Sự thể hiện vai trò suy luận logic trong điều tra vụ án hình sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) suy luận logíc và vai trò của nó trong các giai đoạn tố tụng hình sự ở việt nam hiện nay (Trang 55 - 85)

8. Kết cấu của luận văn

2.3. Vai trò của suy luận logic trong giai đoạn điều tra

2.3.2. Sự thể hiện vai trò suy luận logic trong điều tra vụ án hình sự

Trong suốt quá trình tố tụng hình sự, ở bất cứ giai đoạn nào cũng cần phải sử dụng suy luận logic, song trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự thì suy luận logic đóng một vai trò đặc biệt quan trọng và vai trò của nó được thể hiện ở đây là rõ nét hơn bao giờ hết. Ở giai đoạn điều tra vụ án hình sự, nhờ có suy luận logic mà các cơ quan điều tra mới đưa ra được những kết luận chính xác và chứng minh được tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội. Toàn bộ quá trình điều tra cũng như ở bất cứ hoạt động đơn lẻ nào của giai đoạn điều tra cũng đều phải liên tục sử dụng đến suy luận logic. Hơn nữa, những kết luận được rút ra trong quá trình điều tra thông qua việc tiến hành suy luận logic sẽ là yếu tố quyết định tới toàn bộ quá trình tố tụng hình sự hay giải quyết vụ án hình sự. Vụ án hình sự có được giải quyết hay không và nếu được giải quyết thì có thỏa đáng hay oan, sai… tất cả những vấn đề này chủ yếu là do giai đoạn điều tra quyết định và cụ thể hơn nữa là do kết quả của suy luận logic trong giai đoạn này góp phần làm nên.

Khi tội phạm xảy ra, do mới có một số tài liệu, chứng cứ ban đầu xác định dấu hiệu của tội phạm, nên ở giai đoạn đầu là khởi tố vụ án hình sự của cơ quan điều tra thì mới chỉ sơ bộ xác định được dấu hiệu tội phạm và tội danh (dưới dạng giả thuyết) mà chưa thể chứng minh được tội phạm và hành vi phạm tội. Do đó, một trong những nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu trong giai đoạn điều tra là cơ quan điều tra cần phải thu thập được đầy đủ các tài liệu, chứng cứ để minh chứng cụ thể tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội, xác định thiệt hại do tội phạm gây ra, xác định nguyên nhân và điều kiện phạm tội cùng với các tình tiết khác của hành vi phạm tội… Do vậy, để có

được những kết luận điều tra đúng đắn, cơ quan điều tra tất yếu phải sử dụng đến suy luận logic mà ở đó tiền đề xuất phát là những những tài liệu, chứng cứ xác thực quan sát và thu thập được trong quá trình điều tra. Nhờ có suy luận logic mà cơ quan điều tra sẽ “giải mã” được vụ án.

Nếu ai đã từng đọc các truyện trinh thám của Conan Doyle hẳn sẽ bị chinh phục đến ngạc nhiên bởi tài năng suy luận của thám tử lừng danh Sherlock Holmes. Nhờ vào trí thông minh, sự quan sát tinh tường và lối suy luận logic sắc xảo mà Sherlock Holmes đã khám phá ra rất nhiều các vụ án li kì và hắc búa mà cảnh sát nước Anh đã phải bó tay.

Theo Conan Doyle (qua phát ngôn của nhân vật Sherlock Holmes): “Từ một giọt nước, người giỏi suy luận có thể suy ra khả năng của một đại dương hoặc một thác nước, tuy chưa bao giờ tận mắt nhìn thấy chúng. Như vậy, toàn bộ cuộc sống là một chuỗi mắt xích rộng lớn mà ta có thể biết bản chất của nó, nếu ta biết được một mắt xích. Như tất cả mọi khoa học khác, suy đoán và phân tích là một khoa học mà ta chỉ có thể làm chủ sau một quán trình nghiên cứu lâu dài, bền bỉ” [5, tr. 110 - 111].

Những vụ án do Holmes điều tra thường bắt đầu với việc ông thể hiện khả năng suy luận tuyệt vời của mình như đoán ra thân thế và nghề nghiệp của những người khách lạ mà không cần hỏi thông tin từ họ. Với Holmes thì “móng tay, những vết chai ở ngón trỏ và ngón cái, ống tay áo, đầu gối quần, dáng đi, cách đứng đều là những thứ nói lên nghề nghiệp của một con người” [5, tr. 111, 112]. Chẳng hạn, ngay lần đầu gặp bác sĩ Watson, một người lạ mà Holmes chưa từng gặp mặt, được kể hay quen biết. Song, nhờ vào tài năng suy luận của mình, Holmes có thể biết được anh chàng đó là người vừa ở Afghanistan về thông qua một loạt những lập luận và xét đoán.

