vào 15/4/1955. Mặc dù khơng phải là tự nguyện song đây được cho là lựa chọn tốt nhất cho Áo vào thời điểm bấy giờ. Quốc gia này sau đĩ đã thể hiện quyết tâm đi theo đường lối ngoại giao trung lập. Ngay khi cĩ được sự độc lập hồn tồn (các lực lượng quân sự nước ngồi rút hồn tồn khỏi biên giới), Quốc hội Áo đã thơng qua Hiến pháp Liên Bang với điều khoản 1 ghi nhận quốc gia này là một nhà nước trung lập.

“Với mục đích duy trì sự độc lập và tồn vẹn lãnh thổ, Áo, nhân danh

một quốc gia độc lập, tuyên bố trung lập vĩnh viễn, điều sẽ được duy trì và bảo

vệ bằng tồn bộ sức mạnh quốc gia.”37

Điều khoản này đã ngăn chặn việc Áo tham gia vào các liên minh quân sự cũng như việc các lực lượng bên ngồi sử dụng lãnh thổ của họ. Mục tiêu chính sách ngoại giao của Áo là duy trí và tăng cường sự độc lập của Áo đối với tất cả các bên. Như vậy, Áo đã tiến hành các bước để cho thấy đường lối trung lập

vĩnh viễn của nĩ khơng phải là một sự “trung lập hĩa” như trường hợp của Bỉ hay Lucxembourg. Thơng qua đĩ Áo cũng đã chứng tỏ sự độc lập và quyền

tự quyết của một quốc gia độc lập.

Quốc gia này cũng cho thấy hướng đi đúng đắn trong việc thi hành chính sách. Trước tiên là sự tuyên bố của quốc gia dựa trên một văn bản cĩ tính pháp lý quan trọng, sau đĩ là tiến hành các biện pháp tìm kiếm sự bảo đảm và cơng nhận. Tại điều khoản 3 tại bản ghi nhớ tại Matxcơva, Áo cam kết sẽ tiến hành đàm phán với các quốc gia cĩ quan hệ ngoại giao và yêu cầu cĩ sự cơng nhận từ cộng đồng quốc tế đối với chính sách của mính. Theo đĩ, Liên Xơ trở thành

37

quốc gia đầu tiên cơng nhận Áo là một nước trung lập. Sau đĩ các cường quốc Tây Âu khác, trong lễ kí kết Hiệp định quốc gia (State Treaty) tại Viên, cũng tuyên bố họ tơn trọng và giám sát sự trung lập của Áo.

Một vấn đề cần nhìn nhận nữa trong chính sách trung lập của Áo là ban đầu việc trung lập Áo xuất phát từ “mơ hính” trung lập của Thụy Sĩ. Điều này được thể hiện trong bản ghi nhớ tại Matxcơva. Tuy nhiên, chính sách trung lập của Áo lại khơng giống với Thụy Sĩ. Thứ nhất, nền tảng lịch sử của hai quốc gia này khác biệt nhau. Thứ hai, khác với Thụy Sĩ, Áo mặc dù tuyên bố trung lập vĩnh viễn song vẫn đệ đơn tham gia vào Liên Hợp Quốc. Điều này lại hồn tồn khơng bị coi là vi phạm tính trung lập do trong biên bản thỏa thuận, các cường quốc “ủng hộ sự gia nhập Liên Hợp Quốc” của Áo. Thủ tướng Áo cũng cho rằng “các quốc gia trung lập về quân sự nên gia nhập Liên Hợp Quốc, bởi các quốc gia thành viên khác sẽ chính là nguồn ủng hộ và đảm bảo cho chính sách ngoại giao.”. Sự ủng hộ từ các quốc gia, đồng thời quan trọng hơn là sự ủng hộ này dựa trên những văn bản cĩ tính pháp lý quốc tế, vì vậy nghiễm nhiên Áo sẽ được tách ra khỏi các vấn đề liên minh quân sự.

Với chính sách trung lập, từ giữa thế kỷ 20 nước Áo được xem là nơi phân giới giữa 2 thế lực lớn đối diện của Tây Âu và Đơng Âu. Ví thế chính sách ngoại giao thường bao hàm các biện pháp gĩp phần tăng cường sự ổn định trong khu vực và hợp tác tạo các quan hệ Đơng-Tây mới. Áo coi trọng quan hệ với các nước láng giềng cũng như quan hệ với tất cả các nước cĩ chế độ chính trị xã hội khác nhau, tích cực đĩng gĩp trong các hoạt động của các tổ chức quốc tế. Cộng hịa Áo, một quốc gia giàu cĩ ở khu vực Trung Âu với diện tích và dân số tương đối nhỏ nhưng lại đĩng vai trị quan trọng trong khu vực và thế giới thơng qua việc xác định mục tiêu cũng như nguyên tắc trong chính sách ngoại giao.

