Sự thể hiện vai trò suy luận logic trong truy tố, xét xử vụ án hình sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) suy luận logíc và vai trò của nó trong các giai đoạn tố tụng hình sự ở việt nam hiện nay (Trang 89 - 114)

8. Kết cấu của luận văn

2.4. Vai trò của suy luận logic trong giai đoạn truy tố, xét xử

2.4.2. Sự thể hiện vai trò suy luận logic trong truy tố, xét xử vụ án hình sự

cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm trong toàn xã hội, cùng với các giai đoạn tố tụng hình sự khác góp phần có hiệu quả vào cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm trong toàn xã hội.

2.4.2. Sự thể hiện vai trò suy luận logic trong truy tố, xét xử vụ án hình sự hình sự

2.4.2.1. Sự thể hiện vai trò suy luận logic trong truy tố vụ án hình sự

Suy luận logic không chỉ có vai trò quan trọng đối với giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự mà nó cũng rất cần thiết và có ý nghĩa đối với giai đoạn truy tố vụ án hình sự.

Sau khi nhận được hồ sơ vụ án cùng với bản kết luận điều tra do cơ quan điều tra chuyển sang. Viện kiểm sát nhân dân phải tiến hành nghiên cứu tất cả các tài liệu đó để đưa ra những quyết định, kết luận xác định về vụ án. Trong giai đoạn này, Viện kiểm sát trên cơ sở nghiên cứu xem xét tất cả các vấn đề mang tính thủ tục tố tụng cũng như tất cả các vấn đề thuộc về nội dung vụ án thể hiện trong hồ sơ điều tra, để từ đó đi đến quyết định trả hay không trả hồ sơ vụ án để điều tra lại, truy tố bị can hay không truy tố bị can ra trước tòa. Hoặc ra các kết luận tạm đình chỉ hay đình chỉ vụ án hình sự. Để đưa ra những kết luận trong những trường hợp như vậy, thì không gì có thể thay thế được vai trò của suy luận logic trong giai đoạn này.

Vai trò của suy luận logic trong giai đoạn truy tố cũng được thể hiện ở những chiều hướng nhất định: Một là, nếu suy luận logic đúng đắn khoa học trong giai đoạn này sẽ đảm bảo cho việc truy tố đúng người, đúng tội danh, đúng khung hình phạt, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho Tòa án đưa vụ án ra xét xử. Qua đó, khẳng định được tính đúng đắn khách quan, minh bạch và

hợp pháp của các giai đoạn tố tụng trước đó nhất là đối với giai đoạn điều tra. Hơn nữa, nếu việc suy luận logic ở giai đoạn này khoa học và sáng tạo sẽ góp phần phát hiện, khắc phục kịp thời những vấn đề vi phạm thủ tục tố tụng trong cả quá trình điều tra và xét xử, đồng thời có thể bổ sung thêm những tình tiết mới liên quan đến vụ án, do đó, tránh được việc bỏ lọt tội phạm và làm oan người vô tội, góp phần nhanh chóng làm sáng tỏ vụ án. Hai là, nếu suy luận logic ở giai đoạn này mà không đúng đắn, không khách quan, khoa học, vi phạm những lỗi logic cơ bản thì sẽ dẫn đến những sai lầm, hậu quả to lớn trong việc quyết định truy tố, tức truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi phạm tội là không chính xác, có nguy cơ bỏ lọt tội phạm và làm oan người vô tội, việc làm đó chẳng khác nào tiếp tay cho tình trạng oan, sai trong quá trình tố tụng hình sự. Đó là khi các cơ quan có thẩm quyền ở giai đoạn truy tố không kiểm sát chặt chẽ, không nghiên cứu kĩ lưỡng tất cả các vấn đề liên quan đến thủ tục tố tụng, cũng như hồ sơ vụ án mà cơ quan điều tra chuyển sang. Do đó, không phát hiện kịp thời được những thiếu sót và vi phạm trong thủ tục tố tụng ở những giai đoạn điều tra trước đó.

Ví dụ: vụ án Hồ Duy Hải bị coi là hung thủ trong “kỳ án Bưu điện Cầu Voi”.