Cách lập luận phối hợp của Holmes như sau: “vị này thuộc giới bác sỹ, nhưng lại có dáng dấp một quân nhân, vậy thì chắc chắn là một bác sỹ quân y. Anh ta vừa mới ở vùng nhiệt đới về vì nước da rất sẫm nhưng không phải là

da tự nhiên bởi da ở hai cổ tay rất trắng. Anh ta đã phải trải qua nhiều ngày kham khổ, đau ốm, điều đó có thể thấy rõ trên nét mặt. Anh ta đã bị thương ở cánh tay vì cánh tay này cử động hơi gượng gạo. Một bác sỹ quân y người Anh, sống ở vùng nhiệt đới nào mà lại bị thương ở cánh tay và phải sống kham khổ thiếu thốn. Tất nhiên là ở Afghanistan. Tất cả chuỗi suy nghĩ này của Holmes diễn ra trong không đầy một giây đồng hồ” [ 5, tr.116, 117].

Sherlock Holmes là một người có phương pháp điều tra rất khoa học, thế nhưng Holmes luôn tỏ ra là một người lạnh lùng và thờ ơ với mọi thứ xung quanh. Trong khi điều tra, ông luôn giữ chuỗi suy luận trong đầu của mình và chỉ nói ra những kết luận hoặc những nhận định khiến người khác khó hiểu, để rồi chỉ sau khi vụ án đã được phá, Holmes mới tiết lộ tất cả những chuỗi lập luận của mình dẫn tới việc phá án.

Ví dụ: Một vụ trọng án điển hình đã xảy ra mà những viên cảnh sát nước Anh đành phải bó tay và phải tìm đến Sherlock Holmes để mong được giúp đỡ. Nội dung vụ án đó như sau: Tại nhà số 3 khu Lauriston Garden đoạn sát gần đường Brixton. Một nhân viên cảnh sát thấy có ánh đèn ở ngôi nhà vào khoảng 2h sáng. Đây là một ngôi nhà bỏ hoang, cửa ra vào để mở. Ở gian phòng trông ra mặt đường, anh ta thấy xác một người đàn ông ăn mặt lịch sự, Không có cách nào xác định rõ nguyên nhân của cái chết. Trong gian phòng có nhiều vết máu, nhưng trên thi thể nạn nhân thì không có một thương tích nào. Toàn bộ vụ án hãy còn là một điều bí ẩn [Xem 5, tr. 125, 126].

Tại hiện trường vụ án, nạn nhân chết nằm sõng soài trên sàn, hai con mắt trợn trừng nhìn lên trần nhà. Nạn nhân khoảng hơn bốn mươi tuổi, người tầm thước, vai rộng, tóc quăn và đen, râu rậm xén ngắn. Hai bàn tay nạn nhân nắm chặt, cánh tay dang rộng, chân quắp vào nhau cho thấy cuộc vật lộn với tử thần đã diễn ra hết sức khốc liệt, trên nét mặt cứng đờ còn in một nỗi kinh hoàng. Trên khoảng tường trần trụi, có ai đã nguệch ngoạc viết những chữ

màu đỏ sẫm bằng máu khô: “Rache”. Khi cái xác nạn nhân được xốc lên thì có một chiếc nhẫn cưới rất đẹp của một người phụ nữ rơi xuống sàn.

Holmes đến cạnh xác nạn nhân, quỳ gối xuống và xem xét rất cẩn thận. Ông nhanh nhẹn sờ nắn, lần mò, xem xét khắp nơi, ngửi môi rồi xem đế giầy người chết. Holmes dùng thước dây và kính lúp dò soát khắp căn phòng, dùng thước đo một cách tỉ mỉ khoảng cách giữa những dấu vết. Trên sàn nhà, ông hết sức thận trọng thu nhặt một nhúm nhỏ thứ bụi xam xám và cất vào phong bì. Trong khi, hai viên cảnh sát là Gregson và Lestrade được coi là những phần tử ưu tú nhất trong giới cảnh sát nước Anh đều suy luận rằng, cái chết của nạn nhân có liên quan đến một người đàn bà bà tên là Rachel, vì hung thủ đang định viết cái tên Rachel lên tường, nhưng không kịp viết cho trọn tên.

Trái lại, Holmes đưa ra kết luận: Đây là một vụ ám sát, nạn nhân chết do bị ép thuốc độc và thủ phạm là một người đàn ông, một người đàn ông lực lưỡng, cao hơn 6 feet4

tuổi trung niên. Hắn đi giày mũi vuông, hút xì gà Trichinopoly. Hắn đến đây cùng với nạn nhân trên một chiếc xe ngựa bốn bánh. Thủ phạm có bộ mặt đỏ gay, móng bàn tay phải của hắn đặc biệt dài. Còn chữ “Rache” viết trên tường kia trong tiếng Đức có nghĩa là “trả thù”. Vì vậy, sẽ chẳng có người đàn bà nào tên là Rachel dính líu vào vụ này cả [Xem 5, tr. 152, 153].