Trung lập tích cực (active neutral policy), chủ nghĩa quốc tế và hướng tới EU là 3 nguyên tắc cơ bản trong chính sách ngoại giao của Áo từ năm 1955.

Nguyên tắc trung lập tích cực và chủ ngĩa quốc tế của Áo là chủ trương của chính quyền dưới thời thủ tướng Kreisky (1970-1983). Nguyên tắc này được thể hiện rất rõ trong việc nước này khơng tham gia vào bất kỳ một liên minh quân sự nào mà luơn tích cực hoạt động cho các tổ chức quốc tế đặc biệt là cho mục tiêu vì hịa bình an ninh, nhân quyền và các vấn đề về bảo vệ mơi trường của tổ chức Liên hiệp quốc. Áo tham gia cử các nhĩm cung cấp các dịch vụ y tế ở Congo trong các năm 1960-1963, và ở đảo Síp từ năm 1964, ngồi ra cịn ở Ai Cập và Israel từ 1968. Trong thời gian Chiến tranh Lạnh, Áo liên tục hỗ trợ tất cả các nỗ lực làm giảm căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Liên Xơ. Các nhà lãnh đạo Áo theo đuổi chính sách này vì họ nhận ra rằng căng thẳng tăng cao giữa các siêu cường sẽ làm cho việc duy trì tính trung lập của đất nước họ trở nên khĩ khăn hơn38. Nền ngoại giao tích cực này đã gĩp phần nâng cao vị thế trung lập của Áo trong cộng đồng quốc tế.

Trong đĩ, Áo luơn coi Liên minh Châu Âu là một trong những khu vực quan trong hàng đầu trong ngoại giao. Yếu tố thúc đẩy Áo khi gia nhập EC cũng giống như Thụy Điển. Tình hình quốc tế với những căng thẳng gia tăng

giữa hai bên Mỹ và Liên Xơ, do chính sách ngoại giao mang tình đối đầu của Mỹ dưới thời tổng thống Ronald Reagan. Thêm vào đĩ là sự hội nhập chính trị và kinh tế ngày càng tăng của châu Âu được thể hiện thơng qua Cộng đồng châu Âu, đây là một yếu tố khác đã ảnh hưởng mạnh mẽ về ngoại giao Áo. Như vậy,

cĩ thể thấy Áo ban đầu đều nghi ngại rằng việc gia nhập EC là một sự vi phạm đối với nguyên tắc trung lập. Tuy nhiên, sức ép từ bối cảnh quốc tế

38 Austria Table of Contents, Source: U.S. Library of Congress http://countrystudies.us/austria/128.htm

khiến quốc gia này đã phải cĩ sự điều chỉnh trong chính sách. Ban đầu Áo

cũng chỉ gia nhập EFTA vào năm 1960. EFTA chỉ đơn thuần là tăng cường quan hệ thương mại giữa các thành viên chứ khơng liên quan đến chủ quyền quốc gia. Áo cũng tiến hành các hiệp định thương mại với các thành viên của EC vào năm 1972. Quốc gia này đã nảy ra những cuộc tranh luận sơi nổi, gay gắt và kéo dài trong nước về việc nên hay khơng nên gia nhập EC. Phải cho tới khi Liên Xơ tiến hành đổi mới dưới thời tổng thống Mikhail Gorbachev, sức ép từ Liên Xơ khơng cịn. Đặc biệt là khi Đảng Dân chủ Xã hội Áo (SPO) và Đảng Nhân dân Áo (OVP) đã thành lập các liên minh chính phủ vào năm 1987, cộng thêm việc lãnh đạo của OVP, A. Mock đã trở thành Bộ trưởng Ngoại giao, Áo mới xem xét việc chính thức trở thành một thành viên của EC. Chính từ đây,

nền ngoại giao của Áo được nhìn nhận là một đường lối trung lập lỏng lẻo hay thực dụng. Mặc dù vậy vẫn phải tới khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, cùng sự

ủng hộ của hai phần ba dân số trong cuộc trưng cầu năm 1994, Áo cuối cùng mới gia nhập EU vào tháng 1 năm 1995.

2.2.2.2 Phần Lan

Phần Lan tuyên bố độc lập từ năm 1917, quốc gia này khơng cĩ “truyền thống” trung lập như Thụy Điển. Trong thời kì chiến tranh thế giới, Phần Lan cũng từng muốn theo đuổi chính sách trung lập song khơng thành cơng bởi mối nghi ngờ về an ninh từ phía Liên bang Xơ Viết. Thời điểm sau chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc đấu tranh giành lấy quyền tồn tại như một quốc gia độc lập.