Diễn biến vụ án như sau: sáng ngày14/1/2008, người dân đã phát hiện thấy hai nữ nhân viên Bưu Điện Cầu Voi nằm trên mặt tiền Quốc Lộ 1A, địa phận huyện Thủ Thừa, Long An bị cắt cổ chết ngay tại cơ sở bưu điện này. Ngay lập tức, cơ quan điều tra tỉnh Long An đã vào cuộc khám nghiệm hiện trường, khởi tố vụ án và đã mời nhiều nhân chứng, người có liên quan lấy lời khai nhưng sau hai tháng vẫn không tìm ra được hung thủ. Khoảng hơn hai tháng sau, Hồ Duy Hải bị công an triệu tập lấy lời khai trong vụ án cá độ

bóng đá và đánh đề và chỉ vài ngày sau đó Hồ Duy Hải đã khai nhận là hung thủ giết hai nữ nhân viên.

Tuy nhiên, điều kỳ lạ nhất trong vụ án này là việc bản kết luận đã qui kết rằng, hung thủ đã dùng 3 loại hung khí là dao, thớt và ghế để giết nạn nhân nên đã để lại hàng loạt dấu vết và máu… song tại hiện trường khi cơ quan điều tra khám nghiệm lại thì không phát hiện và thu được bất kỳ vật nào có dấu vết phạm tội. Hơn nữa, theo kết quả giám định thì các dấu vết vân tay thu được tại hiện trường vụ án là không trùng với vân tay điểm chỉ 10 ngón in trên bản chỉ của Hồ Duy Hải.

Việc cơ quan điều tra lấy một chiếc ghế khác để làm “vật chứng” thay thế cho chiếc ghế mà Hải khai là đã sử dụng làm hung khí dùng để giết chết nạn nhân được phản ánh trong biên bản khám nghiệm hiện trường là sai phạm không đáng có dẫn đến sự hoài nghi về tính khách quan của kết quả điều tra. Bên cạnh đó, bản kết luận điều tra cũng không xác định chính xác thời gian chết của hai nạn nhân và quá trình kiểm tra việc sử dụng thời gian của Hải vào ngày xảy ra án mạng trên còn đơn giản, thiếu chặt chẽ. Mặt khác, theo lời một nhân chứng thì đã nhìn thấy một thanh niên ngồi trong phòng nạn nhân có đặc điểm mặt tròn, da sáng, tóc cắt ngắn tương đồng với đặc điểm của Hồ Duy Hải nhưng không được cơ quan điều tra cho tiến hành tổ chức nhận dạng.

Như vậy, trên đây là những thiếu sót, vi phạm thủ tục tố tụng nghiêm trọng mà cơ quan điều tra cấp sơ thẩm đã mắc phải để đi đến kết luận rằng, Hồ Duy Hải chính là hung thủ giết người. Những sai phạm, thiếu sót này lẽ ra ngay lập tức phải được viện kiểm sát nhân dân cấp sơ thẩm trong giai đoạn truy tố phát hiện, chỉ ra trên cơ sở xem xét, đánh giá, nghiên cứu kĩ lưỡng tất cả những tình tiết, chứng cứ nội dung liên quan đến vụ án đã được cơ quan điều tra thể hiện trong hồ sơ vụ án, để từ đó ra quyết định trả lại hồ sơ vụ án cho cơ quan điều tra bổ sung vì chứng cứ chưa thuyết phục, chưa đủ căn cứ

để buộc tội bị can. Thế nhưng, thật đáng tiếc, điều đó đã không xảy ra và Viện kiểm sát vẫn quyết định ra bản cáo trạng truy tố Hồ Duy Hải về tội danh “giết người” và “cướp tài sản” phải chịu mức án tử hình. Hậu quả là vụ án cho đến nay vẫn chưa thể giải quyết xong và ngày càng có dấu hiệu trở nên phức tạp hơn.

Mặt khác, những phán quyết sai lầm trong giai đoạn truy tố, là do cơ quan tố tụng đã không nghiên cứu, xem xét, đánh giá cẩn thận những chứng cứ, tài liệu, tình tiết, sự kiện có liên quan đến nội dung của vụ án được ghi nhận trong hồ sơ vụ án do cơ quan điều tra chuyển sang và việc suy luận lại phụ thuộc vào tiền đề xuất phát là những tài liệu, chứng cứ có sẵn trong hồ sơ vụ án của quá trình điều tra mà rất có thể kết quả điều tra trước đó cũng không đáng tin cậy. Từ đó, đã đưa ra những kết luận vội vàng, thiếu chính xác.