Trước những suy luận của Holmes, những viên cảnh sát nước Anh và mọi người chứng kiến đều có vẻ hết sức ngạc nhiên và khó hiểu. Sau đó, tất cả các kết luận liên quan đến tình tiết vụ án được Holmes giải trình thông qua một chuỗi những lập luận như sau: Đầu tiên, Holmes nhận ra ngay khi đến hiện trường là một chiếc xe ngựa đã in bánh thành hai cái rãnh sâu cạnh bờ hè. Trước đêm hôm qua, trời không mưa một tuần. Vậy thì chiếc xe đã để lại vết bánh chỉ có thể đỗ ở đây sau cơn mưa đêm qua. Holmes thấy cả các dấu

4

. Feetlà đơn vị chiều dài được sử dụng trong hệ đo lường Anh và hệ đo lường thông thường của Mỹ, thể

chân một con ngựa và có một chiếc xe ngựa đã đến đây sau khi trời mưa và sáng nay không thấy nó đâu. Vậy, ta suy ra chiếc xe của hắn đã đến rồi rời đi trong đêm và nó chính là chiếc xe chở hai người, cả nạn nhân và hung thủ đến ngôi nhà.

Về tầm vóc của hung thủ, Holmes căn cứ vào chiều dài của bước chân mà suy ra chiều cao của hắn. Anh đã thấy vết chân của người thứ hai trên lớp đất sét ở ngoài nhà và trên lớp bụi trong gian phòng. Ngoài ra, anh còn có một cách khác để kiểm tra, đó là khi viết trên tường, người ta thường viết ngang tầm mắt mình mà chữ viết kia đo được, ở cách mặt đất đúng 6 feet. Vì vậy, chiều cao của hung thủ phải cao hơn từng đó một chút.

Về tuổi của hung thủ, một người có thể dễ dàng phóng bước 4 feet rưỡi thì không thể là người luống tuổi. Đây cũng là chiều dài của một vũng nước trên lối đi qua vườn mà hắn đã bước qua. Kẻ đi giày sang trọng cỡ nhỏ đã đi vòng qua vũng nước còn kẻ đi giày thô mũi vuông thì phóng bước ngang qua. Không có chút gì bí ẩn ở điểm này. Điều này cho phép Holmes kết luận hung thủ là người đàn ông cao lớn trạc độ tuổi trung niên.

Về móng tay và xì gà, mấy chữ trên tường được viết bằng một ngón tay trỏ nhúng trong máu. Khi viết, ngón tay người này đã cào mạnh lên lớp vữa trát tường, điều đó chỉ có thể xảy ra nếu người này có móng tay dài. Holmes tìm thấy rải rác trên sàn một ít tro đen và xốp, chỉ có loại xì gà Trichinopoly mới cho một thứ tàn như vậy.

Còn về chữ “Rache” được viết trên tường. Chữ này không phải do một người Đức viết. Vì chữ “A” được viết hơi theo kiểu chữ của người Đức. Thế nhưng, người Đức chính thống bao giờ cũng viết theo dạng chữ Latinh. Vì vậy, Holmes khẳng định rằng, những nét chữ này không phải do một người Đức viết mà là một kẻ muốn giả làm người Đức, nhưng vụng về. Đây chỉ là một cái mưu nhằm đánh lạc hướng cuộc điều tra [Xem 5, tr. 154 - 157].

Cuối cùng, nhờ vào tài năng quan sát và năng lực phán đoán, suy luận thông minh của mình mà chỉ trong ba ngày ngắn ngủi Holmes đã tóm cổ được thủ phạm mà không cần bất kỳ sự trợ giúp nào. Cuối vụ án, Sherlock Holmes đã giải thích, cắt nghĩa rất cụ thể và tỉ mỉ về phương pháp suy luận của mình để khám phá ra toàn bộ vụ án : Theo Holmes, để giải quyết được bất kỳ một vụ án nào, điều quan trọng là phải biết “suy luận ngược chiều”, đây là một phép tư duy rất bổ ích. Trong công việc hàng ngày, lập luận theo chiều thuận thường là dễ hơn, vì vậy người ta quên mất cách lập luận theo chiều ngược. Thông thường, con người ta, khi được nghe trình bày một chuỗi sự việc, hầu hết sẽ tiên đoán kết cục của những sự việc đó bằng cách tập hợp những sự kiện đó trong óc rồi suy ra điều sẽ phải xảy ra. Nhưng không có mấy người, sau khi nghe nói đến kết cục cuối cùng, mà có khả năng suy ra những sự việc nào dẫn đến kết cục cuối cùng ấy. Đó là trường hợp người ta nói cho anh biết cái kết cục và tự anh phải tìm ra tất cả những sự việc đã dẫn đến kết cục ấy.