Đối với Phần Lan, khĩ khăn lớn nhất bắt nguồn từ vị trí địa chính trị của quốc gia này. Là một quốc gia cĩ chung đường biên giới với Liên Xơ, Phần Lan phải đối diện nguy cơ trực tiếp từ một cường quốc quân sự sau chiến tranh thế giới thứ hai. Cĩ thể nĩi, yếu tố Liên Xơ chi phối trực tiếp và to lớn trong việc

hoạch định chính sách ngoại giao của Phần Lan. Ngoại giao trung lập của Phần Lan được đánh giá là một nền trung lập tích cực, trong đĩ việc giữ thế cân bằng trong mối quan hệ với các nước lớn, đặc biệt là Nga, là ưu tiên hàng đầu; khơng tham gia các khối quân sự và chú trọng quan hệ với Bắc Âu,

Nga và Baltic. Việc Phần Lan lựa chọn trung lập khơng phải xuất phát từ bất kì một học thuyết nào mà chính là từ kinh nghiệm rút ra từ lịch sử của quốc gia này. Sự thất bại của chính sách trung lập trong những năm 1939 đã tạo nên mối ngờ vực từ phía hai quốc gia. Chính phủ Liên Xơ thời điểm đĩ khơng tin vào sự trung lập của Phần Lan. Liên Xơ cho rằng Phần Lan sẽ tự nguyện hoặc bị sức ép cho Đức mượn lãnh thổ như là cơ sở để xâm lược Nga. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, khác với các quốc gia ở khu vực Đơng Âu, Phần Lan khơng sát nhập vào Liên bang Xơ Viết. Nguyên nhân cho việc này xuất phát từ nhiều yếu tố, tình hình quốc tế và trong nước của Phần Lan lúc bấy giờ. Khơng giống như một số quốc gia Đơng Âu khác, Đảng Cộng Sản Phần Lan khơng nắm giữ quyền lực cao trong bộ máy chính trị của quốc gia này, dù cĩ được sự ủng hộ ngầm từ phía các nhà chính trị Liên Xơ. Nếu như ở các quốc gia khác, như Czechoslovakia, Đảng Cộng sản nhận được tới 40% sự ủng hộ thì ở Phần Lan chỉ cĩ 23%. Đảng Cộng Sản ở Czechoslovakia nắm giữ các vị trí quan trọng trong bộ máy chính quyền dân sự và quân đội trong khi ở Phần Lan thí ngược lại. 39Một quốc gia dân chủ bên cạnh khối quốc gia cộng sản, Liên Xơ đương nhiên sẽ khơng thể bỏ qua Phần Lan. Do đĩ nhiệm vụ quan trọng nhất với ngoại giao của Phần Lan là dành được sự tin tưởng của Liên Xơ coi quốc gia này như là một người láng giềng hịa bình, thân thiện. Sự tin tưởng này được coi là chìa khĩa đối với sự thành cơng của chính sách trung lập.

39 Max Jakobson, Finland in the New Europe, trang 62

http://books.google.com.vn/books?id=T8B2V1lNgVoC&pg=PA60&lpg=PA60&dq=finland+neutrality&source=bl &ots=xpxtrNAUGa&sig=qHvZ8jXcwq9742zRSmBBL0px_u8&hl=en&sa=X&ei=dke4UtKFLKq1iQe15YGICg&v ed=0CDMQ6AEwAjgU#v=onepage&q=finland%20neutrality&f=false

Đối với Phần Lan, trung lập thành cơng hay khơng quyết định rất lớn từ việc xây dựng được uy tín và lịng tin. Về điều này chính phủ Phần Lan đã

thực hiện thơng qua việc thực hiện các cam kết, hiệp định quốc tế một cách nghiêm ngặt và đầy đủ. Ví dụ như việc nộp phí tổn bồi thường chiến tranh đúng hạn. Một ví dụ điển hình cho thấy sự khơn khéo của chính phủ Phần Lan trong việc xây dựng lịng tin từ phía Liên Xơ là việc ký kết bản Hiệp ước Xơ-Phần năm 1948, thể hiện quyết tâm của Phần Lan trong việc ngăn chặn sử dụng lãnh thổ như một tuyến đường hoặc cơ sở nhằm mục đìch xâm lược hay chống lại Liên Xơ.