Ví dụ: Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Thuận truy tố ông Huỳnh Văn Nén về tội danh “giết người” và “cướp tài sản” trong vụ án liên quan đến cái chết của bà Lê Thị Bông xảy ra vào đêm 23/4/1998 thôn 2, xã Tân Minh, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận là không chính xác đã gây ra những oan sai nghiêm trọng. Nguyên nhân dẫn đến những sai lầm đó là do viện kiểm sát đã không xem xét, đánh giá nghiên cứu cẩn trọng, kỹ lưỡng hồ sơ vụ án với rất nhiều những tình tiết, chứng cứ mâu thuẫn, nhiều điểm nghi vấn chưa được giải đáp, làm sáng tỏ. Hơn nữa, Viện kiểm sát đã ra quyết định truy tố bị can Huỳnh Văn Nén về tội “giết người” và “cướp tài sản” chủ yếu là dựa trên những tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án của giai đoạn điều tra trước đó, dù cho những chứng cứ đó chưa đủ độ tin cậy, dù cho quá trình điều tra vụ án cơ quan điều tra đã mắc phải nhiều sai phạm nghiêm trọng. Trong hồ sơ vụ án còn có nhiều tình tiết, chứng cứ lỏng lẻo và lời khai mâu thuẫn với nhau, song vẫn không được cơ quan truy tố phát hiện, làm rõ như ví dụ nêu ra ở giai đoạn điều tra mà tác giả luận văn đã phân tích. Do đó, chứng cứ để cơ

quan điều tra kết tội Huỳnh Văn Nén chỉ đơn thuần là lời nhận tội của Huỳnh Văn Nén, ngoài ra không có một bằng chứng khác nào vững chắc hơn thế để khẳng định Nén chính là hung thủ “giết người”, “cướp tài sản”. Hậu quả là oan, sai đã xảy ra.

Thiết nghĩ, nếu như Viện Kiểm có sự nghiên cứu nghiêm túc, xem xét, đánh giá khách quan, truy xét cẩn trọng, công bằng những tình tiết, chứng cứ liên quan đến nội dung vụ án được ghi nhận trong hồ sơ vụ án thì sẽ có thể kịp thời chỉ ra được những sai lầm đó và có lẽ oan sai đã không xảy ra tệ hại đến thế.

Như vậy, những cơ sở, căn cứ để viện kiểm sát lập luận để đi đến quyết định truy tố Huỳnh Văn Nén về tội “giết người” và “cướp tài sản” là chưa đủ vững chắc, việc đưa ra phán quyết đó còn hết sức vội vàng và thiếu sót có nguy cơ bỏ lọt tội phạm, truy tố oan người vô tội. Đây cũng chính là hậu quả của việc suy luận sai lầm, dựa trên những chứng cứ không đầy đủ, khách quan, chân thực.

Qua hai vụ án điển hình như vừa phân tích ở trên, nếu đứng trên giác độ của luật học thì cơ quan tố tụng đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hình sự được quy định cụ thể trong luật tố tụng hình sự. Nhưng, nếu xét theo giác độ của logic học, thì những sai phạm trên của cơ quan tố tụng là đã vi phạm một trong hai điều kiện tiên quyết của một suy luận đúng là suy luận xuất phát từ những tiền đề là những phán đoán, tức những bằng chứng, chứng cứ không chân thực. Đặc biệt, nó đã vi phạm yêu cầu của quy luật lý do đầy đủ, một lỗi logic đơn giản trong tư duy đó là đã thừa nhận một tư tưởng là đúng mà lại chưa có đủ cơ sở, căn cứ lập luận cho tính đúng đắn của nó.

2.4.2.2.Sự thể hiện vai trò suy luận logic trong xét xử vụ án hình sự

Không chỉ cần thiết và có ý nghĩa đối với giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố vụ án hình sự mà suy luận logic còn có vai trò đặc biệt quan trọng trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự. Ở giai đoạn này nhờ có suy luận logic

mà cơ quan xét xử có thể đưa ra những phán quyết, kết luận cuối cùng về vụ án, tuyên bố bị cáo có tội hay vô tội trước tòa, đồng thời ra các quyết định cần thiết về tội phạm, tội danh, hình phạt và các biện pháp tư pháp khác.