Trong vụ án mạng trên cách suy luận của Sherlock Holmes diễn ra như sau: khi đi gần đến hiện trường, đầu óc anh hoàn toàn không có một dự kiến hay thiên kiến gì. Holmes bắt đầu xem xét đoạn đường dẫn đến ngôi nhà, và ở đó, anh thấy rõ những vệt bánh xe, loại xe nhỏ hai chỗ chở thuê, và qua một vài câu hỏi, anh biết chắc là xe này đã đậu ở đó đêm trước. Holmes biết đây không phải là một chiếc xe nhà mà là xe chở thuê, căn cứ ở khoảng cách hẹp giữa hai bánh xe, chiếc xe chở thuê thông thường ở London nhỏ hẹp hơn nhiều so với xe nhà.

Sau đó, Holmes đã đi theo lối qua vườn có nền là một loại đất sét, rất dễ nhận vết chân người, đối với con mắt của ông thì mỗi dấu vết đều có thể "biết nói”. Holmes đã thấy những vết chân nặng nề của các viên cảnh sát, nhưng cũng thấy những vết chân của hai ngươi đã đi qua khu vườn này trước đám cảnh sát kia. Qua đó, nó cho anh biết đã có hai người lạ mặt đến đây hồi đêm, một người rất cao lớn, căn cứ theo chiều dài của bước chân và người kia

ăn mặc sang trọng, căn cứ theo vết giầy nhỏ nhắn, thanh mảnh. Vào trong nhà, người đi giầy sang trọng đã chết nằm ở đó. Vậy thì, người cao lớn phải là kẻ đã gây ra án mạng.

Mặc dù, không có bất kì thương tích trên người nạn nhân, nhưng qua những nét kinh hoàng lưu lại trên mặt, Holmes phán đoán hẳn nạn nhân đã được báo về số phận mình trước khi chết. Những người chết vì bệnh tim hoặc vì một nguyên nhân tự nhiên nào khác không bao giờ nét mặt lại nhăn nhúm đến vậy. Ngửi môi nạn nhân, anh thấy có mùi chua chua. Holmes kết luận, nạn nhân đã bị cưỡng bức uống thuốc độc. Chính vẻ căm thù và khiếp sợ biểu lộ trên mặt đã dẫn ông đến suy luận ấy. Như vậy, Holmes đi đến các kết luận này bằng phương pháp loại trừ, vì không có một giả thiết nào khác có thể giải thích được tất cả những chi tiết kia.

Tiếp theo, là câu hỏi lớn: tại sao có vụ ám sát này? Tiền bạc không phải là động cơ. Vụ này dính đến chính trị hay đến phụ nữ? Trước hết, Holmes ngả về giả thiết thứ hai. Vì những kẻ ám sát chính trị một khi làm xong nhiệm vụ thì vội bỏ đi ngay. Ở đây ngược lại, thủ phạm đã để dấu vết trong khắp gian phòng, chứng tỏ y đã lưu lại đây khá lâu. Vậy đây là một vụ thanh toán do hận thù cá nhân chứ không phải là một vụ án chính trị. Khi phát hiện ra những chữ viết trên tường, Holmes càng tin chắc sự suy luận của mình là đúng, đây quá rõ là một mưu mẹo nhằm đánh lạc hướng điều tra. Đến khi tìm thấy chiếc nhẫn thì Holmes coi việc xác định giả thiết là đã xong. Rõ ràng thủ phạm đã dùng chiếc nhẫn này để gợi lại với nạn nhân một người phụ nữ đã chết hoặc vắng mặt.

Sau đó, Holmes xem xét tỉ mỉ gian phòng. Việc này giúp ông thấy rõ tầm vóc loại thuốc lá và móng tay dài của thủ phạm vì không có dấu vết vật lộn nào nên ông kết luận chỗ máu dây ra trên sàn nhà hẳn là máu mũi của thủ phạm lúc bị quá khích. Holmes thấy những vết máu này trùng hợp với những vết chân của thủ phạm. Không mấy ai, trừ phi là người thuộc tạng rất thừa

máu, lại chỉ vì xúc cảm mà chảy máu mũi. Vì vậy, ông dám nghĩ rằng thủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) suy luận logíc và vai trò của nó trong các giai đoạn tố tụng hình sự ở việt nam hiện nay (Trang 55 - 85)