Trung lập được coi là nền tảng cho chính sách phát triển dưới sự lãnh đạo của Juho Kusti Paasikivi, Tổng thống Phần Lan từ năm 1946 cho đến năm 1956, và tiếp tục bởi người kế nhiệm ơng, Tổng thống Urho Kekkonen. Thủ tướng Paasikivi đã rất thành cơng trong những năm 1948 bằng những biện pháp khơn khéo chứng minh và lấy được lịng tin từ Liên Xơ rằng Phần Lan cĩ thể duy trì vị thế cân bằng. Hiệp ước Xơ-Phần 1948 mang tính chất quyết định đối với việc duy trì trạng thái trung lập của Phần Lan với sự cơng nhận và đồng ý

của Liên Xơ.40 Hiệp ước Hữu nghị, Hợp tác và Giúp đỡ lẫn nhau với Liên Xơ

(FCMA) thể hiện mong muốn đứng ngồi các cuộc xung đột của các cường quốc và duy trì hịa bình phù hợp với các nguyên tắc của Liên Hiệp Quốc của Phần Lan. Lúc bây giờ, Liên Xơ đang phải đối mặt với sự đe dọa ngày càng tăng từ việc tổ chức quốc phịng quốc gia phương Tây, sự tham gia ngày càng sâu mạnh của Hoa Kỳ cũng như tổ chức NATO. Những nhà lãnh đạo Liên Xơ khơng muốn phải tăng thêm một rắc rối nào khác. Đặc biệt là sau chiến tranh Xơ-Phần, Liên Xơ hiểu được rằng sự dồn ép sẽ chỉ mang lại sự kháng cự càng

40 http://www.vietnamembassy-

finland.org/vi/nr070521165956/news_object_view?newsPath=/vnemb.vn/cn_vakv/euro/nr040819111730/ns080710 105008

mạnh mẽ từ phía Phần Lan và điều này hồn tồn khơng cĩ lợi cho Liên Xơ. Ngồi ra, Stalin cũng muốn tránh phải đối đầu với các quốc gia láng giếng khi mà Liên Xơ chỉ vừa mới bước ra khỏi một cuộc chiến khốc liệt và thương vong vơ cùng lớn. Liên Xơ cần thời gian hịa hỗn để cĩ thể phục hồi đất nước.

Nhưng một điều cần nhấn mạnh rằng, Hiệp ước này là thành cơng ngoại giao của Phần Lan. Để cĩ thể duy trì sự trung lập của mình, quốc gia này thi hành những chính sách thận trọng, khéo léo. Một ví dụ là cùng trong năm 1948, Phần Lan đã từ chối tham gia chương trính phục hồi Châu Âu hay kế hoạch Marshall. Mặc dù, điều này đồng nghĩa với bỏ đi một cơ hội tái thiết sau chiến tranh, song đây là một bước đi đúng đắn nhằm củng cố sự ủng hộ từ Liên Xơ. Thậm chì sau đĩ trong những năm cuối thập niên 1940, Phần Lan cũng chỉ tham gia các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới, GATT chứ khơng tham gia vào các tổ chức khu vực và cũng luơn tỏ ra thận trọng trước các vấn đề tác động bởi các thành viên phương Tây khác. Ví vậy thực chất trong những năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ hai, chính sách trung lập của Phần Lan thực chất nghiêng về việc xây dựng lịng tin và cơng nhận của Liên Xơ. Phải đến năm 1955, khi căn cứ quân sự của Liên Xơ nằm gần Helsinki đĩng cửa và trong những năm tiếp theo các quan chức hàng đầu của Liên Xơ đều đánh giá cao tình trung lập quốc gia láng giếng này thì chính sách của Phần Lan mới cĩ sự thay đổi. Nổi bật là vào năm 1955, Phần Lan đã cĩ thể tham gia Liên Hợp Quốc và Hội đồng Bắc Âu, nhân tố đã làm giảm sự cơ lập và đưa quốc gia này tham gia đầy đủ hơn vào cộng đồng quốc tế.

Sự tham gia này của Phần Lan đã được chứng minh khi vào những năm 1960, cả hai phe đều cơng nhận tính trung lập của Phần Lan. Tháng 10/1960, phát ngơn viên của chính phủ Hoa Kỳ, ơng Livingston Merchant đã phát biểu rằng “Hoa Kỳ hiểu lý do tại sao Phần Lan thơng qua chính sách trung

lập…chình sách này sẽ được tơn trọng một cách nghiêm ngặt….chúng tơi tin rằng các quốc gia đều cĩ trách nhiệm trong việc tránh can thiệp vào cơng việc nội bộ của Phần Lan.”.41 Hay vào tháng 5, trong chuyến thăm của tổng thống Kekkonen đến Anh, chính phủ Anh cũng “bày tỏ sự hiểu biết về chính sách trung lập của Phần Lan.”. Quốc gia này cũng cho thấy sự thay đổi trong chính sách. Phần Lan trở thành mơt quốc gia cĩ đường lối trung lập tích cực, tham gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự chuyển biến trong chính sách trung lập của một số nước châu âu sau chiến tranh lạn (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)