Các giai đoạn tố tụng hình sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) suy luận logíc và vai trò của nó trong các giai đoạn tố tụng hình sự ở việt nam hiện nay (Trang 41 - 44)

8. Kết cấu của luận văn

2.1 1 Khái niệm tố tụng hình sự

2.1.2. Các giai đoạn tố tụng hình sự

Tố tụng hình sự là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phát hiện và giải quyết vụ án hình sự, là một lĩnh vực hoạt động của nhà nước thông qua các cơ quan có thẩm quyền để đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm để bảo vệ lợi ích nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Dưới góc độ khoa học, giai đoạn tố tụng hình sự có thể được hiểu là bước của quá trình tố tụng hình sự tương ứng với chức năng nhất định trong hoạt động tư pháp hình sự của từng loại chủ thể tiến hành tố tụng có thẩm quyền nhằm thực hiện các nhiệm vụ cụ thể do luật định, có thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc để giải quyết vụ án hình sự một cách công minh và khách quan, có căn cứ và đúng pháp luật, góp phần củng cố pháp chế và trật tự pháp luật, bảo vệ vững chắc các quyền hợp pháp của công dân trong lĩnh vực tư pháp hình sự3

.

Bản chất pháp lý của một giai đoạn tố tụng hình sự, với tính chất là bước của quá trình tiến hành tố tụng hình sự nhất thiết phải được thể hiện qua các đặc điểm chung cơ bản mà bất kỳ giai đoạn tố tụng hình sự nào cũng bắt buộc phải có là: Một là, giai đoạn tố tụng hình sự phải tương ứng với chức năng nhất định trong hoạt động tư pháp hình sự như: khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Hai là, chức năng nhất định đó là đặc trưng chỉ có ở từng loại chủ thể tức cơ quan hoặc người tiến hành tố tụng có thẩm quyền thực hiện chứ không phải là của tất cả. Ví dụ: Điều tra là một giai đoạn tố tụng hình sự tương ứng chức năng nhất định là điều tra vụ án hình sự mà chức năng đó là đặc trưng chỉ của hai loại chủ thể tiến hành tố tụng thực hiện là cơ quan điều tra trong đại đa số trường hợp và Viện kiểm sát chỉ trong một số ít trường hợp. Ba là, giai đoạn tố tụng hình sự phải có nội dung là thực hiện các

nhiệm vụ cụ thể trên cơ sở các quy định của pháp luật tố tụng hình sự nhằm giải quyết vụ án hình sự một cách công minh và khách quan, có căn cứ và đúng pháp luật, góp phần củng cố pháp chế và trật tự pháp luật, bảo vệ các quyền hợp pháp của công dân trong lĩnh vực tư pháp hình sự. Tố tụng hình sự hay quá trình giải quyết vụ án hình sự phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Mỗi giai đoạn thể hiện một hướng nhất định của hoạt động tố tụng. Hiện nay trong khoa học Luật tố tụng hình sự vẫn còn có nhiều quan điểm khác nhau về các giai đoạn tố tụng hình sự. Tuy nhiên, theo chúng tôi tố tụng hình sự được chia ra thành bốn giai đoạn cơ bản theo thứ tự sau: Giai đoạn khởi tố vụ án hình sự; Giai đoạn điều tra; Giai đoạn truy tố; Giai đoạn xét xử . Trong đó,

Khởi tố vụ án hình sự, là giai đoạn đầu tiên của tố tụng hình sự, trong đó cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền căn cứ vào các quy định của pháp luật tố tụng hình sự tiến hành việc xác định có hay không có các dấu hiệu của tội phạm trong hành vi nguy hiểm cho xã hội đã được thực hiện, đồng thời ban hành quyết định về việc khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự liên quan đến hành vi đó.

Điều tra vụ án hình sự, là giai đoạn tố tụng hình sự thứ hai, trong đó cơ quan Điều tra căn cứ vào các quy định của pháp luật tố tụng hình sự và dưới sự kiểm sát của Viện kiểm sát để tiến hành các biện pháp cần thiết nhằm thu thập và củng cố các chứng cứ, nghiên cứu các tình tiết của vụ án hình sự, phát hiện nhanh chóng và đầy đủ tội phạm, cũng như người có lỗi trong việc thực hiện tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự, đồng thời bảo đảm cho việc bồi thường thiệt hại về vật chất do tội phạm gây nên và trên cơ sở đó đưa ra một số quyết định như: đình chỉ điều tra vụ án hình sự hoặc là chuyển toàn bộ các tài liệu của vụ án đó cho Viện kiểm sát kèm theo kết luận điều tra và đề nghị truy tố bị can.

Truy tố vụ án hình sự, là giai đoạn của hoạt động tố tụng hình sự, trong đó Viện kiểm sát căn cứ vào các quy định của pháp luật tố tụng hình sự tiến

hành các biện pháp cần thiết nhằm đánh giá một cách toàn diện, khách quan các tài liệu của vụ án hình sự bao gồm cả kết luận điều tra và quyết định đề nghị truy tố do cơ quan điều tra chuyển đến và trên cơ sở đó Viện kiểm sát ra quyết định: truy tố bị can trước tòa bằng bản cáo trạng (kết luận về tội trạng); trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung hoặc là đình chỉ hay tạm đình chỉ vụ án hình sự.

Xét xử vụ án hình sự, là giai đoạn trung tâm và là một trong những giai đoạn quan trọng nhất của hoạt động tố tụng hình sự, trong đó cấp Tòa án có thẩm quyền căn cứ vào các quy định của pháp luật tố tụng hình sự để tiến hành: một là, áp dụng các biện pháp chuẩn bị cho việc xét xử; hai là, đưa vụ án hình sự ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm để xem xét về thực chất vụ án. Đồng thời, trên cơ sở kết quả tranh tụng công khai và dân chủ của hai bên buộc tội và bào chữa tại phiên tòa, để từ đó đưa ra những phán xét về vấn đề có hay không tính chất tội phạm của hành vi, có tội hay không có tội của bị cáo. Hoặc xét xử vụ án theo thủ tục phúc thẩm, nếu bản án hay quyết định sơ thẩm đã được tuyên và chưa có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng cáo, kháng nghị. . Thời điểm của giai đoạn này được bắt đầu từ khi Tòa án nhận được hồ sơ vụ án hình sự (với quyết định truy tố bị can trước Tòa án kèm theo bản cáo trạng) do Viện kiểm sát chuyển sang và kết thúc bằng một bản án quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

Như vậy, sự phân chia như trên đã gắn liền các giai đoạn tố tụng hình sự với trách nhiệm của từng cơ quan tiến hành tố tụng. Mỗi giai đoạn tuy độc lập nhưng vẫn nằm trong mối quan hệ khăng khít với nhau và tạo thành một hoạt động, một quá trình thống nhất. Giai đoạn trước là tiền đề cần thiết cho việc thực hiện nhiệm vụ của giai đoạn sau, giai đoạn sau kiểm tra giai đoạn trước. Hơn nữa, mỗi khi kết thúc một giai đoạn phải có kết luận dưới hình thức văn bản tố tụng hình sự để giải quyết vụ án hay chuyển sang giai đoạn kế

tiếp. Tất cả các hoạt động trong các giai đoạn trên phải được tiến hành theo quy định của luật tố tụng hình sự.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) suy luận logíc và vai trò của nó trong các giai đoạn tố tụng hình sự ở việt nam hiện nay (Trang 41 - 44)