Sau khi tòa án nhận được cáo trạng quyết định truy tố bị can và hồ sơ vụ án do viện kiểm sát chuyển đến, sau khi nghiên cứu kĩ hồ sơ vụ án và thấy đã có đủ căn cứ thì tòa án sẽ quyết định mở phiên tòa đưa vụ án ra xét xử công khai. Trong quá trình xét xử, thông qua việc xét hỏi, tranh luận dân chủ, công khai tại phiên tòa. Hội đồng xét xử kiểm tra, đánh giá lại toàn bộ những chứng cứ tình tiết của vụ án với tất cả thông tin, tài liệu vật chứng… thu thập được trong giai đoạn điều tra, truy tố và tại phiên tòa. Cùng với việc lắng nghe những ý kiến tranh luận, lập luận của kiểm sát viên và luật sư bào chữa cho bị cáo. Trên cơ sở đó tòa án sẽ tiến hành suy luận logic, xâu chuỗi tất cả các sự kiện, tình tiết có liên quan đến vụ án để đưa ra phán quyết, kết luận đúng đắn cuối cùng về vụ án bằng việc ra một bản án tuyên bố bị cáo có tội hay không có tội, hình phạt và các biện pháp tư pháp khác. Như vậy, để đưa ra những kết luận cuối cùng về vụ án ở giai đoạn xét xử này thì cơ quan xét xử không thể không sử dụng đến suy luận logic. Vì vậy, suy luận logic trong giai đoạn này giữ một vai trò rất quan trọng không chỉ đối với riêng giai đoạn xét xử mà nó còn tác động đến toàn bộ quá trình tố tụng hình sự.

Trong tố tụng hình sự, tham gia vào quá trình tranh tụng bao gồm các bên: bên buộc tội và bên gỡ tội (bào chữa). Kiểm sát viên khi tham gia phiên tòa là một trong các chủ thể của bên buộc tội. Trái lại, luật sư cũng là một chủ thể của bên gỡ tội. Thực chất tranh luận trong tố tụng hình sự là cuộc đấu trí giữa hai chức năng buộc tội và gỡ tội nhằm tìm ra sự thật của vụ án để qua đó giúp hội đồng xét xử đưa ra phán quyết cuối cùng. Do vậy, quá trình tranh tụng cũng như kết quả tranh tụng giữa kiểm sát viên và luật sư bào chữa được coi là quan trọng nhất của phần tranh luận tại phiên tòa.

Trong tố tụng hình sự, mục đích tranh tụng của luật sư là nhằm bác bỏ một phần hay toàn bộ quan điểm buộc tội của viện kiểm sát. Bằng các quy định của pháp luật, luật sư đưa ra những căn cứ để phản biện lại phía buộc tội nhằm chứng minh thân chủ của mình vô tội, hoặc chỉ phạm tội nhẹ hơn tội đã bị truy tố, được hưởng các tình tiết nhẹ tội hơn so với lời buộc tội của công tố viên. Trái lại, mục đích tranh tụng của kiểm sát viên là bảo vệ quan điểm của viện kiểm sát trong cáo trạng, thuyết phục hội đồng xét xử ra các quyết định theo ý kiến đề nghị của mình mà không theo ý kiến đề nghị có tính chất đối lập của luật sư bào chữa.

Thực chất quá trình buộc tội và gỡ tội của viện kiểm sát và luật sư lại chính là quá trình chứng minh tính có căn cứ và hợp pháp việc buộc tội cũng như gỡ tội đó đối với bị cáo. Do vây, trong giai đoạn xét xử này không chỉ có cơ quan xét xử cần sử dụng đến suy luận logic mà ngay cả các bên trong việc tranh tụng cũng phải sử dụng đến suy luận logic trong những lập luận của mình. Trong quá trình tranh tụng, tòa án là cơ quan xét xử, cơ quan đưa ra phán quyết cuối cùng, quyết định tội trạng và hình phạt đối với bị cáo. Vì vậy, tòa án phải thực sự công tâm, khách quan, đóng vai trò là người “trọng tài” ở giữa phân sử mọi việc. Mặt khác, tòa án cần phải lắng nghe ý kiến từ hai phía buộc tội và gỡ tội để tiến hành suy luận logic, không được định kiến là bị cáo đã có tội khi chưa xét xử, tạo mọi điều kiện để hai bên tranh tụng trình bày quan điểm, lập luận của mình.

Vai trò của suy luận logic trong giai đoạn xét xử cũng được thể hiện ở chỗ: nếu suy luận logic trong giai đoạn xét xử mà đúng đắn, khách quan công tâm thì sẽ giải quyết được vụ án, xét xử đúng người, đúng tội, đúng hình phạt khiến tội phạm phải tâm phục, khẩu phục cúi đầu nhận tội. Góp phần đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, củng cố niềm tin của người dân vào công lý.

Ví dụ: điển hình như cách xử kiện của đức vua Salomon, một vị quốc vương nước Do Thái Ixraen thời cổ đại. Salomon luôn luôn xét xử một cách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) suy luận logíc và vai trò của nó trong các giai đoạn tố tụng hình sự ở việt nam hiện nay (Trang 89 - 114)